Tuesday, October 8, 2013

Ride The Thunder

“Ride The Thunder”

Chân dung những anh hùng trong cuộc chiến Việt Nam


Tạp Ghi Văn Nghệ

Nguyễn Mạnh Trinh




Ride the Thunder. Richard Botkin. “Cưỡi trên đầu sấm sét” của một tác giả, cựu thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã bỏ ra hơn 5 năm trời để viết ra một tác phẩm hoàn toàn dưạ trên sự thực để mục đích vinh danh những anh hùng của cuộc chiến Viêt Nam. Cuốn sách đã xuất bản năm 2009 và mãi tới nay vẫn là cuốn sách được coi là những tác phẩm non-fiction liệt kê trong danh sách best-seller về chiến tranh Việt Nam và được đề cập nhiều trong các mục book review của các tờ báo có uy tín của Hoa Kỳ.

Là những trang sử nguyên thủy của sự thực, của những điều thách đố sự giả trá trước đây và là những trang sách mà bất cứ người Hoa Kỳ nào cũng phải đọc và để ý đến.Với con mắt của một nhà quân sự với kinh nghiệm làm việc và chiến đấu của một sĩ quan cấp tá Thủy Quân Lục Chiến, ông đã phân tích từng dữ kiện một cách khách quan. In cuốn sách này, ông không phải chỉ bắt đầu với ý định tìm những sự thực công chính của một cuộc chiến đầy phức tạp, một cuôc chiến khiến hơn 50 chục ngàn quân nhân nam nữ Hoa Kỳ bị hy sinh và để lại nhiều hậu quả còn tồn tại cho đến ngày nay. Ông nhìn cuôc chiến qua cách ngắm nhìn những anh hùng của cuộc chiến, những người đã mang chính cả cuộc đời của họ và gia đình họ cho những lý tưởng chiến đấu mà họ tôn thờ. Đó là cầm súng để bảo vệ tự do.

Họ, là thiếu tá Lê Bá Bình, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 Sói Biển Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam, là trung tá Gerry Turley, cố vấn trưởng sư đoàn TQLC/VN,là đại úy John Ripley cố vấn trưởng tiểu đoàn 3 TQLC /VN. Tiểu đoàn 3 TQLC với hơn 700 tay súng đã đối diện với hơn 20 ngàn binh lính Cộng sản Bắc Việt và đã chận đứng được làn sóng xâm lăng hung hãn cũa địch quân có đầy đủ xe tăng và trọng pháo yểm trợ.

Họ, trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất của chiến trường. Và, đã có lòng quả cảm vô bờ để có được những quyết định nhanh chóng và nhạy bén nhất để đối phó với tình thế.

Thiếu tá Lê Bá Bình (sau lên trung tá) là nhân vật chính của “Ride the Thunder” với cả cuộc đời của ông phục vụ cho QLVNCH. Từ khi lập gia đình ông đã trải qua nhiều trận đánh lẫy lừng trên nhiều địa danh nổi tiếng trong quân sử với thành tích chiến thắng. Năm 1972, trong chiến dịch Tổng Công Kích Mùa Hè của Cộng sản Bắc Việt, đã chận đứng và đẩy lui lưc lượng CSBV khi chúng có ý định vượt cầu Đông Hà để tiến vào Quảng Trị. Và cũng trong thời kỳ này trong chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị, tiểu đoàn 3 Sói Biển cùng các tiểu đoàn TQLC khác đã tạo chiến công làm kinh động cả thế giới. Sau năm 1975 ông đã bị tù cải tạo tới 11 năm trời qua các trại tù khổ sai khắc nghiệt nhất như trại Nam Hà.

Sau đó gia đình ông được qua Mỹ theo diện HO vào năm 1991, Trung tá Lê Bá Bình đã được Quân Lực Hoa Kỳ tặng huy chương cao quý Silver Star, một loại huy chương cao nhất có thể tặng cho một quân nhân ở ngoài quân đội Hoa Kỳ vì tấm gương anh dũng chống lại kẻ thù của nước Mỹ. Theo tác giả Richard Botkin thì chân dung chiến sĩ của Trung tá Lê Bá Bình là một chân dung điển hình cho trường hợp của hầu hết các gia đình sĩ quan QLVNCH, đã chiến đấu và dâng hiến cả cuộc đời cho Tổ Quốc Việt Nam. Sau khi thua trận , họ chịu những đòn thù của kẻ địch với những án giam vô định nhưng người vợ vẫn chung thủy nuôi con chờ ngày chồng trở về xum họp. Cuộc đời và thành tích chiến công của Trung tá Lê Bá Bình đã phản bác lại tất cả các lời kết án vô căn cứ của giới truyền thông Hoa kỳ từng nói xấu và gièm pha về QLVNCH.

Trung tá Lê Bá Bình, biệt danh truyền tin là Bắc Giang, xuất thân khóa 12 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ đức và ra trường là tình nguyện phục vụ tại binh chủng TQLC vào năm 1962. Khởi đầu binh nghiệp với chức vụ Trung đội trưởng. Sau khi du học Hoa Kỳ năm 1964 lần lượt giữ các chức vụ quyền đại đội trưởng, đại đội trưởng và tiểu đoàn phó năm 1969. Sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào, ông được cử giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 TQLC biệt danh Sói Biển năm 1971. Trong cuộc chiến Mùa hè Đỏ Lửa năm 1972, ông và tiểu đoàn đã chận đứng được làn sóng xâm lược của CSBV ở Đông Hàvới sự xông xáo, năng nổ, tài trí nhưng không kém phần liều lĩnh. Hơn phân nửa quân số của Tiểu đoàn 3 TQLC bị hy sinh hay thương tích nặng trong đó có cả Tiểu Đoàn Trưởng Lê Bá Bình. Tạm rời vùng chiến trậnông giữ chức Chỉ huy trưởng căn cứ Sóng Thần. Sau khi mãn khóa Chỉ huy Tham mưu tại Long Bình, ông ra tiền tuyến giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 TQLC cho đến ngày 30 tháng tư năm 1975.

Ông bị tù cải tạo trong 11 năm qua các trại tù Long Khánh, Suối Máu, Yên Bái, Đầm Đùn và Hàm Tân.

Phong trào phản chiến đã tạo một cái nhìn lệch lạc về chân dung người lính VNCH. Những người lính can trường Việt Nam đã bị gán ghép với những hình ảnh không đẹp, sĩ quan thì tham nhũng hèn nhát, binh sĩ thì không chịu chiến đấu. Do sự hỗ trợ của cả hệ thống các nước Cộng sản, CSBV đã từ vị trí của kẻ xâm lược hiếu chiến để trở thành những người chiến đấu cho tự do. Trong công luận Hoa Kỳ, những hệ thống truyền thông của người DoThái đã tạo ác cảm đối với chế độ VNCH và chính những bài báo, những phim ảnh, những tiểu thuyết phản chiến ấy đã làm Hoa Kỳ rút lui khỏi Việt Nam.

Ngay cả những tiểu thuyết, biên khảo của những người Hoa Kỳ ủng hộ chiến tranh Việt Nam cũng có cái nhìn méo mó thiên lệch. Vai trò của người lính Việt nam bị coi như phụ thuộc trong cuộc chiến. Họ bị quên lãng một cách cố ý và nếu có nhắc đến thì cũng là những hình ảnh không đẹp.

Một ví dụ, Truyện BAT 21 đã được viết và kể lại những chi tiết kỳ thú về trung tá Hambleton. Ông là một điều hành viên không hành đã tham gia Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến Tranh Triều Tiên. Ông là một nhân viên phi hành kỳ cựu của Không Quân Chiến Lược Hoa Kỳ và mới thuyên chuyển sang phi đoàn Không Quân Chiến Thuật thám sát điện tử 42 TWES. Đồng thời ông cũng là một tay chơi golf có hạng.

Trong khi bị săn đuổi, Hambleton cũng biết là quân Cộng sản cũng theo dõi cuộc nói chuyện bằng radio cấp cứu với phi cơ đang bao vùng để lùng bắt mình nên nghĩ ra một phương pháp mã hóa để trên trời và dưới đất hiểu nhau nhưng quân địch thì hoàn toàn mù tịt. Bởi vì người phi công bao vùng trên trời và cả bộ Chỉ Huy cuộc tìm kiếm hiểu rõ về kỹ thuật chơi golf và dễ dàng truyền đạt tình hình cũng như hướng dẫn xác định khoảng cách và vị trí của mình qua môn thể thao 18 lỗ.Với quân cộng sản thì làm sao có hiểu biết về kỹ thuật chơi golf nên khi nghe được điện đài thì cũng chịu không làm sao hiểu rõ được vị trí để lùng bắt. Và phi công Hambleton đã chơi một trận đánh golf có một không hai của đời mình. Bắt đầu trận golf, phi cơ trên không trung truyền xuống là khởi đầu chơi ở sân golf Tuscon National Air Base. Hambleton đối chiếu trên bản đồ và biết ngay rằng mình phải di chuyển về phía đông nam 430 yards. Tiếp theo là lỗ thứ năm của sân golf David Monthan Air Force Base, nghĩa là phải di chuyển tiếp theo 100 yards về phía đông, rồi tiếp là lỗ thứ năm của sân golf Edward Air Force Base tức là lệnh di chuyển tiếp 210 yards về phía nam. Rồi tiếp tục như thế mà di chuyển một cách bí mật an toàn trong vùng địch đến mục tiêu để được Biệt Hải giải cứu.

Những chi tiết như thế rất nhiều trong cuốn sách đã gây được sinh động cho tác phẩm. Ơû đó, độc giả thấy được lòng can đảm của con người cộng với sự tính toán của khoa học đã giúp cho phi công Hambleton thoát hiểm.Nhưng, khi kể lại Hambleton đã lờ đi không nhắc đến người chiến sĩ Biệt Hải Nguyễn Văn Kiệt đã cõng mình trên vai cả 2 dặm để được cứu sống. Ông ta đã coi thường người ân nhân của mình khiến có người lính Hoa Kỳ khi Hambleton ra mắt sách đã phẫn nộ và gọi ông ta là kẻ vô ơn. Trong tác phẩm BAT21 ông cố tình hạ thấp giá trị của người lính VNCH. Sau này, mấy chục năm sau, Nguyễn Văn Kiệt mới được vinh danh và nhận được huy chương cao quý nhất của quân lực Hoa Kỳ.

Một cuốn sách và một cuốn phim đã gây sựï phẫn nộ cả từ trước năm 1975 và bây giơ cho những độc giả và khán giả yêu sự thực.. Đó là cuốn sách “The Green Berets” sau đó được chuyển thể thành phim ảnh. Cuốn sách viết ra với mục đích là tán đồng sự can thiệp bằng quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam và xuất hiện trong cao điểm chiến tranh nhất với sự hiện diện của hơn nửa triệu quân bộ chiến tại Việt Nam. Cuốn sách mà tác giả là ký giả Robin Moore ghi chép lại từ khung cảnh của trại huấn kuyện Fort Bragg của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa kỳ đến không khí nghẹt thở của chiến trường Việt Nam. Cuốn sách này có mục đích là tôn vinh và khen ngợi binh chủng này trong sứ mạng cố vấn và yểm trợ cho binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam. Họ đã có mặt và sát cánh chiến đấu từ những trại biên phòng ở biên giới để ngăn chặn sự xâm nhập của quân Cộng sản hay những chuyến thám sát vào sâu trong vùng kiểm soát của Cộng sản để thu thập tin tức tình báo, bắt cóc những cán binh Việt Cộng mang về khai thác. Nhưng, cuốn sách lại có những luận cứ kỳ thị và bôi nhọ, vu cáo và hạ giá LLĐB Việt Nam.Thí dụ như danh hiệu LLĐB của Việt Nam thì bị gọi là ”Lousy Little Dirty Bug-Outs” có nghĩa là những con sâu bọ nhỏ bé và dơ bẩn. Cũng như đã kể những chuyện tiêu cực như Toán A của LLĐB/ VN đã đánh lừa và cho tin tình báo sai lệch để Toán A của LLĐB Hoa Kỳ vào hiểm địa để bị tiêu diệt. Hoặc những sĩ quan chỉ huy các Biệt Kích Quân thuộc Dân Sự Chiến Đấu đã bắt thuộc cấp sắp hàng nhiều lần để gian lận tiền lương và sau đó mang nộp trở lại để bỏ vào túi riêng.

Sau đó cuốn sách được tài tử cao bồi miền Viễn Tây John Wayne sau chuyến thăm Việt Nam về thực hiện thành phim cũng với nhan đề là “The Green Berets” với những tài tử như John Wayne, George Takei, David Jenson, Jon Hutton, Jack Soo, Ado Ray. Phim này được xếp vào hạng cổ võ cho chủ trương của Tổng Thống Lyndon Johnson can thiệp bằng quân sự vào Việt Nam và hóa giải những tư tưởng phản chiến. Cuốn phim hoàn tất năm 1968 khi mà cường độ chiến tranh ác liệt nhất và mang sang Việt nam chiếu cho lính Mỹ xem sau đó chiếu rải rác ở các rạp trên đất Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng phim “The Green Berets” không phải là một phim giá trị và cả cuốn sách cũng chẳng phải là một tác phẩm văn chương đúng nghĩa. Nó chứa đầy những tiêu cực với thái độ kẻ cả coi thường người bạn đồng minh và nhục mạ binh chủng LLĐB tinh nhuệ nhất của Quân Lực VNCH. Những khóa sinh Không Quân du học ở Hoa Kỳ trong thời gian 1969 chắc còn nhớ thái độ tẩy chay quyết liệt khi xem phim này. Trong phim, John Wayne trong vai trò của Đại Tá Kirby, một sĩ quan anh dũng oai phong trong khi vai của một Đại Tá của LLĐB VN (Đại Tá Cai) là tài tử gốc Trung Hoa Jack Soo tóc chải tém quê mùa và khi nhảy dù ra khỏi máy bay đã run sợ để bị một cú đá của huấn luyện viên vào đít mới ra khỏi cửa phi cơ để nhảy vào không trung được.

Bây giờ, xem lại phim và đọc lại những trang sách, tôi thấm thía với thân phận nhược tiểu. Bài học ở Việt nam vẫn chưa hết ở những xứ sở như ở Iraq, ở A Phú Hãn. Thái độ coi thường đồng minh đã làm cho quân đội Hoa kỳ đã bị sa lầy trong cuộc chiến.

Riêng tôi, tôi lại thấy ngậm ngùi cho xương máu của những người lính Việt Nam, mang trên vai một gánh nặng trách nhiệm của một cuộc chiến mà vai trò bị lu mờ coi như phụ thuộc. Có lẽ đó là một bất công oái oăm nhất của lịch sử.

Nhưng có những tác phẩm đã nói lên sự thực tư những sự kiện có thực và những nhân chứng có thực. QLVNCH là một quân lưc hùng mạnh và anh dũng.Chiến đấu vì lý tưởng tự do, giữ vững đất nước, có những anh hùng đã mang máu , mồ hôi, thân xacù của mình hy sinh cho lý tưởng họ tôn thờ. Tác phẩm Ride The Thunder (Cưỡi trên đầu sấm sét) đã làm rõ ràng biểu hiện được tinh thần quyết chiến và hoàn tất trách nhiệm một cách cao độ của những người cùng chung một binh chủng kiêu hùng TQLC dù là người Việt Nam hay Hoa Ky. Họ chiến đấu bên cạnh nhau, là cấp chỉ huy Việt nam hay cố vấn Hoa Kỳ, cùng trải qua những khó khăn và vượt qua với sự can đảm của những anh hùng thời chiến.

Cuốn sách của đã ghi chép lại những chiến công của một chống 25, của cuộc đẩy lui làn sóng xâm lược với quân số gấp bội và phương tiện như thiết giáp , pháo binh cũng gấp mấy chục lần. Những người lính của Tiểu đoàn 3 TQLC ViệtNam đã dùng vũ khí cá nhân để diệt chiến xa mang sự can trường và lòng quyết thắng để tạo thành công trạng lừng lẫy.

Richard Botkin ghi chép lại từng chi tiết của cuộc chiến và đặc biệt nhắc đến những cấp chỉ huy và cố vấn trong cuộc Tổng Tấn Công Mùa Hè Đỏ Lửa của những ngày 2 tháng tư của lễ phục sinh năm 1972. Đối với các nhà nghiên cứu quân sử tây phương, trận chiến có tính cách chiến lược và có thể làm sụp đổ cả một quốc gia. Mặc dù tất cả những quân nhân tham dự trận chiến đều có sự dũng cảm đáng ca ngợi nhưng Richard Botkin chú trọng vào ba nhân vật chính.

Một là trung tá Gerry Turley, người chỉ hiện diện ở vùng chiến địa có hai ngày trước khi CSBV khởi sự tấn công. Ông đến để viếng thăm cũng như nhận định tình hình trực tiếp của chiến trường đột nhiên im lắng. Hoàn cảnh và một loạt những biến cố bất thường không dự trù trước đã đẩy ông lên một vai trò rất đặc biệt trong đời quân ngũ của ông. Kẻ địch của ông là những kẻ cuồng tín với phương tiện quân sự chiếm ưu thế tuyệt đối trong tay và cũng là một kẻ thù đầy mưu mô hiểm độc. Ở bên phía bạn ông phải đối phó với hệ thống chỉ huy quan liêu nặng nề của quân đội Hoa kỳ và Việt nam. Họ không hiểu thấu được sự phức tạp của trận chiến nên có nhận định không chính xác hoặc không kịp thời khi nhu cầu chiến trường đòi hỏi.

Hai là nhân vật đại úy Ripley với hành động quả cảm là giật sập cầu Đông Hà trong hoàn cảnh cực lỳ khẩn cấp được coi là một công việc kịp thời và chận đứng được làn sóng tấn công của các binh đoàn CSBV. Việc làm ấy mang tính chiến lược đã ảnh hưởng đến cả cục diện chiến trường.

Ba là nhân vật thiếu tá Lê Bá Bình, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 TQLC Sói Biển, người đã có tình thân hữu và huynh đệ với đại úy Ripley cố vấn trưởng tiểu đoàn. Với vài trăm quân sĩ thuộc quyền đối diện với hơn 20 ngàn quân sĩ CSBV đang lăm le nuốt chửng đơn vị, họ đã chiến thắng và làm ngạc nhiên chính kẻ thù của mình. Tình bạn chân thành của hai chiến binh cùng sống chết với nhau đã vượt qua những hàng rào chủng tộc ngôn ngữ và văn hóa khác biệt nhau. Cùng chung lý tưởng, cùng một mục đích, họ đã thành những anh hùng của cuộc chiến.

Thiếu tướng TQLC Hoa Kỳ hồi hưu James Joy đã là cố vấn trởng của Lữ Đoàn 147 TQLC trong thời kỳ 1971, 1972 , trong bài tựa cho cuốn sách đã viết:

”Nếu đã có thêm nhiều chến sĩ như L ê Bá Bình thì chắc chắn kết quả cuộc chiến Việt Nam sẽ khác hẳn. Khác biệt với hầu hết các cuốn sách hồi ký chiến trường loại này, tác giả Richard Botkin đã theo dõi thật chi tiết cuộc sống gia đình của từng chiến binh và kể lại chiến sự qua những trải qua chiến trận của họ. Trong khi nghiên cứu về lịch sử chiến tranh thường thường người ta chỉ tập trung vào mục đích là phác họa lại chân dung người lính mà không đế cập đến những yếu tố khác. Như vậy, chỉ mới kể được có một nửa câu chuyện mà thôi.

Với tư cách một người đã tham dự những trân giao tranh tại đó, đã từng chứng kiến nhiều cuộc thử thách được ghi chép lại trong thời kỳ đặc biệt dữ dội lúc đó, tôi vẫn không tưởng tượng nổi những gì xảy ra cho bạn bè của chúng tôi sau khi phần tham chiến của Hoa Kỳ đã kết thúc. Đối với sĩ quan TQLC ViệtNam và gia đình họ, cơn ác mông dường như bất tận của trại tù khổ sai cải tạo mà Công Sản đã chụp lên đầu họ một cách tàn nhẫn từ sau tháng tư năm 1975, trong trường hợp Lê Bá Bình là gần 12 năm trời đã nói lên sự kiên trì, lòng nhẫn nại và niềm vinh quang của tinh thần con người.

Nước Mỹ thật đã có phước khi có những chiến binh như John Ripley và Gerry Turley phục vụ dưới cờ mà nay lại còn may mắn gấp bội khi được kể thêm những người như Lê Bá Bình là công dân Hoa Kỳ. “ Cưỡi trên đầu sấm sét” là một cuốn sách đáng đọc có những chi tiết ly kỳ của một mảnh lịch sử hầu như chưa được nói đến và đề cập bao giờ” Tác giả Richard Botkin mở đầu những trang sách của mình:

”Khi bắt đầu nghiên cứu và khám phá ra những bộ chuyện mà sau này sẽ trở thành cuốn sách ”Ride the Thunder” (Cưỡi trên đầu sấm sét), bản thân tôi đã bị lôi cuốn bởi những nhân vật và phong cách mà từng người trong những hoàn cảnh khác nhau đã biểu lộ được lòng quả cảm không chịu khuất phục và tinh thần không bị lay chuyển cũng như thể lực vững chắc mạnh mẽ. Tôi đã bị thu hút` bởi một hấp lực từ phong cách mà Lê Bá Bình, John Ripley, Gerry Turley và một số các chiến sĩ khác đã chiến đấu, chịu đựng những nghiệt ngã thống khổ, đã chịu đổ máu và cam chịu những nỗi nhẫn nhục tận cùng để cuối cùng đạt được vinh quang trong những điều kiện của hoàn cảnh được xem là tuyệt vọng thật sự.

Trong một thế giới mà hầu hết mọi người chỉ thích thú vinh danh sự trống rỗng vô vị và ăn mừng những điều không nghĩa lý, một thế giới mà sự định nghĩa truyền thống về anh hùng và lòng kiêu dũng đã trong thời gian nhiều năm qua bị hạ giá, có khi còn bị bóp méo thì Ride The Thunder chào mừng nhữngnhân vật ấy cùng với các phụ nữ đã sát cánh bên họ, vì nhân tính của họ và quan trọng nhất vì họ chỉ là những chiến sĩ thuần túy thứ thiệt.”

Khi chiến trận xảy ra, quân CSBV gồm 3 sư đoàn bộ binh tăng cường 4 trung đoàn bộ binh địa phương, 2 trung đoàn pháo binh và 2 trung đoàn thiết giáp. Trong thành phần ấy có những sư đoàn nổi danh thiện chiến như sư đoàn 304, sư đoàn 308… đã tham dự trận Điện biên Phủ. Trong khi đó phòng tuyến phía bắc của QLVNCH chỉ có sư đoàn 3 bộ Binh tân lập và phía tây là 2 lữ đoàn TQLC.

Khi bị lực lượng mạnh mẽ áp đảo của CSBV tấn công, sư đoàn 3 Bộ Binh đã bị tan vỡ và tháo chạy hỗn loạn. Lúc đó, trách nhiệm phòng thủ đè năng lên TQLC và một lữ đoàn nhảy dù. Trong vai trò của một nhân chứng, đại tướng TQLC Hoa KỲ hồi hưu Walter Boomer kể:” thật không hay cho những ai trong chúng tôi còn trấn giữ địa hình. Tình hình của tiểu đoàn mà bản thân tôi và đại úy Ray Smith(sau này lên Thiếu tướng) làm cố vấn là điển hình cho hầu hết các cố vấn đồng nghiệp đã phải đối đầu. Sau khi chống cự mãnh liệt lúc ban đầu và chịu tổn thất nặng nề, chúng tôi đơn giản là đã bị tràn ngập bởi làn sóng tấn công toàn diện. Chúng tôi bắt đầu triệt thoái về hướng đông trong lúc lưc lượng CSBV đông hơn gấp bội truy đuổi theo. Mục tiêu của chúng tôi là Cổ Thành Quảng Trị.

Điều mà hầu hết chúng tôi không biết là ngay lúc đó một đoàn chiến xa BV đang di chuyển về phía nam trong ý định cắt đứt đường rút quân của chúng tôi. Giữa chúng tôi và nguy cơ bị tiêu diệt là chiếc cầu Đông Hà bắc ngang sông Cửa Việt. Con sông đó là một trở ngại lớn và chiếc cầu hết sức quan trọng trong kế hoạch của quân CSBV. Đại úy John Ripley (sau này thăng cấp lên đại tá) trong một hành động đã thành huyền thoại trong quân sử của TQLC Hoa Kỳ đã bò dưới gầm cầu nhiều lần dưới làn mưa đạn ác liệt để gài mìn phá hủy cầu. Ông đã giật sập được cây cầu này trong lúc toán tiền quân của CSBV đang cố gắng vượt qua. Đối với chúng tôi, những người đang chạy thoát theo hướng đông hay đơn giản hơn đang cố sống sót, đó là một hành động dũng cảm m chúng tôi mãi mãi ghi ơn. Nếu Ripley không phá giật sập cây cầu, tôi tin là hầu hết các TQLC Việt Nam và cố vấn Hoa Kỳ đều đã bị giết hoặc bị bắt hết rồi. Nhân vật đã cố gắng tái tạo lại trật tự từ sự hỗn loạn và ra lệnh cho dại úy John Ripley phá hủy cây cầu chính là Trung tá Gerry Turley (sau lên đại tá). Bị đẩy vào một tình thế coi như tuyệt vọng, lòng quả cảm, thái độ bình tĩnh và bản lĩnh quân sự chuyên nghiệp đã là chất keo kết dính với nhau vững chắc để cuộc diện tình thế toàn thể không bị tan vỡ.

Trong tác phẩm , Botkin đã làm rõ ràng hơn một tình thế để độc giả hiểu biết được sự quan trọng của hành động của Turley. Cũng như soi sáng phần nào để nhận thức được những sự kiện có khi quái dị hay điên rồ có thể xảy đến trong chiến tranh.

Đại tướng Walter Boomer kết luận :”nếu bạn có khuynh hướng cho rằng chiến thắng của Cộng sản không đáng buồn” Ride the Thunder” sẽ làm bạn tỉnh ngộ ngay về quan niệm đó. Dệt trong lời kể là câu chuyện của Trung tá Lê Bá Bình, một TQLC, một người yêu nước, một người chồng và một người cha. Bình là sĩ quan Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn TQLC mà John Ripley làm cố vấn. Câuchuyện của Bình sẽ làm bạn nổi giận, rồi gây cảm xúc và hứng khởi và cuối cùng là sưởi ấm trái tim bạn. Đoạn kết thua bại của cuộc chiến và ảnh hưởng bi thảm của nó đối với hàng triệu người miền Nam đã được hình tượng qua hành trình của cuộc đời Bình. Ngoaiø ra tác phẩm cũng kể chuyện gia đình của nhiều TQLC, Việt Nam cũng như Hoa Ky khác mà sự hy sinh và lòng can đảm rất điển hình cho các gia đình quân đội trong quá khứ và hiện tại. Đối với những người trong chúng tôi đã chọn binh nghiệp thì sự hỗ trợ, lời khuyến khích và sự trung thành của họ vẫn mãi mãi là một niềm cảm hứng. Lịch sử về chiến tranh thường được viết bởi kẻ thắng cuộc và bọn Cộng sản đã cố gắng xóa hết vết tích ghi chép, không nhắc nhở đến các thành tích đáng ca ngợi của TQLC.

”Ride the thunder” bắt đầu viết trở lại vào lịch sử câu chuyện chưa được kể về những người lính TQLC Việt Nam và gia đình; họ chưa bao giờ đầu hàng, chưa hề bỏ cuộc và chưa khi nào mất niềm tin. Đối với những người đã từng chiến đấu, đã chịu đau khổ và vươn lên quá nhiều để đạt được sự Tự do cho chính họ với tư cách là các công dân mới của đất nước Hoa Kỳ thì “ Ride the thunder” là một câu chuyện xứng đáng được chia sẻ với các thế hệ tiếp nối của nước Mỹ đặc biệt là người Mỹ gốc Việt. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp họ hiểu được cái giá mà cha ông họ đã phải trả nhằm bảo vệ nền tự do mà ngày nay họ đang được hưởng. Và sau cùng trong khi cái danh xưng Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm được một vị trí đặc biệt trong tim người Mỹ, công việc kể lại các thành tích và lòng phục vụ của Lê Bá Bình và những nhân vật như ông sẽ làm cho người đọc cũng sẽ trân trọng cái tiếng gọi đó trong lòng những người Việt Nam vậy.”

Nguyễn Mạnh Trinh

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã ghi cảm tưởng!