Xanh Thỵ Nhạn TrắngTháng 4. Những giấc mơ hãi hùng bắt đầu từ đó. Hùng và Lan đã trượt dài trong vũng tối đọa đày. Nơi mà những ngày tháng cứ lất lây như một ngọn đèn dầu chuẩn bị tắt. Nơi mà cuộc sống chỉ là một màn đen u tối, ảm đảm vây trùng, không lối thoát. Nơi mà Lan và Hùng nhận thức được sự khó khăn kể từ ngày được lấy nhau... Tháng tư, cứ thế... kéo dài từ tháng 4 này đến tháng 4 khác, trong hơn hai mấy năm lây lất, cố vùng vẫy, tìm một lối thoát, cho con cái có được cuộc sống có thể ngẫng cao đầu với thiên hạ, Lan và Hùng đã tự xem như mình đã chết đi rồi, chỉ sống và đấu tranh vì sinh tồn của con cái... Biết bao lần tưởng chừng như không thể nào đứng dậy, không thể nào có hy vọng trong tương lai... Những tháng tư kéo dài trong nước mắt của kẻ sa cơ, lỡ vận. Bất lực đến sức tàn, lực tận... Những tháng ngày héo hắt bị bạn bè, người thân ruồng bỏ, khinh khi vì cuộc sống bị đẩy đến nấc thang tận cùng của xã hội... Ôi những tháng tư, nhớ mãi làm sao mà quên... Cho dù cuộc sống bây giờ Lan và Hùng đã khá hơn, nhưng những vết thương bắt đầu từ tháng tư vẫn còn hằn đọng mãi... Tháng 4... tháng 4 về...
Đêm đã khuya, Lan vẫn trằn trọc hoài không ngủ được. Mở căng hai mắt thao láo nhìn vào bóng đêm. Bên tai nàng, tiếng thở đều của mấy đứa con vẫn vang vọng. Nhìn sang bên cạnh, qua ánh đèn dầu mờ mờ của ngọn đèn ngủ, nàng thấy khuôn mặt hốc hác của Hùng, kèm theo tiếng gáy rõ to và mệt nhọc của chàng. Tội nghiệp Hùng, sau một ngày lăn xả lao động kiếm sống để nuôi gia đình, chàng đã lăn vào giấc ngủ một cách thần kỳ như vậy, mặc cho không khí ngột ngạt, nóng bức của căn nhà nhỏ lợp tôn, nơi mà vợ chồng Hùng và các con đang sống. Nhiều lúc Lan cứ ngỡ mình như đang sống trong mơ, nơi mà thế giới bỗng dưng bị đảo lộn một cách khủng khiếp. Từ một cô giáo dạy nghề của trường Cán sự, lấy chồng là một anh chàng sĩ quan phi công oai hùng, được mọi người ao ước, thế rồi chiến cuộc đổi thay, nàng và Hùng từ một đỉnh cao bỗng lộn vòng té ngữa. Bao nhiêu vốn liếng bị mất sạch trong cơn binh biến, bây giờ chả còn gì... Lan ứa nước mắt nhớ lại cái ngày hôm đó, khi mà toàn thể các gia đình trong khu cư xá không quân nơi nàng ở, chộn rộn khăn gói di tản. Hôm đó Hùng đi bay về muộn, nằm trong bóng đêm hai vợ chồng nàng đã khóc cùng nhau. Cả hai không biết rồi cuộc sống có còn nhau bên cạnh không nữa, khi mà cuộc chiến ngày càng căng thẳng, khó lường, khi mà lệnh di tản đã được lờ mờ truyền miệng... Buổi sáng, khi đại úy Tròn, người bạn ở phòng trước mặt gia đình nàng chạy sang, bảo cùng Hùng: -- Đã có lệnh di tản gấp, anh chị gói ghém hành lý đi, tôi sẽ chở anh chị vào sân bay ngay... Lan đã lớ quớ chạy tới chạy lui không biết phải làm gì, lấy những gì... để đem đi. Nhìn sang bên cạnh, Lan thấy má mình đang ẵm đứa con nhỏ của mình chưa đầy năm trên tay, rồi Lan lại cúi xuống nhìn xuống chiếc bụng đang nhô lên lùm lùm của mình mà kinh hãi, rụng rời. Nhìn thấy Lan đứng ngẫn người, trơ ra như khúc gỗ, ông đại úy Tròn liền nói tiếp: -- Anh chị cứ yên tâm, tôi sẽ đưa anh chị vào tận sân bay, một cái chổi rành của anh chị cũng không mất... Lan hoàn toàn tin lời nói của ông ta, bởi lẽ ông ấy là em ruột của thủ tướng Trần văn Hương vào thời điểm hiện tại. Tuy cấp bậc chỉ là đại úy, nhưng fonction lại lớn, hiện mọi chuyện xuất nhập vào sân bay, đều qua lệnh của ông ta vào lúc này. Chừng nữa tiếng sau, cả gia đình Hùng đã được ngồi lên xe pickup của ông ta để vào phi trường. Lúc này cổng sân bay đã được lệnh ”Ngoại bất nhập, nội bất xuất”, và được canh gác rất chặt chẻ. Cũng bởi ông đại Úy Tròn là chỉ huy trưởng của đoàn chuyển vận di tản, do vậy ông ta đã chở gia đình nàng vào tận những chiếc máy bay, đang chuẩn bị chở gia đình các anh em trong không đoàn chuẩn bị di tản. Đang đứng lớ ngớ, bỗng Hùng nghe tiếng gọi: -- Này Hùng, sao không đến tập trung với các anh em trong phi đoàn, định đào ngũ hả... Hùng xoay sang tôi: -- Có lẽ anh phải sang với anh em trong đơn vị thôi... Em và mạ vào Saigon có thể sẽ không có anh bên cạnh đâu.. Lan sợ hãi níu chặt tay chàng: -- Không, em sẽ ở bên anh thôi, vào Saigon em đâu có ai là người thân trong đó, em sợ lắm... Hùng nhìn Lan, thở dài: -- Anh cũng không biết me bây giờ thế nào rồi... Có người nói là gặp me đang trên đường vào Nha Trang tìm anh và em... Anh cố chờ, nhưng giờ biết tính sao đây... Lời nói của Hùng nhắc Lan sực nhớ đến mẹ của chàng. Mấy mươi năm không chồng bên cạnh, bà đã ở vậy nuôi Hùng khôn lớn, và lo cho vợ chồng nàng từng ly từng tí một, đến nay làm sao vợ chồng nàng có thể bỏ bà để ra đi... Rồi tiếng mẹ Lan như một lời than não nuột: -- Có lẽ các con đi với nhau, mạ phải quay về Huế tìm ba con và mấy đứa em con xem thử ra sao... Hùng thở dài không nói 1 câu nào. Lan biết trong thâm tâm chàng đang dằng co dữ dội giữa sự ra đi và ở lại... Bên Lan cũng như bên chàng vẫn còn vướng víu những người thân yêu.. Mẹ Lan đã hy sinh vì gia đình nàng, vào chăm cháu khi nàng sinh nở, để lại ba nàng và các em ở Huế, bây giờ vẫn chưa biết sống chết thế nào... Nghĩ suy một hồi, Lan cương quyết bảo cùng Hùng: -- Thôi, mình quay về thôi anh... Em không đi nữa... sống chết có nhau bên cạnh vẫn hơn... Thế là cuối cùng Hùng và Lan quyết định vất bỏ hành lý ở sân bay, chạy ra vành đai, liều mình chui qua hàng kẻm gai, để băng mình lần về khu cư xá. Nơi đây đã vắng ngắt người, như những dãy nhà hoang không người ở.. Sau đó, vợ chồng Lan được người bà con bạn dì của nàng, chở về nhà tá túc đợi ngày ra Huế. Ngay trên đoạn đường dài từ Nha Trang về Huế, Lan đã suýt bị đứng tim, khi một dân quân nằm vùng ở Quãng Ngãi, đã thình lình kiểm tra hành lý của vợ chồng nàng. Hắn ta đã tịch thu cả 1 valy hành lý của gia đình nàng, chỉ vì 1 chiếc la bàn mà Hùng mang theo trong người. Cho rằng Hùng có ý định không tốt khi đem theo chiếc la bàn đó, hắn ta đã lôi Hùng xuống xe, giữ lại. Tay ôm con thơ và với chiếc bụng lùm lùm, Lan đã cầu cứu và khóc hết nước mắt, hắn mới thả cho Hùng lên xe, riêng cái vali đựng toàn bộ tư trang thì đành để lại... Sau đó, là những quãng ngày dài đầy nước mắt, khi mà Hùng theo lệnh tập trung và bị đưa đi cải tạo, Lan bế con về nhà ba mẹ nàng, sống tá túc cho qua ngày. Lan đã lăn xả kiếm sống. Những buổi sáng khi mọi người còn đang trong giấc mơ nồng, Lan đã 1 mình xách xe đạp, đạp về các chợ quê, mua gạo lên bỏ các nhà nấu rượu quanh nhà. Vốn liếng thì ít, lại thêm chưa bao giờ biết bán mua, Khi mua người ta đong nhẹ tay, khi bán mình lại đong vụp, nặng tay, do vậy dẫu vất vả cũng chả lời lã được bao nhiêu. Nhớ những lần mua gạo xong, ì à ì ạch bưng lên xe, nhờ bạn hàng phụ cột giúp, thế mà lúc mới lên xe để đạp, chiếc xe cứ trùng triền như muốn giở bỗng cả người lên, chỉ khi nào về đến nhà Lan mới có thể thở phào sung sướng mà thôi. Rồi thì rộ lên những tin đồn hành lang: -- Vợ con những người đi cải tạo mà không có việc làm ổn định, sẽ bị đưa đi vùng kinh tế mới... khiến Lan hốt hoảng chạy vạy mượn tiền để xin vào làm ở tổ hợp tác xay xác. Vốn từ bé đến lớn được cha mẹ cho ăn học, đâu biết sàng sảy là gì, Lan đành phải hằng ngày đứng ở máy gạo, bưng bê gạo ở máy chảy ra, đổ thành từng đụn to lớn, để những người khác sàng sảy, chiều lại phụ cho gạo vào bao, cân và may lại... Thấy người ta mua trấu về nấu thổi, và sàng lấy tấm, nàng cũng hì hà hì hục làm theo, nhưng cũng chả được gì... Mãi 2 năm sau, Hùng mới được tha về nhà, nhờ được bão lãnh. Bây giờ nghĩ lại, nàng vẫn thấy thương cho ba của Hùng. Hồi đó, mỗi lần ba Hùng từ dưới quê đạp xe lên thăm nàng và các cháu, luôn bị nàng ấm ức khóc và trách móc: -- Sao ba không làm cách gì để xin cho anh con về sớm... Thế thì ba ra Bắc làm gì, cái dù mà không che được cho cái cán hay sao? Những lúc đó ông chỉ im lặng không nói một lời nào. Dẫu Lan biết ngày trước ông ra làm thẩm phán ở Hà Nội, rồi bị kẹt lại ở đó, chứ không phải ông đành tâm bỏ mẹ con Hùng ở lại để ra đi, nhưng cuộc chiến bây giờ, đã làm cho nàng và những người ở đây có cuộc sống cơ cực, khiến nàng luôn bất bình, đổ dồn ấm ức lên ông, người từ miền Bắc vào... Thế là ba Hùng đã làm nhiều đơn trương gởi các nơi ông dò hỏi, để bảo lãnh cho Hùng về, khi chàng đã đi tù tròn 2 năm. Cuộc sống có vợ có chồng cũng đở buồn tủi. Hắng ngày Hùng làm thuê, làm mướn mọi nơi. Chàng vứt bỏ cái tôi trong người vì vợ, vì con, không quản nhọc Những lúc không có việc, Hùng đã đi bới từng gốc cây, kiếm cây cũi về nhà làm chất đốt. Còn Lan, từ khi tổ hợp xay xác bị đóng cửa vì làm ăn thua lỗ, không có tiền để trả cho nhân công, nàng lại xin vào làm ở một tổ hợp ăn uống. Nhờ có chút tri thức, nàng được phân ngồi ở quầy thâu ngân và làm sổ sách, tính lương bỗng cho chị em theo lợi tức thu nhập hằng tháng... Con cái những 5 đứa, ăn uống thì như tàu há mồm, hai vợ chồng Lan đành phải xoay xở thêm đủ điều: Nào là bán thêm chè, bánh những lúc rảnh rỗi, và ngay cả bán thuốc lá, bánh mì dọc đường vợ chồng nàng cũng không từ. Cuộc sống mới tạm ổn, thì Hùng lại có tên trong danh sách những người đi gỡ bom mìn do phường đưa về... Thế là Lan lại tức tốc chạy về kêu cứu sự trợ giúp của ba Hùng. Ba Hùng tức tốc làm đơn cho Hùng chuyển hộ khẩu về quê cùng với ông, với lý do để tiện việc “Giáo dục”con cái, cho khỏi đi sai đường, nhờ vậyHùng không còn tên trong danh sách của phường, tránh phải đi gỡ bom mìn. Được mặt này thì lại mất mặt khác. Thế là Lan lại hằng ngày thui thủi kiếm sống chèo chống để nuôi con, trong lúc đó, Hùng hằng ngày về phụ với ba mẹ chăm lo gánh đất vun xới từng bụi chuối, khóm cây trong vườn và làm nông với hợp tác xã. Lan và Hùng như Ngưu Lang Chức Nữ, hằng tuần mới gặp nhau một chốc, rồi người nào theo đường người ấy. Nàng và Hùng gầy rộc, người như không còn sức sống. Cuối cùng, sau mấy tháng ở quê, Hùng lại làm đơn xin tạm trú ở nhà ba mạ Lan, hầu tiện bề sinh hoạt gia đình. Hồi đó vì một sự sơ xuất của bác tổ trưởng, mà gia đình Lan không có được sổ lương thực, phải mua gạo, sắn theo giá chợ đen bên ngoài bán để ăn. Hằng ngày, dẫu lao động nặng, nhưng Hùng luôn ăn sắn nấu độn ở cơm, dành cơm cho các con và Lan. Chàng luôn bảo: -- Em ăn cơm vô cho có sức mà chăm con, đừng lo cho anh, anh ăn thế này là được rồi. Thế là từ 65 cân hồi trai trẻ, nay chàng chỉ còn lại 42 cân. Trông Hùng già nua và tóp rọp. Vừa lao tâm, vừa lao lực, cọng với những muộn phiền dẫn đến cơn lao phổi ở chàng, nhờ có chương trình phòng chống lao quốc tế điều trị miễn phí, đã giúp Hùng chửa trị hơn 10 tháng mới lành. Lan đã xa xót nhìn Hùng mà chả biết phải làm sao hơn Rồi một may mắn khác giúp cho gia đình nàng trong cơn khốn khó, đó là bến xe tạm chạy từ Huế vào Saigon lại được di dời lên gần nhà ở của nàng, chỉ cách có một quãng ngắn, giúp cho vợ chồng nàng có thêm thu nhập, để cho các con được cắp sách đến trường hằng ngày. Hai vợ chồng Lan vẫn thường bảo nhau rằng: -- Cuộc đời mình coi như bỏ đi rồi, cố gắng đưa đẩy sao cho các con ăn học, kiếm chút tri thức, sau này có thể bước vào đời kiếm sống, mà không bị khinh khi... Do vậy, để kềm và vẽ vời thêm anh văn cho các con, Lan đã cố gắng hằng đêm, tranh thủ đến các trung tâm dạy Anh Ngữ để học. Cái vốn pháp văn tí ti có từ lúc cắp sách thời trung học, khiến nàng lẫn lộn và có lối phát âm chả khác gì người dân tộc nói tiếng Việt, nhưng dẫu sao đó cũng là cái vốn, để nàng có thể bày vẽ bước đầu cho các con nàng hội nhập với môn anh văn, và kèm cặp thêm vài ba cháu mới vỡ lòng cùng trang lứa với các con nàng... Thế là cuộc sống tạm ổn hơn, nàng và Hùng kiếm sống thêm nhờ những chuyến xe tốc hành sáng buổi sáng. Thông thường, những chuyến xe chạy từ Saigon khi về đến Huế khoảng chừng 2, 3 giờ sáng, cái giờ mà các hàng quán hầu như đã được dẹp, Nhà Lan lại rất gần nơi bến xe đến, do vậy, khi xe vào bến, nhờ tiếng bấm còi xe để bảo vệ mở cửa, vợ chồng nàng đều nghe thấy. Cũng chả hiểu làm sao vợ chồng nàng lại thính tai khi đang ngủ vậy không biết nữa... Thế là Hùng và Lan vội vàng bưng bê khay thuốc lá, nước uống, mè xững, bánh trái chạy ra đặt ở cổng bến xe. Những đứa con thương cha mẹ lam lũ, cũng thức dậy cùng, đứa chạy đến lò bánh mì cạnh nhà, lấy bánh mì đem về cho vợ chồng Lan bán, đứa thì lăng xăng chào mời. Thương nhất là thằng con trai của nàng hồi đó mới có 7 tuổi, thân còm cõi, ốm o vẫn thường đi lấy bánh mì mỗi sáng. Có sáng xe từ Saigon về quá sớm, chừng 3 giờ sáng, Lan dọn hàng, Hùng nhóm than để ủ bánh mì, còn nó thì chạy đi lấy bánh mì. Hôm đó nó chạy về với xách bánh mì ở trên tay mặt hơ hãi, trắng bệch. Lan hỏi thì nó mếu máo kể: -- Con vào lấy bánh mì, trước nhà ông ta có cột con bò đen thui, con không nhìn thấy, vì trời tối quá, con sợ... con chạy và vấp vào nó, nó ọ ọ... làm con rủn cả người... thấy mà phát thương... Khách đi xa về, mệt nhừ, lại đói bụng, nên vợ chồng Hùng bán cũng khá được... Rồi tiếp đến những chuyến xe xuất phát từ Huế đi Sàigon, lại tiếp tục có khách đến, mua một ít quà bánh trước khi xuất phát... Cứ thế cuộc sống dần thư thả hơn. Nhưng cũng từ đó, vợ chồng Lan bị chèn ép hơn trong việc bán mua. Nhân viên ở bến xe bắt đầu tranh mua bán cùng vợ chồng nàng. Họ đuổi, không cho bán hàng, không cho vào sân chào mời... Thế là Hùng và Lan lại cố xoay xở thêm bằng cách đưa khách đi xe muộn, hay trể xe, lên những nhà xe tư nhân để kiếm huê hồng. Cứ mỗi lần có khách đến, Hùng và nàng giới thiệu lên nhà xe tư nhân, nàng và Hùng được nhà xe chi trả 5 ngàn cho mỗi người đi... Buổi sáng sau hồi bán ở bến xe, vợ chồng nàng lại di dời khay thuốc và bánh mì về đặt ở trước cổng các cơ quan, để các con nghỉ học trông coi. Lan lại ra tiếp tục công việc ở cái tổ hợp ăn uống theo ca kíp được luân đổi hàng tuần. Hùng thì lo cơm nước cho các con xong, lại chạy ra bán thế cho các con vào chuẩn bị bài vở đi học vào buổi chiều... mãi cho đến lúc Lan giao ca ở tổ hợp xong, về lại thế chổ cho Hùng... Nàng và Hùng cắm cúi bán mặt cho trời đất... Những ngày mưa gió rét, với cái khung ny lông hình vuông, mỗi bề chừng 1 mét, được móc vội vào thân cây phượng già dọc đường, và được chống đở bởi 1 cây chống, cứ đong đưa trong gió, làm ướt nhẹp cả áo quần, dẫu đã được bọc kín bởi những tấm áo mưa tiện lợi, hay những ngày nắng đổ lửa, mặt đường như bốc khói, gia đình nàng vẫn bám trụ vĩa hè để kiếm sống. Lan và Hùng đã nhiều lần nuốt thầm nước mắt vào lòng, vì gặp bạn bè xưa cũ, trong cảnh dở khóc, dỡ cười... Thói đời vẫn vậy, khi cuộc sống cơ hàn, giá trị của con người bị đạp xuống tận cùng của xã hội. Các bạn bè ngày trước cùng học Cán sự của nàng, các học trò ngày trước nàng giãng dạy, và một số bạn thân, đã giả vờ như chưa bao giờ quen biết hay thân thiết cùng vợ chồng nàng. Họ đi qua, lạnh lùng quay mặt... Có hôm, Lan đã gặp lại người đã từng say mê, đeo đuổi nàng, từ hồi nàng chưa lập gia đình. Lan còn nhớ mãi sáng hôm đó, sau khi bán hàng cho các hành khách từ Saigon về Huế thật sớm xong, nàng đang lúi húi sắp xếp lại các xấp mè xững, vừa được Hùng đưa từ nhà ra, chuẩn bị bán tiếp cho những chuyến xe chuẩn bị xuất phát từ Huế đi Saigon. Lúc ấy, Hùng đã mang mì, mè xững vào rao bán quanh các chuyến xe, chỉ còn Lan với khay bánh, thuốc ở ngoài cổng bến xe. Thấy khách lục đục đến, Lan vừa lúi húi dọn hàng, vừa đon đã mời: -- Mua bánh mì, mè xững làm quà đi anh chị ơi... Người đàn ông đang đi cùng vợ, nghe lời chào, vội vàng tiến về phía nàng, nhấc lấy 1 gói mè xững trên khay và hỏi: -- Bao nhiêu 1 gói vậy chị ? Lan ngẫng đầu lên, định trả lời, nhưng tiếng nói như bị nghẹn lại ở trong miệng nàng. Trước mắt Lan, Long, người đàn ông đã từng say mê, đeo đuổi nàng, trong dáng dấp bệ vệ của 1 kẻ giàu có, giày bóng mướt, áo quần đóng thùng sạch sẽ tươm tất, tay xách cặp đỉnh đạt, bên cạnh là 1 gái ăn bận rất tân thời, son phấn tươi xinh rất quý phái... Khi nhận ra nhau, mặt người đàn ông bỗng biến đổi sắc màu, không nói một lời, đặt vôi gói mè xững xuống và vội vã kéo cô gái hấp tấp bước đi. Lan đứng im. Cúi nhìn lại mình. Bộ quần áo nhàu nhèo cũ nát, đôi dép nhựa mòn... đôi bàn tay gân guốc sạm đen, tóc tai thì sợ buông, sợi thả... Thật kinh hãi vô cùng. Tự dưng Lan khóc. Nàng khóc vì tủi hổ, khi gặp lại cái con người, đã bao lần quỵ gối van xin trước nàng, mà không hề được đáp trả trong 1 hoàn cảnh trớ trêu thế này. Hơn lúc nào hết, Lan nhận rõ rằng, cuộc sống cơ hàn hiện tại, là một sự sĩ nhục đớn đau, mà trong những năm tháng lầm lũi này, đây là lần đầu tiên nàng thấy rõ ràng nhất. Phải chăng nàng không bao giờ muốn cái hình ảnh thần tượng của nàng, bị phá bỏ trong mắt cái con người đó... Khi Hùng bưng chồng bánh trái bán còn thừa từ bến xe quay ra, Thấy Lan mắt còn đẩm lệ, với khuôn mặt buồn vời vợi, Hùng đã ngạc nhiên hỏi: -- Có chuyện gì vậy em ?Sao em lại khóc... Lan lắc đầu không nói. Cơn ứ nghẹn vẫn còn nặng cứng cả lồng ngực. Cúi đầu nhìn xuống đất, Lan nói khẽ: -- Em thấy mệt, về thôi... hôm ni không bán nữa... Hùng lặng im nhìn Lan và gật đầu... Mãi đến trưa hôm đó, Lan mới kể cùng Hùng chuyện gặp lại Long hồi sáng. Hùng yên lặng nghe rồi ôm ghì Lan vào lòng an ủi: -- Em đừng nghĩ suy gì nữa cả. Cuộc sống thế này anh đâu muốn, nhưng biết làm sao... Anh đã cố hết sức rồi... anh thương em và các con phải chịu khổ... nhưng... Và thở dài. Lan ngước nhìn Hùng. Một niềm thương cảm vô bờ dâng trào... Hùng ốm và già đi nhanh quá. Ôi !Cuộc chiến mới khốn nạn làm sao... Được làm vua, thua làm giặc... Cái thứ giặc mãi đọa đày trong cuộc sống và tư tưởng... Hùng đã vì gia đình và tương lai của các con, đã quăng bỏ cái tôi của chàng, lăn xả, cố kiếm sống với những gì có thể, mong vợ con chàng được có bửa ăn... Còn nàng, chỉ vì một chút hụt hẫng mà đã rơi lệ, đã chán nãn là sao... Lan ý thức được rằng, trong hoàn cảnh này, vợ chồng nàng cần thương yêu, dựa vào nhau, nắm tay nhau mà bước, như đã bao lần nói cùng nhau: -- Cuộc đời mình đã bỏ đi rồi, nhưng còn các con, chúng nó phải sống... Tự dưng Lan thấy lòng mình nhẹ tênh. Được chia xẻ nỗi buồn cùng Hùng, nàng như vừa trút đi 1 gánh nặng. Lan nắm chặt lấy bàn tay của Hùng và bảo: -- Thôi, anh chở em sang chợ mua 1 ít đồ vặt vậy... Có lẽ cũng từ đó, Hùng có ý nghĩ kiếm 1 ngành nghề gì để làm ở nhà. Chàng đã sang nhà người em, học cách làm giày dép...
Thế là cuộc sống của vợ chồng nàng bước sang một bước ngoặc mới. Những ngày đầu tiên nhận hàng về để làm gia công, dẫu được chồng người em gái của Hùng, hổ trợ đầu tiên, đã cho 1 thợ có tay nghề cao sang nhà giúp đở, bày vẽ cách làm, nhưng thật sự vợ chồng Lan vô cùng lúng túng và khó khăn. Vốn không biết may vá, Lan và Hùng đã phải thuê thêm thợ may gia công. Phải nói Hùng là người rất sáng dạ, chàng nắm bắt kỷ thuật may, cắt và dán rất nhanh. Nhờ thế mà chỉ trong vòng mấy tháng, cả 2 vợ chồng Lan đã vững chải trong việc làm. Nói không ngoa chứ công việc cuốn hút cả hai vợ chồng Lan vào guồng một cách thần kỳ. Số thợ tăng dần, từ 2 người lên đến 5 người, do vậy hằng ngày cả 2 vợ chồng nàng làm đến quên ngủ. Đêm nào cũng vậy, sau khi cơm nước, tắm rửa và ra bài vở cho lũ con xong, là hai vợ chồng nàng hì hà hì hục bôi keo vào cả tấm da và lót dài 10m, rồi dán chồng vào với nhau, rồi vẽ rập dép lên da, cắt, bỏ thành từng rổ lớn, để sáng mai thợ đến, là chỉ việc ngồi vào máy đạp và may mà thôi. Hai bàn tay Lan và Hùng, nỗi chai sần từng cục chai lớn vì cắt da. Rảnh rỗi Lan và Hùng đóng khuy nút trang trí, làm khuy đính vào quai hậu của giày, ghi số, đóng gói cho Hùng mỗi chiều đi giao hàng thành phẩm, rồi nhận da, lót, về lại tiếp tục làm. Hai vợ chồng lúi húi làm đến tận 2, 3 giờ sáng cùng nhau. Lan vẫn nói với Hùng: -- May mà nhà mình ở đằng sau nhà của ba mạ, mình thức khuya thế này chả ai biết, nếu không, thiên hạ sẽ kêu trời là sao mà ham hố, bán sức khỏe dữ vậy anh nhỉ... Nhờ thu nhập khá, công khai với thợ thầy, lại lo ăn uống đầy đủ hằng ngày cho thợ thầy, nên người nào cũng làm với vợ chồng nàng gần cả 7, 8 năm. Hùng luôn bảo với nhóm thợ: -- Tụi con làm cho O, Chú, đứa nào 1 tháng làm đủ 26 ngày, Chú trả công thành 30 ngày, Nếu tháng đó con làm đủ 30 ngày thì số ngày tụi con làm dôi trên 26 ngày vẫn được cọng thêm để trả thành 34 ngày... Do vậy thợ thầy của Hùng Lan luôn đi làm đầy đủ. Nhiều hôm do bận việc, chỉ làm 25 ngày, không được chế độ ưu đãi, vợ chồng nàng vẫn tạo điều kiện cho làm thêm từng chặp để tròn 26 ngày... nhờ thế mà thợ thầy luôn vui vẻ, một lòng cùng nhau. Hùng luôn bảo với Lan: -- Tụi mình ráng vài năm nữa, khi nào con học hành thành đạt xong là tụi mình nghĩ hẵn, không làm gì nữa cả... Lan cũng mong thế... Gánh nặng mấy mươi năm nay, vẫn nặng đè lên cuộc sống hằng ngày, vẫn còn bám đeo nàng và Hùng. Lan thở dài, nhìn sang mấy đứa nhỏ con nàng đang say giấc, rồi nhìn sang Hùng... Một tình thương trào dâng... Dẫu sao có Hùng, có các con, là nàng đã có tất cả, dẫu cuộc sống có thế nào, nàng cũng không đầu hàng... Lan trở mình rúc đầu vào cánh tay Hùng và cố dỗ giấc ngủ... Đêm lắng sâu và cô tịch vô cùng... Xanh Thỵ Nhạn Trắng |
Friday, April 8, 2016
Giấc Mơ Hãi Hùng
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Trong hồi ký chị có nhắc đến ông Đại úy Tròn không biết có phải ông xếp của tôi.
ReplyDeleteHiện nay ông qua đây hay vẫn còn ở Nha Trang. Cám ơn chị
Một Năm... Rồi ba năm...
Tiển em lên trên tầu,
Anh chỉ nói vài câu:
" Mình và con đi trước",
" Rồi anh sẽ qua sau. "
Mắt em lệ rưng rưng:
" Sao anh Không đi cùng,"
" Em, con còn trẻ, dại "
" Cần bàn tay của anh "
" Xa em anh đớn đau "
" Nhưng không biết làm sao? "
" Gia đình và tổ quốc "
" Anh biết chọn bên nào!"
" yêu em, anh yêu em,
" Nhưng không thể sống hèn "
" Bạn bè anh bao đứa, "
" Nguyện ở lại đấu tranh "
" Nhưng mà họ độc thân"
" anh còn em, còn con"
" Thiếu cha nhà như dột "
" Thôi lên tầu đi anh "
" Kìa anh nhìn lên bong "
" Tướng, tá bao nhiêu ông "
" Giắt vợ con lẫn trốn "
" Họ lo gì nước non."
" Can đãm lên đi em "
" Đừng buộc anh sống hèn "
" Cứ chờ anh bên ấy "
" Anh hứa, anh sẽ sang "
Còi tầu đã hú vang,
Hôn lần cuối vội vàng.
Bóng anh dần nhỏ lại,
Rồ mờ dần trong sương.
Thấm thoát rồi một năm,
Bí mật tin đưa sang.
Anh hiện giờ chiến đấu,
Trong Đoàn phục quốc quân.
Xứ người em cầu mong,
các anh chóng thành công.
Quê hương mình giải phóng,
Em về vui đoàn viên.
Một năm ,,,rồi ba năm,
Tin nhà lại đua sang.
Anh vừa đền nợ nước,
Lệ em lụy đôi hàng..
Hoa Lục Bình