Saturday, December 12, 2020

Tam Quốc Chí

Tam Quốc Diễn Nghĩa

(Không Xếp Theo Thứ Tự Thời Gian)


  1. Lưu Bị Xưng Hán Trung Vương Cuộc Chiến Tam Quốc Bắt Đầu
  2. Tôn Quyền Dám Khinh Thường Triệu Vân Ám Sát Lưu Bị
  3. Gia Cát Lượng Ngồi Xe Lăn Bày Binh Bố Trận Đánh Chiếm Thành Trì
  4. Gia Cát Lượng Một Mình Một Đàn Đánh Lui 100 Vạn Quân Tư Mã Ý Như Thế Nào
  5. Tào Tháo Khởi Nghiệp
  6. Gia Cát Lượng Bày Kế Không Nghe Tên Tướng Quân Thảm Bại
  7. Từ Đâu Chính Trị Gia Tư Mã Ý Đến Với Tào Tháo
  8. Tư Mã Ý Cả Đời Chịu Nhục Để Thống Nhất Thiên Hạ Trung Nguyên
  9. Thánh Chửi Gia Cát Lượng Chỉ Cần Dùng 3 Tất Lưỡi Đã Đánh Bại Quân Ngô
  10. Trời Sinh Du Sao Còn Sinh Lượng , Chu Du Thua Gia Cát Lượng Tâm Phục Khẩu Phục
  11. Lưu Bị Khi Không Có Gia Cát Lượng Và Ngũ Hổ Tướng Bên Cạnh Thảm Bại Như Thế Nào
  12. Võ Thánh Quan Vũ Và Tổng Hợp Những Trận Đánh Hay Nhất Lưu Vào Sử Sách
  13. Hổ Tướng Trương Phi Và Cái Chết Đau Đớn Bài Học Về Cảm Xúc
  14. Giọt Nước Cuối Cùng Vì Sao Tào Tháo Lại Chết Không Nhắm Mắt
  15. Kết Thúc Triều Đại Nhà Hán Tào Phi Đoạt Ngôi Vương
  16. Lữ Mông Dám Cãi Lời Tôn Quyền Truy Sát Quan Vũ Và Cái Kết Bí Ẩn
  17. Hoa Đà Tái Sinh Và Màn Phẫu Thuật Sống Trị Thương Cho Quan Vũ
  18. Thần Tiễn Hoàng Trung Và Bi Kịch Chết Vì Mũi Tên Của Địch
  19. Trận Chiến Lịch Sử Lưu Bị Đánh Bại Tào Tháo Và Xưng Hán Trung Vương
  20. Trận Chiến Sinh Tử Cuối Cùng Của Võ Thánh Quan Vũ Và Cái Chết Vì Sự Kiêu Ngạo
  21. Trận Gò Lạc Phượng Nơi Phượng Sồ Bay Lạc Và Hi Sinh Một Lòng Vì Lưu Bị
  22. Tôn Phu Nhân Chê Chồng Yếu Sinh Lý Bỏ Lưu Bị Dẫn Con Về Quê
  23. Lưu Bị Dẫn Quân Đi Cứu Nước Thục Và Lịch Sử Bắt Đầu Từ Đó
  24. Sự Thật Về Cái Chết Của Đại Đô Đốc Chu Du
  25. Vì Ham Mê Giàu Sang Lưu Bị Bỏ Bê Luôn Cả Việc Nước
  26. Đại Chiến Lịch Sử Ghi Vào Sử Sách Giữa Tào Tháo Và Viên Thiệu
  27. Đêm Động Phòng Đầy Bạo Lực Giữa Lưu Bị Và Tôn Thượng Hương
  28. Tôn Quyền Dám Khinh Thường Triệu Vân Ám Sát Lưu Bị
  29. 3 Vạn Vs 30 Vạn Cách Mà Tào Tháo Đánh Bại Viên Thiệu Như Thế Nào?
  30. Anh Em Tương Tàn Giao Chiến Giữa Trương Phi Và Quan Vũ
  31. Giữ Thành Kinh Châu Triệu Vân 1 Mình Phá Tan Bát Quái Trận Của Tào Nhân
  32. Trận Đánh 300 Hiệp Giữa Chiến Binh Mã Siêu Và Hổ Hầu Hứa Chử
  33. Hoàng Trung Lão Tướng Già Trung Thành Nhất Của Lưu Bị Vs Quan Vũ Ai Mạnh Hơn


  • TAM QUỐC DIỄN NGHĨA (Playlist)


  • Saturday, November 7, 2020

    Gửi Người Dưới Mộ (Đinh Hùng)

    Thơ: Đinh Hùng

    Diễn ngâm: Phạm Văn Hiến


    Phạm văn Hiến là nhà thơ bút danh Tiêu Vân Thuỷ vào cuối thập niên 1950s. Đầu Xuân 1960, anh gia nhập Ban Thi Văn Tao Đàn do Thi Sĩ Đinh Hùng phụ trách.

    Nguyên tác bài thơ Gửi Người Dưới Mộ của Đinh Hùng:

    “Trời cuối thu rồi – Em ở đâu?
    Nằm trong đất lạnh chắc em sầu?
    Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy,
    Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.

    Em mất (mộng) về đâu?
    Em lạc (mất) về đâu?
    Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu
    Đây màn (màu)hương khói là màu mắt xưa.

    Em đã về chưa?
    Em sắp về chưa?
    Trăng sao tắt, ngọn đèn mờ,
    Ta nằm rỏ lệ, đọc thơ gọi hồn.

    Em hãy cười lên vang cõi âm
    Khi trăng thu lạnh bước đi thầm
    Những hồn phiêu bạt bao năm cũ (trước)
    Nay đã vào chung một chỗ nằm

    Cười lên em!
    Khóc lên em!
    Đâu trang (trăng) tình sử?
    Nếp áo trần duyên?

    Gót sen tố nữ
    Xôn xao đêm huyền
    Ta đi, lạc xứ thần tiên
    Hồn trùng dương hiện bóng thuyền U Minh

    Ta gởi bài thơ anh linh,
    Hỏi người trong mộ có rùng mình?
    Nắm xương khô lạnh còn ân ái?
    Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình?

    Hỡi người (hồn) tuyết trinh!
    Hỡi hồn (người) tuyết trinh!
    Mê em, ta thoát thân hình
    Nhập hồn cây cỏ, đa tình mỗi đêm

    Em có vui thêm?
    Em có buồn thêm?
    Ngồi bên cửa mộ
    Kể cho ta hết (biết)nỗi niềm

    Thần chết cười trong bộ ngực điên
    Ta nghe em thở tiếng ưu phiền
    Nỗi lòng xưa dậy tan thanh vắng
    Hơi đất mê người – Trăng hiện lên.”

    Đinh Hùng

    Ghi chú: Phạm Văn Hiến lẫn Nghệ Sĩ Tao Đàn Hà Linh Bảo từng ngâm bài thơ Gửi Người Dưới Mộ này theo thủ bút của chính tác giả Đinh Hùng tại Ban Thi Văn Tao Đàn. Sau 30-4-75, nhà xuất bản Đồng Nai đã in tập thơ Đinh Hùng vào năm 1997 trong đó có bài Gửi Người Dưới Mộ (trang 82 và 83) với những từ khác biệt (trong ngoặc kép).



    Tuesday, October 27, 2020

    Cách Đây Đúng 28 Năm

    Bài viết của Trần Đình Phước





    Một ngày rất quan trọng và đặc biệt trong đời tôi và cũng là một ngày đã thay đổi tương lai gia đình tôi mà tôi không bao giờ quên. 

    Đó là ngày Thứ Ba 27 tháng 10, năm 1992. Sau một thời gian dài mòn mỏi chờ đợi. Gia đình tôi gồm vợ chồng tôi và con trai duy nhất 7 tuổi rời Việt Nam đi định cư Hoa Kỳ theo chương trình H.O. 

    Tiễn đưa tại Phi Trường Tân Sơn Nhất lúc 4:00 PM, một số bạn bè thương mến gia đình tôi đã có mặt. Những tình cảm trân quý ấy dành cho gia đình tôi cho đến bây giờ vẫn còn đọng trong ký ức của tôi. 

    Một lần nữa! xin được cảm ơn các bạn đã bỏ thời giờ quý báu có mặt trong buổi tiễn đưa này.

    Trước đó, vào ngày Thứ Tư 30 tháng 09, năm 1992. Anh chị Trần Văn Nghĩa đã tạm đóng cửa quán cà phê bình dân trong chung cư Nguyễn Thiện Thuật nguyên một ngày để giúp tôi có cơ hội tổ chức họp mặt các bạn khoá 7/68 KQ tại Việt Nam trước khi đi đến vùng đất mới hoàn toàn xa lạ mà rất nhiều người mong ước.

    Ngoại trừ, những bạn ở xa, hoặc bận công chuyện không thể đến họp mặt. Hầu như các bạn khác đã quý mến tôi cùng đến chung vui. Nghĩa cử này làm tôi rất cảm động và trân quý những tình cảm thương mến mà các bạn đã ưu ái dành cho tôi. 

    Vào lúc đó, việc tụ tập đông đảo các Sĩ Quan chế độ cũ dễ gặp phiền phức, bất trắc và nguy hiểm với chính quyền địa phương. Họ có thể làm khó dễ vì lý do an ninh, trật tự. Nhưng các bạn đã không sợ sệt, quản ngại để có mặt trong buổi tiệc chia tay do tôi tổ chức. Theo tôi, có lẽ đây là buổi hội ngộ hiếm có của khoá 7/68 KQ trong nước,

    Xin cảm ơn các bạn đã tham dự. Và đặc biệt, cảm ơn anh chị Trần Văn Nghĩa vì thương quý tôi đã tạo thuận lợi cho tôi tổ chức buổi tiệc chia tay tại nhà anh chị hoàn toàn tốt đẹp, không gặp bất cứ trở ngại nào với chính quyền địa phương, cũng như gia đình anh chị, dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng đã chấp nhận mất thu nhập của ngày hôm đó.

    Thấm thoát mà đã 28 năm trôi qua. Thời gian trôi qua sao nhanh quá! Với bao khó khăn, nghiệt ngã giống như bao nhiêu gia đình khác gặp phải khi mới đến vùng đất tạm dung. Hôm nay, gia đình tôi có được một cuộc sống bình yên nơi xứ người, sau những năm tháng dài miệt mài nổ lực và cố gắng không ngừng nghỉ.

    Và một phần cũng nhờ ơn trên phù trợ, nhờ Niên Trưởng  Nguyễn Văn Phẩm, cưu Thiếu Tá Không Quân VNCH, phục vụ tại Phòng Không Vận thuộc Bộ Chỉ Huy Hành Quân KQ, một đàn anh nhân hậu mà giữa NT và tôi không hề có một sự liên hệ về ruột thịt. NT đã bỏ ra nhiều thời gian, công sức và tâm huyết bảo trợ cho gia đình tôi được đến San José, nhờ các bạn bè thân quý và ân nhân đã hết lòng giúp đỡ lúc ban đầu khi gia đình tôi vừa đặt chân đến vùng đất mới.

    Một lần nữa! Xin được vô vàn cảm ơn tất cả. Nhất là các bạn đã lên chuyến xe về miền miền viễn. Bây giờ, các bạn đã an nghỉ nơi chốn yên bình, không còn phải lo toan những phiền toái, phức tạp của đời sống hàng ngày. Xin các bạn hãy phù hộ cho chúng tôi và gia đình luôn luôn bình an và hạnh phúc

    Xin được chúc tất cả an lành và vượt qua cơn đại dịch quái ác Coronavirus đang là một hiểm hoạ cho nhân loại không biết đến bao giờ mới chấm dứt..

    Trần Đình Phước

    (San José, CA - 27/10/2020)

     


    Sunday, September 6, 2020

    Kể Chuyện Đời Mình (Trần-Công Anh-Dũng)

    Hồi Nhỏ Tôi Đi Học Ở Sài Gòn

    Trần-Công Anh-Dũng


    Cứ lấy cái mốc thời gian mà cả nước ai cũng nhớ vì lý do này hay lý do khác là năm 1954 để bắt đầu câu chuyện của tôi; mặc dù tôi chả là cái thá gì trên cõi đời dẫy đầy những nhân vật “tai mắt mũi họng” quan trọng vô cùng này.

    Vâng bắt đầu thế cho có cái … bắt đầu. Vạn sự khởi đầu nan mà! Lại còn khởi đầu cho một bài để đăng lên Facebook cái "nan" lại càng … trầm trọng hơn nữa.

    Năm đó thì ai cũng biết rồi, có hàng triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam để lánh nạn cộng sản và họ phải vất vả khá lâu trên quê hương mới trước khi được trời, đất và người ở Miền Nam vui vẻ chấp nhận.

    Vào miền Nam mỗi đồng bào di cư có những khó khăn buổi đầu khác nhau, kể cả một đồng bào mới ... mười tuổi là tôi, một nhóc tì mới từ thượng du Bắc Việt cùng cha mẹ chạy nước rút … “quá cảnh” Hà Nội, Hải Phòng rồi phóng lên tàu há mồm kịp đáp chuyến tàu chót của Huê Kỳ chở người di cư vô Saigon.

    Tôi là một nhóc nhà quê ra tỉnh không chối cãi được; tệ hơn nữa một nhóc thuộc loại sơn cước “Mán về thành”, một Mán nhóc không có xu hào rủng rỉnh để ngồi xe, tôi đi học bằng xe “lô ca chân.”

    Lúc mới chân ướt chân ráo vô Saigon, nhà cửa chưa có, việc làm cũng chưa cha mẹ tôi không có cách nào khác hơn là... phân tán mỏng đám “khinh binh” tức là mấy anh chị em tụi tôi đến “đồn trú” tại nhà các cô, chú, cậu dì của tụi tôi vốn đã có dăm bảy năm sinh cơ lập nghiệp trước ở Saigon.

    Tôi được “biệt phái dài hạn” đến ở nhà cô Ba tôi tại gần góc đường Lý Thái Tổ và Richaud nối dài, về sau đổi thành đường Phan Đình Phùng. (cập nhật nữa: Sau tháng Tư năm 75, đường Phan Đình Phùng này đã đổi tên thành đường Nguyễn Đình Chiểu, có lẽ do “lý lịch” cụ Phan Đình Phùng xuất thân quan lại không được “cách mạng” tin tưởng; dù rằng cụ đã từ bỏ gia đình hy sinh thân thế kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến hơi thở cuối cùng)

    Mười tuổi đầu, mỗi sáng cuốc bộ khoảng 6 cây số đến trường; trưa tan học đi ngược lại lộ trình đó dưới cái nắng của Saigon. Nắng Saigon tôi chả bao giờ thấy “chợt mát” dù có ai đó mặc áo lụa Hà Đông, Hà Tây đi phất phơ trước mặt hay thậm chí …”đi bên cạnh cuộc đời” tôi. Cái nắng đó chỉ khiến mái đầu Bắc Kỳ chưa kịp … hội nhập của tôi phát váng từng bữa; trong lúc cái dạ dầy – đã có tên mới là bao tử - đang thiết tha réo gọi mẻ thức ăn thứ hai trong ngày.

    Bên cạnh những “lủng củng” từ trong nội tại rất “tâm tư” của bản thân đó, những “tồn tại khách quan” cũng vô tình gây nhiều khó khăn đáng kể.

    Khó khăn đầu tiên của tôi là tên đường.

    Lúc bấy giờ tên đường là tên các nhân vật hay địa danh Pháp, tất nhiên viết bằng chữ Pháp là thứ chữ tôi chưa biết một tí ti ông cụ nào.

    Tôi ở nhà cô Ba tôi để đi học, nhà cô tôi ở đường Phan Đình Phùng Bàn Cờ lúc đó còn mang tên Tây là Richaud prolongée, Richaud đã khó nhớ rồi lại còn chơi thêm cái đuôi prolongée là nối dài nữa!

    Trường tôi học là trường Tiểu học Trương Minh Ký bên cạnh rạp ciné Đại Nam ngay Trung Tâm của Thủ Đô Saigon, của Hòn Ngọc Viễn Đông. Trường tọa lạc ngay một góc nơi Boulevard du Géneral Galiénie (về sau được đổi tên mới là Đại lộ Trần Hưng Đạo) và Boulevard Kitchenere (Đại lộ đường Nguyễn Thái Học) gặp nhau.

    Hàng ngày tôi phải đi qua những đường Richaud prolongée (đường Phan Đình Phùng), Audouille (đường Cao Thắng), đường Arras(Cống Quỳnh) đường Colonel Grimaud (đường Phạm Ngũ Lão), đường Kitchenere (Đại lộ Nguyễn Thái Học) vv…

    Tôi viết những cái tên này để... hù các ông đàn em khả uý, cho họ thấy con đường học vấn của người đi trước “gian nan phức tạp” như thế nào! Tôi cũng thú thực với các bậc đàn anh khả kính rằng những tên đường này tôi viết có lẽ lắm chỗ... sai chính tả! Nhưng sự thực là các con đường Saigon hồi đó mang tên đại loại như vậy mà tôi thà chết chứ không chịu... hy sinh; thà viết sai chính tả hơn là viết theo kiểu khó tiêu kiểu “đỉnh cao trí tuệ”: Ri-sô pơ-rô-lông-giê, A-ra-xơ, Bu-lơ-va đơ la Xo-mơ, A-rê-ô-đê Ve-rơ-nhơ v.v...

    Ngôi trường của tôi ngày nhỏ tọa lạc trên khu đất ngày nay có thể gọi là đất bạch kim của Saigon đã đổi tên đổi chủ có khác chi chàng hàn sĩ thư sinh trói gà không chặt mà làm chồng một giai nhân tuyệt thế giũa thời buổi nhiễu nhương tròng tréo.

    Hàn sĩ chết là cái chắc!

    Khu đất đương nhiên vẫn còn ở đấy, nhưng ngôi trường thời ấu thơ của tôi tới nay đã trải qua những dâu biển nào! Chẳng biết có còn tồn tại không!

    Khó khăn khác cho những người nhập cư khó khăn “hội nhập.” Thậm chí lúc đó còn chưa có cả cái chữ hội nhập như bây giờ để có thể hiểu được nó là cái gì và mình phải làm gì để đạt được… nó.

    Trong khi người lớn bôn ba vất vả vừa mưu sinh vừa hội nhập, trẻ con như tôi không phải mưu sinh nhưng con đường hội nhập của tôi cũng gập ghềnh sỏi đá lắm lắm.

    Ông Nội tôi làm công chức lâu năm ở Saigon là bạn thơ văn với ông Đốc trường Trương Minh Ký, khi đó tuy cả hai cụ đã về hưu từ bốn, năm năm trước nhưng chỉ một câu “cháu anh là cháu tôi” thì tuần sau tôi đã được cắp sách đến trường.

    Tôi học lớp Nhì 3 với Thầy Hớn. Thầy trạc tuổi ba tôi khoảng 45 - 47 gì đó, tóc rễ tre gương mặt xương xương khắc khổ.

    Tôi vào lớp khi năm học đã bắt đầu được một hai tháng và nổi tiếng... toàn trường ngay tuần lễ thứ hai với danh hiệu “Bắc Kỳ Con” sau bài chính tả đầu tiên trên “quê hương mới.”

    Tôi hồn nhiên một cách đầy tự tin liến thoắng “tranh luận” tay đôi với thầy giáo và... quy trách nhiệm cho “ổng” về bài chánh tả chi chít lỗi tôi đã viết.

    Bài chính tả ấy là một đoạn văn tả cảnh sinh hoạt buổi sáng rộn ràng trên bến tàu ngày giáp Tết. “Nội vụ,” theo tôi, đứa học trò mười tuổi mới từ ngoài Bắc di cư vào Nam, thì những câu tôi viết đầy lỗi đại loại như “... ngày giáp tớt, ai cũng dội dàng, trên bến tào phu pheng cheng lấng nhao khiếng cho người cai cao có néc mặc rồi cằng nhằng...” đã thể hiện trung thực nhất những gì thầy tôi đã đọc. Sau cùng tôi hùng hồn kết luận trước “quốc dân đồng bào” cả lớp là thầy đã đọc sai, đọc không đúng cách, không đúng chữ.

    Phần thầy tôi có lẽ suốt mười mấy hai mươi năm dạy học ông chưa bao giờ chuẩn bị cho mình một tình huống như vậy. Cuộc “debate” đầy tính dân chủ sớm đến mấy mươi năm của tôi bị cắt đứt ngay lập tức và thầy tôi mặt mũi đỏ gay âu yếm nắm lấy... tai tôi áp giải tôi lên văn phòng thầy Hiệu Trưởng. Từ nơi này tôi nhanh chóng được “chuyển trại” sang phòng giáo viên quì ở đó cho đến giờ tan học rồi được ra về với “Giấy Mời Phụ Huynh” đến trường và... một cõi lòng tan nát!

    Mọi việc rồi cũng qua đi và tôi được hầu hết học trò cùng lứa biết đến một cách diễu cợt qua danh hiệu “Bắc Kỳ Con.” Có một điều tôi rất được an ủi là sau khi “cơ quan chủ quản” của tôi gồm hai giới chức cao cấp nhất là Ông Nội tôi và Bố tôi cùng vào trường “làm việc” theo Giấy Mời, thầy Hớn có vẻ chăm sóc tôi nhiều hơn là la rầy.

    Trường Trương Minh Ký có 3 dãy nhà trệt dài dùng làm các phòng học rất sáng sủa và rộng rãi. Bên ngoài các phòng học là hành lang rộng gần 2 mét. Các dãy nhà liền lạc với nhau theo hình chữ U, nền nhà cao hơn mặt đất chừng 40 cm. Mặt đất là sân chơi rất thoáng và rộng đủ cho cho mấy trăm đứa trẻ con chúng tôi tha hồ hò reo chạy nhảy.

    Ở giữa sân trường có một cột cờ cao, mỗi sáng Thứ Hai tất cả học sinh xếp hàng theo từng lớp hướng mặt vào cột cờ làm lễ chào quốc kỳ.

    Sân trường vuông vức bao bọc bởi 3 dãy phòng học kể trên, cạnh thứ tư là phía có Văn phòng nhà trường, Phòng “Thầy Cô” và phòng Thầy Hiệu Trưởng. Chếch một bên là cổng trường rất rộng sau cùng nép bên kia cổng trường nơi 2 góc tường gặp nhau là căn nhà nhỏ của chú lao công, kiêm tùy phái của trường.

    Có lẽ tất cả các giáo viên và nhân viên trường đều là người Saigon kỳ cựu, cũng tương tự như thế đại … đại đa số học sinh trường đều là người Saigon, người Việt gốc … Giá “chính thống”! Trong khi đó cả lớp Nhì có 50 đứa học sinh chỉ mình tôi cu ky đơn độc mang danh “Bắc Kỳ Con” là “Người Việt gốc … Rau” duy nhất!

    Với tuổi đời ngây thơ và bản lãnh non nớt trước áp lực biển người mênh mông của các Người Việt Gốc Giá tôi đã … phải hết sức vất vả vừa hội nhập để … sinh tồn vừa cố gắng bảo tồn bản sắc “rau” của mình.

    Giờ ra chơi là điều đứa trẻ nào cũng mong đợi, nhưng tôi lại không thấy hào hứng gì vì không đứa bạn cùng lớp nào rủ tôi chơi chung những trò chơi hấp dẫn của tụi nó như chọi ăn cõng, tạt hình hay sôi nổi và huyên náo hơn như “chơi U Mọi” (3 trò chơi này tôi không thấy ở ngoài Bắc) hoặc rượt bắt “cú” bồ. (trò chơi này trẻ con ở Hà Nội có chơi và gọi là chơi “sauver” nghĩa là “cứu” theo tiếng Pháp).

    Một hôm đầu giờ chơi lớp tôi có đứa đem theo một trái banh tennis cũ 5, 6 đứa đứng chùm nhum dưới sân phía trước lớp và chơi thẩy trái banh lên mái ngói chờ trái banh tưng tưng vài lần rồi rơi xuống thì bốn năm đứa đua sức nhảy lên cao tranh nhau chụp lấy banh, đứa nào chụp được thì … vênh váo một chút rồi lại quăng trái banh lên mái ngói nữa.

    Thấy chúng thẩy chụp banh như vậy tôi … ngứa ngáy chân tay vô cùng, nhưng biết là chúng không cho chơi. Tôi “sĩ diện” lảng ra chỗ khác. Ngẫu nhiên tôi thấy ở chân tường rào góc sau sân trường có cái lon sữa bò cũ, tôi nhặt lên và đem về gần cửa lớp cách bọn kia một quăng tôi quăng cái lon lên mái nhà … chơi môt mình.

    Tiếng lon sữa bò lăn xuống, tưng trên mái ngói nghe rộn rã xua tan nỗi buồn tủi cô đơn ban nãy của tôi; tôi chụp được cái lon dễ dàng khi nó rời mái ngói. Cảm thấy tự tin hơn một chút tôi mạnh tay quăng cái lon lên xa hơn trên mái ngói, cung nhạc loong coong trên lộ trình dài hơn của cái lon sữa bò cho tôi chút kiêu hãnh của một con người sáng tạo; quăng lon lần thứ ba tôi thấy mình là kẻ hiên ngang xoay vần thế sự một mình đẩy lui nghịch cảnh.

    Tiếng lon khua lóc cóc trên mái ngói càng lúc càng rộn rã thu hút ngay sự chú ý của nhiều đứa đứng gần, thấy “game” của tôi mới lạ, lại có cả “âm thanh nổi” hấp dẫn quá, một đứa rồi hai, ba đứa đến … xin tôi cho chơi với.

    Tất nhiên tôi còn mong đợi gì hơn!

    Nhóm lon sữa bò của tôi càng lúc càng huyên náo với những tiếng reo hò của số players nay đã lên đến 6 mạng; bỗng nhiên thầy Hớn lớp Nhì 3 của tôi cùng thầy Tân lớp Nhất 3 xuất hiện.

    Thầy tôi ra lệnh chấm dứt ngay “game” ồn ào có thể làm thương tổn cho ngói mái trường và bắt cả 6 đứa tụi tôi lên qùy trên hành lang quay mặt vào tường.

    Tôi tuy sợ lắm vì thầy tôi rất dữ đòn, nhưng không hiểu sao tôi thấy áy náy không yên "chỉ vì mình xoay chuyển thời cục đẩy lui nghịch cảnh" cho cá nhân mình mà vô tình làm hại đến 5 đứa kia. Tôi bất thần thấy …mình đến trước mặt hai thầy và nói với “accent” Bắc Kỳ đặc sệt tự nhiên của mình:

    - Xin thầy tha cho mấy trò kia, con trót dại đầu têu thầy phạt một mình con thôi ạ.

    Thầy tôi chắc là bị bất ngờ lắm trước hành động rất ... không bình thường” của đứa trẻ trước mắt ông, lại thêm cái …thuật ngữ “đầu têu” có lẽ ông chưa nghe qua hoặc do sân trường giờ chơi rất huyên náo ông nghe lầm tưởng tôi xin tha cho lần phạm lỗi đầu tiên. Ông nạt:

    - Đi ra quỳ gối! Lần nào phá phách cũng lần đầu tiên, lần đầu tiên!

    Đáng lẽ tôi phải … câm mõm ngay và ra quỳ tiếp hàng ngang với 5 đồng đảng thì có lẽ ma đưa quỷ dắt tôi “ngoan cố” chưa chịu … bỏ cuộc:

    - Thưa thầy, thầy hiểu nhầm con ạ, con thú là con đầu têu chứ con không nói là lần đầu tiên ạ.

    Thầy tôi dù tóc trên đầu đã nhiều muối lắm nhưng trong bao nhiêu năm miệt mài dạy dỗ đám trẻ con ông chưa chuẩn bị cho mình một ngày đẹp trời kia bị một nhóc học trò "chụp" cho là “hiểu nhầm” ngay trước mặt một đồng nghiệp.

    Thầy gằn giọng:

    - Trò dám nói tôi hiểu lầm hả?

    Thấy tình hình đột ngột biến chuyển ... phức tạp, thầy Tân lớp Nhất 3 vội can thiệp; có lẽ ông giỏi … sinh ngữ hơn thầy Hớn của tôi, ông cười cười và ôn tồn hỏi để “thông dịch” một cách tế nhị cho thầy tôi.

    - Trò nói trò bày đầu thảy lon lên mái ngói phải không?

    Thấy có người trong …giới hữu trách hiểu mình tôi mừng quá, liến thoắng:

    - Vâng ạ! Các trò kia chỉ làm theo con thôi ạ.

    Thầy Tân nhìn thầy tôi cười cười và nói, “Thầy Hớn, thằng nhỏ này coi bộ dạỵ được đa” ông nói với lại rồi tủm tỉm cười lững thững đi về phía lớp ông dạy..

    Sự … liều chết “bảo tấu” của tôi cho mấy đứa kia không thay đổi được gì cho hình phạt của chúng, mà phần tôi lại còn bị chuyển thành trường hợp gia trọng theo thuật ngữ Luật pháp của Việt Nam Cộng Hòa (còn sau năm 75 thì hình như gọi là tình trạng “tăng nặng” ) Tôi trở thành “chánh phạm, ngoan cố” (và có thể lãnh thêm tội danh …chống người thi hành pháp luật) Mức án của tôi là phải quỳ gối quay mặt ra sân chơi cho … toàn dân trông thấy.

    Hết giờ chơi, năm đúa kia được mãn án vào lớp học như thường. Tôi, kẻ đầu têu, (may không bị đòn có lẽ nhờ mấy câu khen khéo của thầy Tân) thì tiếp tục bị quỳ tại…hiện trường thêm 10 phút nữa vì tội dám bảo là thầy … hiểu nhầm.

    Cho đến khi biết tập sự hẹn hò với cô bạn gái đầu đời hàng chục năm về sau, 10 phút quỳ sám hối trong … cô đơn này là 10 phút dài nhất tôi từng phải trải qua.

    Sau “biến cố” này tôi được nhiều học sinh trong trường biết đến như một "anh hùng hảo hớn"! Biệt danh “Bắc Kỳ Con” trước đây tôi bị gọi một cách chế diễu nặng vẻ mỉa mai miệt thị đã được gọi một cách vui vẻ, thân thiện hơn nhiều. Có lúc tôi còn được nghe câu “vè” rất … mát ruột :”Bắc Kỳ con, chơi ngon nha mạy” thay cho câu “Bắc Kỳ con bỏ vô lon kêu chít chít….”

    Thật là y như cụ Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều “Cũng trong một tiếng tơ đồng....” mà lúc nghe lạnh lùng áo não khi lại nghe dễ chịu êm đềm.

    Kể từ hôm đó tôi nghiễm nhiên có năm đứa bạn … đồng sanh đồng tử; cho nhau đồ chơi lặt vặt, bẻ chia nhau miếng bánh cục kẹo. Sáu đứa chúng tôi tuy nhỏ con nhưng là “băng đảng” đông nhất lớp, ở đâu cũng có nhau và bênh nhau kịch liệt khiến lũ bạn cùng lớp bực mình gọi chung tụi tôi là Lục Súc!

    Tụi tôi phải vất vả “chinh chiến điêu linh” mãi mới được cải danh thành … Lục Tặc!



    Friday, August 21, 2020

    Dưới Giàn Hoa Cũ (Tuấn Khanh)

    Nhạc và Lời: Tuấn Khanh (ở California, Hoa Kỳ)

    Tiếng Hát: Nguyễn Vũ Anh

    Hình ảnh: Trang Phạm

    Phim ảnh: Discover Nippon

    Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan



    From YouTube





    Monday, July 6, 2020

    TƯƠNG PHÙNG TƯƠNG NGỘ

    Thân chào Đại Gia Đình Khoá 7/68 Không Quân,

    Sau khi ra khỏi trại tù Cộng Sản, tôi quen với Ái Liên là con của cố Biệt Động Quân Nguyễn Khắc Thái. Chọn ngày Quân Lực VNCH cho dễ nhớ, trưa 19-6-1983, tôi theo Bố Mẹ, em trai út, và đứa cháu gái mang mâm trầu cau và trái cây từ Phú Nhuận lên đặt lễ hỏi Ái Liên tại nhà Mẹ của Ái Liên ở Giáo Xứ Tân Việt quận Tân Bình (xem ảnh)

    Sau khi làm lễ hỏi, vào tháng 7/ 1983, tôi và Ái Liên ra Hội Đồng Xã Phú Nhuận làm hôn thú, và tháng 8/1983 làm lễ cưới.

    Vào thời gian mới quen nhau, tôi thích hát quan họ trong đó có bài Tương Phùng Tương Ngộ. Nay, để kỷ niệm thuở ban đầu lưu luyến ấy, tôi xin post bài hát quan họ này kèm theo lời do tôi đàn bả ca tại Đại Hội RU 46 cho mọi người cùng xem.

    Phạm văn Phú



    Sunday, March 8, 2020

    Liên Khúc Cổ Nhạc

    Trăng Thu Dạ Khúc

    Lý Con Sáo-Sâm Thương-Chiều Chiều

    cảm tác từ thơ Thuyền Nhân


    Em Dẫu Xa Dương Trần là tựa đề của liên khúc cổ nhạc gồm Ru Điệu Bắc, Trăng Thu Dạ Khúc, Lý Con Sáo, Lý Sâm Thương, Lý Chiều Chiều do Văn Phú cảm tác từ bài thơ Dặn Anh Khói Sóng của cựu thuyền nhân Nguyễn mạnh Trinh.



    Friday, February 28, 2020

    Có Những Người Anh

    Sáng tác: Võ Đức Hảo

    Đồng ca: 7/68KQ Nữ

    Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan




    Đời Phi Công

    Đời Phi Công

    Sáng tác: Lê Tín Hương

    Hát: Anh Dũng

    Thực hiện video: Hoàng Khai Nhan



    Click on the link below to read...

    Đời Phi Công (Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh)





    Friday, February 7, 2020

    TIẾNG HÁT HẬU PHƯƠNG, Kỳ 293

    Với Nguyễn Diễm Nga và Tammy Thủy Huỳnh

    (Gia đình cựu quân nhân)

    Hồn Việt TV


    Thật ngẫu nhiên cả hai đứa chúng con đều có hai ông bố Không Quân “Đi không lo gì xác rơi!

    Đã vậy, cả hai ông bố đều giữ nhiệm vụ “huấn luyện,” và cấp bậc cuối cùng của cả hai đều là “Thiếu Tá.” Bố Nguyễn Tiến Đức của con thì có hàm râu kẽm và bị các chú lính mới đặt cho biệt hiệu “Đức manh-xà-lam” là đủ biết các chú đã bị bố “cạo” cho thê thảm đến cỡ nào.

    Chú Huỳnh Ngọc Ẩn, ba của em Thuỷ chắc hiền hơn, vì con thấy chú hay cười và chụp thật nhiều hình cho cô con gái út cưng post trên FaceBook.

    Cả hai gia đình chúng con đều có bốn anh chị em và đều trải qua những tháng ngày cơ cực sau khi bố đi tù.

    Điểm chung của hai đứa chúng con là được thừa hưởng từ hai ông bố Võ Bị - Không Quân sự liều mạng dấn thân:

    Chúng tôi không tìm an lạc dễ dàng
    Mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm

    Vì vậy biết là để thực hiện tốt talkshow này khó lắm, nhưng chúng con vẫn cố gắng hết sức dù rằng chúng con nói cũng không giỏi mà hát cũng không hay. Hai đứa vẫn lặn lội vượt đường xa để... “Đi không lo gì xác rơi!

    Kính mời quý chú bác Không Quân lắng nghe chút tâm tình của chị em hậu duệ chúng con và chúc phúc cho chúng con trên con đường “Theo Bước Chân Cha.”

    Trân trọng,

    Diễm





    Thursday, January 16, 2020

    June & July Birthdays Party

    June & July 2014

    Những Ngày Xưa Thân Ái



    June 2014's Birthdays


    July 2014's Birthdays


    Nguyễn Giang Biểu Diễn Keyboard