Saturday, June 28, 2014

Mount Rushmore

Mount Rushmore National Memorial

Một Tác Phẩm Vĩ Đại

Photos by Hoàng Khai Nhan


Mount Rushmore National Memorial




Mount Rushmore National Memorial




Gutzon Borglum

Sculpted by his son Lincoln Borglum

Gutzon Borglum sinh năm 1867, là con trai một người Đan Mạch nhập cư. Năm 23 tuổi, Gutzon Borglum đến Pháp theo học ngành điêu khắc với một nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật điêu khắc thế giới thời bấy giờ là Auguste Rodin. Với tài năng thiên phú, Gutzon Borglum đã nhanh chóng học được bí quyết lợi dụng ánh sáng để dựng nên những bức tượng độc đáo bằng các chất liệu cứng như đá hoa cương một cách sinh động nhất. Khi trở về Mỹ, Gutzon Borglum tình cờ gặp nhà sử học kiêm nhà chính luận tài ba Dorn Robinson.

Trong cuộc gặp gỡ này, nhà sử học gợi ý rằng ông có ý tưởng dựng một bức tượng chân dung bốn vị tổng thống nổi tiếng của Mỹ, để lưu lại cho hậu thế, ghi khắc vai trò của họ trong lịch sử hình thành và phát triển của một nước Mỹ phồn thịnh. Rất tâm đắc với ý tưởng này, nhà điêu khắc Gutzon Borglum đã bắt tay vào thực hiện tác phẩm điêu khắc vĩ đại ghi dấu tên tuổi và tài năng cả một đời nghệ sĩ của mình.

Địa điểm mà ông chọn là vùng núi Blake với đỉnh Rushmore trong khuôn viên rộng 15,7 km² và cao 152m. So với khung cảnh xung quanh, vùng núi nổi bật trên nền của những thung lũng, rừng cây và hồ nước phía bên dưới. Vào tháng 8 năm 1927, mặc dù đã 60 tuổi nhưng Gutzon Borglum vẫn rất còn sung sức, ông đã bắt tay vào thực hiện tác phẩm để đời này.

Trong điều kiện làm việc lúc bấy giờ còn thiếu thốn phương tiện kỹ thuật cộng với nguồn kinh phí hạn hẹp, nhưng niềm hưng phấn sáng tạo và quyết tâm của một nghệ sĩ đã giúp ông thực hiện được ý nguyện. Vận dụng những kiến thức học được từ người thầy của mình cùng với những kinh nghiệm của một thời gian dài gắn bó với nghệ thuật điêu khắc, Gutzon Borglum đã dần phác họa nên chân dung của bốn nhân vật quan trọng bậc nhất trong lịch sử nước Mỹ này lên vách núi cheo leo của đỉnh Rushmore.

Người nghệ sĩ của chúng ta đã dùng những mũi khoan, thuốc nổ định vị và các phương tiện thủ công hỗ trợ để bắt đầu tạc nên khuôn mặt George Washington. Trên độ cao cheo leo của đỉnh núi hoa cương Rushmore, Gutzon Borglum và 360 công nhân phụ việc đã phải treo mình trên những sợi dây thừng, đẽo từng miếng đá nhỏ để tạc nên một hình ảnh lớn của chân dung tổng thống George Washington bằng cả lòng say mê nghệ thật và sự tôn kính dành cho nhân vật lịch sử này.

Do nhiều lý do khách quan như thời tiết, kinh phí và sự bất hợp tác của Sở Quản Lý Công Viên Quốc Gia mà công trình của Gutzon Borglum liên tục bị gián đoạn, nhưng cuối cùng bức chân dung đầu tiên tạc tổng thống George Washington cũng được hoàn thành. Đến năm 1936 ông hoàn thành chân dung tổng thống Thomas Jefferson. Năm 1937 hoàn thành bức chân dung tổng thống Abraham Lincoln. Khi bức chân dung của tổng thống Theodore Roosevelt đã gần hoàn tất thì bất ngờ nhà điêu khắc Gutzon Borglum qua đời ở tuổi 74 vì kiệt sức.

Sau đó Lincoln Borglum - người con trai đồng thời cũng là một trợ lý đắc lực của ông từ những ngày đầu bắt tay vào thực hiện công trình này - đã thay cha mình chỉ huy thực hiện nốt phần việc còn dang dở. Hai tháng sau ngày Gutzon Borglum qua đời, bức chân dung cuối cùng tạc tổng thống Theodore Roosevelt hoàn tất. Đó cũng là lúc các nghệ sĩ vĩ đại này rời khỏi đỉnh Rushmore một cách thầm lặng sau 14 năm 2 tháng làm việc.

Phải chờ đến đúng 50 năm sau, tác phẩm vĩ đại tạc chân dung bốn vị tổng thống của nước Mỹ trên vách núi Rushmore mới được coi là biểu tượng quốc gia, sau khi Tổng thống George Bush (cha) đến làm lễ đặt tên cho tượng đài này. Điều đáng tiếc là nhà điêu khắc vĩ đại, tác giả của tượng đài này, đã không còn sống để tận hưởng niềm vui trọn vẹn, cũng như không được tận mắt chứng kiến ngày tác phẩm mà ông bỏ công sức của cả một đời mình được đón nhận và tôn vinh. Tuy vậy, có lẽ ở bên kia thế giới, Gutzon Borglum cũng mãn nguyện khi biết rằng tác phẩm của mình giờ đây đã được coi là một trong những biểu tượng của nước Mỹ và hàng năm công trình này thu hút tới trên 3 triệu khách du lịch đến tham quan.

( Theo tài liệu Internet )




Mount Rushmore National Memorial




Mount Rushmore Workers




Tuesday, June 24, 2014

Sunday, June 22, 2014

Phạm Bá Cảnh in California

21 June 2014


Hình Ảnh

Photos by
Nguyễn Giang, Michael Châu, Thư Sinh & HLTT



Click on Left/Right arrow to see Previous/Next photo!



Click on Left/Right arrow to see Previous/Next photo!

















Cho Đời Thêm Đẹp






Cám ơn anh chị Phạm Bá Cảnh
mặc dù chương trình rất bận rộn nhưng đã tận tình dành thì giờ
chỉ dẫn các chị 7/68 làm Boutonnière và Wristlet Corsage
để trang điểm cho đời thêm đẹp


Friday, June 20, 2014

Wednesday, June 18, 2014

Em Yêu

Truyện Ngắn

Xanh Thỵ Nhạn Trắng

Hắn đứng yên, thập thò sau gốc cây. Hai bàn tay nắm chặt cứng. Mồ hôi ướt đẫm cả chiếc áo sơ mi đang mặc, dù trời bên ngoài không nắng lắm. Mắt hắn dán chặt vào ngôi nhà trước mặt. Ngôi nhà bề thế, với những hàng song sắt lớn vây quanh, che chắn. Một con chó lớn nằm trên lối vào, canh gác. Không biết nó đang canh gác những gì. Nhưng hắn biết rõ, nàng đang ở trong ngôi nhà đó.

Hắn đã dõi theo nàng, từ khi nàng bước chân ra khỏi nhà, đẹp tuyệt vời trong bộ váy tân thời, đưa bàn tay nõn nà lên che nghiêng trên mắt, và bước vội lên chiếc xe hơi bóng lộn vừa trờ tới. Buổi sáng, hắn đã xách cặp đi làm như lệ thường. Nhưng hắn không đến sở. Sự ghen tuông làm đầu óc hắn nẩy sinh ý nghĩ canh chừng này. Nhưng canh chừng để làm gì thì hắn chưa khẳng định được. Hắn lẩn quẩn quanh ngôi nhà của chính mình đến mỏi mệt. Mấy lần định bỏ cuộc rồi, nhưng mấy lần hắn tự an ủi “Hãy ráng lên, chỉ một chốc nữa thôi...”

Hắn yêu nàng, mê đắm vì nàng. Nhưng hắn nghèo. Cuộc sống chỉ đủ nuôi nàng cơm ngày hai buổi đạm bạc. Không quà cáp, không áo váy se sua. Không có những buổi đi chơi hay tiệc tùng với bạn bè. Hắn sống khép kín với nàng. Nàng đẹp, hiền lành và ít nói. Nàng đã đến cùng hắn, như một báu vật mà trời ban phát cho kẻ đói nghèo. Hắn đã dang tay đón nhận ân sủng đó, một cách trân trọng. Và nàng cũng chả kém gì hắn. Cũng đã vất bỏ những đuổi đeo của bao chàng trai khác, để cùng xây dựng tổ ấm yêu thương cùng hắn. Nàng đã ngã người vào vòng tay hắn, ngọt ngào trao tặng hắn những gì nồng ấm, yêu thương.

Hắn làm thư ký tại một công sở, lương ba cọc ba đồng. Chẳng đủ thiếu mấy cho cuộc sống, nếu không nhờ thỉnh thoảng kiếm chác được một đôi đồng vụn vặt bên ngoài lề. Những lúc đó, thỉnh thoảng, hắn cũng lăng xăng mua tặng nàng chiếc ví hay một vài cành hồng. Nàng nhận, luôn ôm chầm lấy hắn, rủ rỉ:

- Thôi nhé, lần sau đừng mua quà cho em nữa. Tốn kém lắm. Nhà mình đâu có dư dả gì đâu anh... ”

Những lúc đó hắn sướng tê, nhìn nàng, và vô cùng hãnh diện vì có nàng: Một nàng tiên biết chia xẻ những ngọt bùi cùng hắn.

Cuộc sống cứ trầm lặng trôi đi. Nếu... ừ, nếu hôm đó hắn không dại dột đưa nàng đến tham dự một party, của một người bạn ở nước ngoài mới về thăm.

Ở đó, hội ngộ những bạn bè thành đạt, những giàu sang, xa xỉ của cuộc sống. Họ tha hồ nói năng, phô trương những giàu sang, phú qúi của chính mình. Chỉ có hắn, như một con quạ đen xấu xí, lẩn hình vào đám công rực rỡ. Hắn nhìn những món nữ trang, đang đeo ở cổ của những người bạn gái, rồi cứ ước thầm "Giá nó được đặt vào cổ nàng, hẳn sẽ tôn vinh sắc đẹp nàng lên biết bao."

Trong những khoảnh khắc đó, hắn mới cảm nhận căn bệnh nghèo của hắn, đã làm tổn hại nàng biết bao. Chính vì thế, hắn đã xớ rớ bên lề cuộc vui một cách tội lỗi. Không biết có ai nhận ra những xót xa trong hắn hay không? Chỉ thấy mọi người ai nấy đều thỏa thuê nhập cuộc, và ban phát những tràng cười một cách vô tội vạ. Rồi thì bạn hắn đã xuất hiện, lôi cả hắn và nàng vào vòng chơi. Những người bạn quen ngày trước, và những người bạn chưa quen, lần lượt được giới thiệu với vợ chồng hắn. Hắn bối rối, rụt rè nắm tay họ, lòng nghe đau nhói, buồn thiu.

Thấy hắn lí nhí những lời ấp a ấp úng đáp trả, lũ bạn hắn càng muốn ra ơn, ban phát những lời han hỏi cùng hắn. Người nào cũng muốn tỏ ra mình hào hiệp và không phân chia giai cấp gì cả. Nhưng thực ra hắn hiểu, tất cả cũng vì nàng. Nàng đẹp. Giản đơn và nổi bật, giữa đám bạn bè áo xiêm lộng lẫy đầy màu sắc, như một bông bạch lan mát dịu giữa hỗn độn màu sắc của trăm hoa.

Thanh, một người bạn giàu có, đã giới thiệu Vân, vợ hắn, với nàng. Hơi bỡ ngỡ, nhưng rồi họ chợt nhận ra nhau là bạn bè cũ, sau một khoảng thời gian dài xa cách... Nàng hồn nhiên trò chuyện, chả để ý gì đến khoảng ngăn cách giàu nghèo như hắn. Đến gần tàn tiệc, vợ chồng hắn cáo từ ra về trước. Vợ chồng Thanh đã bắt tay cười vồn vã:

- Ồ, hóa ra Vân, vợ moa, cũng là bạn của vợ toa cơ đấy. Thế thì còn gì bằng. Này nói thật nhé, sao lại để bà xã ở nhà hoài thế. Kiếm một việc gì để bả làm cho vui. Ở nhà nó cùn người đi, mình nói thật lòng đấy...

- Ờ mình cũng đã cố, nhưng chưa tìm được. Việc vàng kiếm khó quá...

- Tưởng gì... chuyện đó để mình giúp cho...

Vân, vợ Thanh đệm vào:

- Nếu anh bằng lòng, cứ để chị đến làm với chúng tôi đi.

Hắn ậm à, ậm ừ trong miệng, nhưng không dứt khoát nhận lời. Làm ư? Nhưng làm gì mới được? Vợ hắn học chưa hết lớp 12, bằng cấp nào có gì. Chẳng qua chỉ là xã giao, nói đưa thôi... Hắn nghĩ thế và lặng lẽ cười, rút lui.

Cuộc họp mặt đã làm hắn kém vui suốt cả tuần sau đó. Hắn cứ bị ám ảnh bởi những khuôn mặt tròn quay, lịm mỡ của tụi bạn, những bị thịt nung núc đầy nữ trang sáng giới. Hắn soi gương, mặt hắn dài thọt ra, đờ đẫn. Sao hắn bất lực đến thế nhỉ?

Nàng cũng ít nói hơn, trước những đăm chiêu của hắn, và thường lén nhìn hắn, với cặp mắt xa xót không lời.

Rồi một hôm, đi làm về, hắn chợt thấy nàng ngồi nói chuyện cùng Vân, vợ bạn hắn. Cả hai đang tâm sự ra điều tâm đắc.

Thấy hắn, Vân đon đả:

- Chào anh. Anh đã đi làm về rồi đó sao? Tìm nhà anh chị thật khó. Nếu không nhờ bà cụ đầu ngõ mách hộ, chắc là chị em tôi khó mà gặp được nhau...

Hắn cũng lịch sự cười đáp trả:

- Ồ, sao hôm nay chị rảnh rỗi mà ghé nhà chơi thế? Chị vẫn khỏe chứ?

- Vâng, em đến thăm anh chị, luôn thể hỏi ý Hoa, có bằng lòng đến phụ giúp em một tay không.

Hắn đưa mắt nhìn nàng dò hỏi. Nàng cười:

- Ờ, cái Vân muốn em đến làm giúp một số việc vặt ấy mà.

Hắn yên lặng không đáp. Thấy thế Vân cười bã lã:

- Thôi, em ngồi chơi nãy giờ cũng đã lâu. Em xin phép về vậy. Có gì anh và Hoa tính toán, rồi trả lời em sau vậy...

Thế là sau đó những tranh cãi lại xảy ra giữa hắn và nàng. Nàng luôn viện dẫn ra những lý do, xét ra vô cùng chính đáng và vì gia đình: Nào là anh đi làm một mình quá vất vả, mà em thì ở nhà vô ra hoài cũng buồn. Anh để em đi làm, kiếm thêm chút đỉnh tiền, dành dụm sau này nhỡ còn có con cái nữa chứ... Hay: Dẫu gì cái Vân cũng là chỗ bạn bè thân quen ngày trước của em, nó thấy vợ chồng mình vất vả, thương tình mới tìm cách tạo điều kiện giúp đỡ đấy thôi...

Cuối cùng hắn đã bùi tai mà dong tay đầu hàng vô điều kiện, trước những viện dẫn hợp lý của nàng.

Thế là buổi sáng, khi hắn sửa soạn đi làm, thì nàng cũng thay xiêm áo, đến nơi làm việc như hắn. Vì chỗ làm của nàng ngược đường với chỗ làm của hắn, nên hằng ngày, nàng phải đón xe buýt ở ngã tư đầu đường để đi làm. Hắn làm việc từ sáng đến 4 giờ chiều mới về. Khoảng thời gian nghỉ trưa chỉ chừng một tiếng, vì thế, theo thói quen từ trước đến nay, hắn ở lại sở, ăn qua quýt ở những quán hàng kế cận. Buổi chiều, khi hắn về nhà, nàng đã lúi húi dọn dẹp, nấu ăn, chờ hắn về. Hắn hỏi nàng về công việc, nàng chỉ cười, trả lời qua loa:

- Ờ, em làm những công việc mà cái Vân bảo làm mà thôi. Cũng chả nặng nề gì lắm đâu anh...

Rồi lại nói lảng sang những chuyện khác.

Thỉnh thoảng nàng lại đem về một vài áo váy, thử vô, thử ra, nói là của cái Vân cho. Cái nào hắn thấy cũng còn mới, đẹp, tân thời, lại hợp với kích cỡ của nàng. Hắn thắc mắc thì nàng lại đáp:

- Của nó đấy. Anh không thấy người cái Vân cũng vừa tầm với em sao. Ối dào, áo váy của nó, sao mà nhiều thế không biết nữa. Nó cứ luôn mồm bảo em là quê quá, ăn bận gì trông lạc hậu, nhếch nhác... và quẳng cho em cả đống áo quần này đấy.

Hắn yên lặng nhìn nàng không nói. Thực ra hắn cũng cảm thấy nàng ăn diện vào trông rất đẹp và quý phái. Người ta chẳng đã bảo “Có của, vấn cột cầu, ngó lâu cũng đẹp...” mà lỵ. Huống hồ nàng vốn đã đẹp. Nhưng hắn ghen. Cái ghen cứ ngấm ngầm chảy luồn âm ỉ trong dòng máu hắn, làm hắn nhói đau, tức tối.

Trong hắn hình thành một con người thứ hai. Nhỏ mọn và ích kỷ. Sợ mất mát, sợ vẩn vơ... Hắn cũng không hiểu vì sao cái sợ, cái lo cứ luôn ám ảnh hắn. Cho dầu nàng vẫn là nàng của ngày nào, không đổi thay trong cung cách ăn nói, trong cách yêu chiều cùng hắn. Đôi lúc hắn cáu gắt, kiếm chuyện và nói xa gần, bóng gió cùng nàng. Nàng vẫn cười vô tội:

- Ủa, anh kỳ thật. Nói những câu ghen tuông, không đâu vào đâu, trông buồn cười chưa kìa...

Hắn dài mặt, bỏ đi, miệng lúng búng những lời không đâu vào đâu, mà trong bụng thì cứ anh ách, tức tối.

Ừ, thì buồn cười thật, chả có gì nghiêm trọng lắm, nhưng cái máu ghen trong người hắn cứ dục dã, sôi sục, thì làm sao đây? Tại sao nàng ngày càng phởn phơ, đẹp đẽ thế? Đến hắn, người đã bao năm quen thuộc, ngắm nhìn nàng, thế mà vẫn phải sững sờ, ngây ngất thèm muốn, khi nhìn thấy nàng, trong những bộ váy cũ của cái Vân cho, huống hồ gì là người khác.

Hắn bất chợt nhớ lại câu nói của thằng Vinh - bạn hắn - hồi hắn vừa quen với nàng. Hồi đó Vinh là một người luôn được mọi đứa trong bọn hắn tôn sùng, vì tài bói toán. Lúc hắn chìa tay ra để nhờ Vinh xem hộ, Vinh đã cầm tay hắn, mân mê một lúc, rồi phán một câu xanh rờn:

- Dở ẹc... cái ngữ cậu sau này thế nào cũng chết vì ghen thôi!

Lũ bạn hắn nghe vậy đã phá lên cười, làm hắn điên tiết, giận dỗi.

Nhưng, bây giờ câu nói đó, lại chợt trở về với hắn. Quả cũng đúng thật. Hắn không sống dở, chết dở, vì ghen đây sao? Nhất là từ hôm kia đến giờ, hắn cứ bị ám ảnh, bởi lời nói của một người bạn cùng cơ quan:

- Này, sáng nay tao thấy bà xã của mày, đi đâu sớm thế với cái lão giám đốc Thanh. Gớm thật, ngồi trên xe như một bà chúa... đẹp mê hồn...

Và nháy nhó mắt cười.

Hắn cũng giả vờ cười, thản nhiên, để đáp trả sự chòng ghẹo đáng ghét của thằng bạn. Nhưng từ lúc đó trở đi, hắn không thể nào tập trung để làm bất cứ một điều gì. Suốt buổi, hắn cứ ngong ngóng, liếc nhìn đồng hồ, đợi đến giờ về. Thế này thì quá rồi, hèn gì... hèn gì...

Nhưng đến lúc gặp nàng, với nụ cười mê hồn đón chào, hắn lại ngớ người lắp bắp:

- Hừ, sáng nay cô đi đâu với thằng Thanh sớm thế?

Nàng tròn xoe mắt, biểu lộ sự ngạc nhiên ra mặt:

- Trời! Thánh thật. Sao anh lại biết? Em đứng chờ xe buýt ở ngã tư, gặp lúc anh Thanh đưa mấy đứa nhỏ đến trường về, ngang qua thấy vậy, luôn thể cho em quá giang luôn đấy mà...

Thế thì quá lắm rồi. Có lẽ “thằng đểu” lại giả vờ để tiếp cận với nàng đây. Hắn tức tối càu nhàu:

- Cô liệu hồn mà giữ mình đấy... cứ tin người cho rõ nhiều vào, rồi có ngày chết không kịp ngáp cho xem...

Câu nói chợt khựng lại nửa chừng ở môi hắn, khi hắn bắt gặp nàng, với hai mắt mở lớn, u buồn nhìn lên. Đôi mắt hằn chứa những phản đối không lời, những dằn dỗi cố nén. Thế là hắn lại tiu nghỉu, tảng lờ đi chỗ khác, nhưng trong lòng vẫn ấm a ấm ức. Hắn nhủ thầm:

- Thôi được, để đó rồi xem.

Và bắt đầu lên kế hoạch dõi theo nàng.

Rồi hôm nay, hắn lại đột nhiên thấy Thanh, trờ xe đến đón nàng. Thế này thì hết chối cãi nhé.

Như một cái máy, hắn lật đật vồ lấy xe máy và hối hả chạy theo đến nơi này.

Hắn đã lui tới bên ngoài nhiều lần, tìm cách đột nhập, xem nàng đang làm gì bên trong đó? Nhưng cái con chó to lớn quái ác kia lại đang án ngữ trên lối vào, chờ đợi, làm người hắn nổi gai, thối chí.

Rồi thì dịp may cũng đã đến với hắn. Có tiếng xe ô tô nổ máy, và một tiếng gọi lớn cất lên:

- Pop, đi nào...

Từ một khoảng cách không xa, hắn thấy con chó to đùng, phóng lên xe, ngồi cạnh Thanh và chiếc xe từ từ lăn bánh ra khỏi cổng.

Ngôi nhà lại trở về với sự bình yên, dễ chịu. Thở một hơi dài, như vừa trút được một gánh nặng, hắn mon men lách nhẹ vào sân. Tai dỏng lên nghe ngóng động tĩnh. Hắn nghe có giọng nói của nàng, phát ra từ cửa sổ tầng hai của ngôi nhà. Nàng đang nói chuyện với một người nào đó thì phải. Hắn e dè đổi quặt hướng đi, khi bất chợt thấy ở chân cầu thang, một người đàn ông, với y phục chỉnh tề, đang ngồi hí hoáy tính sổ sách.

Thế thì không ổn rồi, phải vào nhà bằng một lối khác vậy...

Mon men lần theo khuôn viên nhà, hắn đưa mắt nhìn lên tầng 2, ước chừng khoảng cách. Cũng khá cao. Có lẽ cũng gần 5 mét chứ không ít. Nhưng mà lo gì. Hắn đã từng là tay leo trèo có tiếng mà. Hồi yêu nàng, nhiều hôm đi chơi về khuya, hắn đã nhiều lần leo vào phòng trọ của mình, ở tầng hai như thế này. Hắn chợt mỉm cười, với những kỷ niệm chợt ùa về trong tâm trí, với khuôn mặt và nụ cười khả ái của nàng. Hắn yêu nàng biết bao. Nhưng giờ đây, nàng đang làm cái quái quỷ gì ở đây, ở trên ấy?

Hắn muốn biết, muốn nhìn thấy, bằng chính mắt, chính tai, chính cảm quan của hắn, để giải tỏa những dằn vặt trong lòng.

Hắn đưa mắt nhìn quanh. Từ cánh cửa sổ tầng dưới, hắn có thể bám vào, men theo nó, để đu vào nhành cây đang sà sà đong đưa. Từ đó, hắn có thể với tay, bám vào cánh cửa sổ tầng hai đang mở rộng, và nhìn tổng thể vào đó, một cách dễ dàng.

Mỉm cười với kế hoạch của chính mình, hắn thi hành không do dự. Chân hắn dãn ra, tay thoăn thoắt bám trụ vào mục tiêu đã dự tính. Chỉ sau một khoảnh khắc ngắn, hắn đã bám được vào cánh cửa sổ tầng 2 như dự tính. Thân hình hắn tòn ten, đổ dài theo vách tường. Hắn nhướng mắt nhìn vào.

Nàng đang ngồi mé ở cạnh một chiếc giường, trải drap trắng tinh. Thân hình nàng hơi chồm nghiêng, lên thân hình của một người nào đó, đang nằm trên giường. Tay nàng đang cầm lấy tay người đang nằm, và xoa nắn. Hắn không thấy mặt người đó, ngay cả phần bên dưới cũng vậy, vì tấm chăn mỏng phủ đậy lên người. Trong phòng, ngoài nàng, người đang nằm, còn có Vân - vợ Thanh - đang đi tới đi lui nói chuyện.

Giọng Vân có vẻ bức bối khó chịu:

- Mày nói sao? Sao lại nghỉ làm? Cái lão Quân nhà mày, lại ghen tuông vớ vẩn không đâu vào đâu nữa à? Rõ dở hơi... Sao mày không nói cho lão ta biết, mày đến đây làm gì, cho lão sáng mắt ra?

- Không, tao không muốn làm cho anh ấy tự ái vì những chuyện không đâu. Anh ấy vẫn nghĩ tao làm ở văn phòng, phụ giúp sổ sách với mày, chứ đâu có biết, tao nào có làm được cái trò trống gì, ngoài công việc này. Tao nghĩ, hạnh phúc là chính, nếu cứ kéo dài tình trạng này, biết đâu lại xảy ra những chuyện không hay về sau...

Có giọng nói khản đục của người nằm trên giường cất lên:

- Tôi xin cô đấy, cô Hoa... hãy tiếp tục giúp tôi... Những ngày có cô đến, tôi thấy phấn chấn hẵn lên... Con Vân, thằng Thanh nhà tôi bận bịu suốt ngày... may mà có cô chăm sóc... đừng bỏ tôi mà tội nghe cô...

- Đó, mày đã nghe ông cụ tao nói chưa. Cố gắng giúp cho tụi tao đi. Vấn đề ông Quân, tụi tao sẽ tìm cách, để anh ấy hiểu. Tao cũng sẽ bảo anh Thanh, đừng cho mày quá giang xe nữa. Giờ giấc đi làm ở đây, tùy mày định liệu vậy...

Quân thở phào nhẹ nhõm. Bao nghi ngờ, bao khúc mắc, đã được giải bày. Nàng vẫn là của Quân. Chẳng qua, nàng không nói ra công việc làm ở đây của nàng, vì sợ Quân mặc cảm, khi biết nàng đi làm "ô sin", chăm sóc cho cha của Thanh, bạn chàng, thế thôi. Chàng thật đã tệ, đã nghi ngờ nàng...

Quân nghe mỏi nhừ cả hai tay đang bíu vào cửa. Sức nặng cả con người chàng, bên dưới đôi tay, chừ như cũng nặng hơn. Quân xoay người, định đổi thế, để quay trở xuống. Tiếng động từ cánh cửa sổ vang lên, làm cả Vân và Hoa đều hướng mắt nhìn ra cửa.

Điều mà cả hai đồng nhìn thấy, là hai bàn tay, bíu vào cửa và một phần đầu nhô lên. Cả hai không kìm được tiếng thét.

Trong một phút vô thức, Quân quên rằng mình đang ở một độ cao gần 5 mét. Hoảng sợ, chàng đã buông thả hai tay mình, để thân hình như một cánh diều đứt dây, lao nhanh về phía bên dưới...

Khi Vân và Hoa lao xuống đến nơi Quân ngã, chàng đã nằm yên trên vũng máu. Đôi mắt lờ đờ qua lại. Hoa chồm lên người chàng, kêu thất thanh qua làn nước mắt:

- Anh Quân! anh Quân!

Hình như chỉ chờ có vậy, Quân mở mắt nhìn nàng khá lâu. Cuối cùng chàng gắng gượng cười và với một sự cố gắng vô bờ, Quân thì thào gọi “Em Yêu” rồi nghẹo đầu, chết trên tay nàng, với một nụ cười mãn nguyện trên môi.

Xanh Thỵ Nhạn Trắng

Sunday, June 15, 2014

Tiếng Hát Chinh Phu - Cao Tiêu


Thi sĩ Cao Tiêu


Thủ bút của Thi sĩ Cao Tiêu




Tiếng Hát Chinh Phu

Thơ: Cao Tiêu

Phổ nhạc: Hoàng Khai Nhan

Tiếng hát: Bùi Thiện





Tưởng Niệm Thi Sĩ Cao Tiêu

Nguyễn Mạnh Trinh

Thi sĩ Cao Tiêu tên thật là Hoàng Ngọc Tiêu, sinh ngày 16 tháng 1 năm 1929, tại Dưỡng Thông, Kiến Xương, Thái Bình. Ông xuất thân Khóa 4 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, là đại tá Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, QLVNCH. Đồng thời là chủ nhiệm nguyệt san Tiền Phong và bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa từ năm 1968 đến năm 1975. Ông còn là thành viên của hội đồng giám khảo bộ môn thơ của Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.

Các tác phẩm của ông gồm có:

  • Quan Niệm về Cái Chết qua Thi Ca và Triết Lý (tiểu luận, do Khai Trí xuất bản tại Sài Gòn, 1970)
  • Sứ Trình (bút ký công du Đài Loan, do Nam Chi Tùng Thư xuất bản, 1970)
  • Đăng Trình (thi tập, do Ngọc Nữ xuất bản, 1971)
  • Tuyển Tập Thơ Nhạc gồm 12 bài thơ do 15 nhạc sĩ phổ nhạc (Bội Ngọc xuất bản, 1971)
  • Cao Tiêu Thi Tuyển gồm các bài thơ chữ Hán (Hoàng Gia Huynh Đệ xuất bản tại California năm 2002)
  • Cao Tiêu Thi Tuyển gồm 232 bài nguyên tác Hán thi, do tác giả diễn nghĩa, chú thích và dịch thơ

Có người hỏi tôi suy nghĩ và cảm giác như thế nào khi nghe tin Nhà thơ Cao Tiêu vừa qua đời? Với tôi, từ suy nghĩ chủ quan của mình, nhà thơ Cao Tiêu không những chỉ là một thi sĩ mà quan trọng hơn, là người đứng đầu của một hệ thống văn nghệ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để chống lại ý thức hệ Cộng Sản trên bình diện quốc gia. Nếu hiểu theo nghĩa nôm na giản dị là một quan văn nghệ để chỉ đạo cuộc chiến bằng truyền thông với quân địch.

Nhưng, nếu so sánh với những quan văn nghệ ở phía đối phương Cộng sản như đồ tể Trường Chinh hay văn nô Tố Hữu lúc trước hay trung tướng công an Hữu Ước bây giờ thì thật là cách xa. Một đằng hách dịch quan liêu luôn luôn dùng áp lực để bắt buộc văn nghệ sĩ đi theo đường lối phục vụ chính trị và chế độ. Một đằng, như nhà thơ Cao Tiêu, Cục Trưởng Tâm Lý Chiến bình dị và là một con người thấm nhuần đạo lý xưa kia của dân tộc. Thú thực, trước năm 1975, ở vị trí của một kẻ hậu sinh tôi không biết gì về đại tá Cao Tiêu. Nhưng với những người đã cộng tác mật thiết với ông kể lại thì ông là một vị chỉ huy có viễn kiến và đức độ, đời sống trong sạch và không có sự quan liêu hách dịch.

Nhà nhận định phê bình văn học Tam Ích Lê Nguyên Ngư đã nhận xét về thơ Cao Tiêu trong tập Đăng Trình như sau:

”"Con người và cái tâm cùng cái thính giác của con người, khi đã theo nhip lịch sử, thì cũng làm thơ theo thi hiệu mới - trên bối cảnh dân tộc. Bỏ dân tộc thì mất tính dân tộc trong thơ: Cao Tiêu tránh được sự mất, để nuôi và duy trì sự còn - thành ra thơ Cao Tiêu mới mà lại rất Á Đông. Nói cách khác rất Việt Nam: hiếm ở đấy; khó ở đấy; quí ở đấy - mà cái đẹp ở đó trưởng thành theo nhịp tâm tư, vươn theo nhịp thời gian; thời gian bên trong, kể cả thời gian mới nhất là thời gian nàng Giáng Hương ứa nước mắt dùng để đưa người danh sĩ về cõi mầu hồng - hồng trần”."

Có lẽ nhận xét ấy tuy đã viết từ cách xa hơn 50 năm đến nay vẫn còn ý nghĩa!

Thi sĩ Cao Tiêu có tay bút bay bướm viết chữ Hán Tự và Việt ngữ kiểu chữ thảo rất đẹp và thường được mời để viết trang đầu tiên của những giai phẩm xuân ở hải ngoại.

Theo truyền thống từ trong nước ra tới hải ngoại những vị được coi như là tiên chỉ trong làng văn có nét chữ bay bướm thường được mời để viết những trang thơ khai bút của các giai phẩm xuân. Như các giai phẩm báo Tự Do, hay tạp chí Văn ở trong nước thường có nét bút của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Còn ở hải ngoại thì các giai phẩm xuân của báo Người Việt, Viễn Đông, Việt Tide, thường có thơ xuân của thi sĩ Cao Tiêu ở trang đầu tiên.

Thơ xuân chữ Hán của ông có nét cổ kính của những thời xa xưa nhưng lại có nét mới của nhịp sống hiện giờ của tương lai mở ra những điều tốt lành cho xuân mới. Ví dụ như bài Xuân Cầm:

Xuân cầm tư diệu thủ
Tư diễm phát hoa y
Thuyền hội thanh giang độ
Sương lung bích liễu ti
Cảm quan ca chúc tửu
Thôi ngã túy đề thi
tùy dương xuân nhập mộng
Thủy ánh nguyệt lưu ly

Và tác giả dich sang Việt ngữ:

đàn xuân rung nhớ điệu tay ai
nhớ áo hoa buông mướt tóc dài
thuyền thả sông xanh neo bến hối
liễu chùng tơ biếc rủ sương lơi
như say bút múa niềm thơ gửi
nghe ấm hơi ca hứng rượu mời
theo khúc dương xuân vào cảnh mộng
trăng lồng bóng nước ánh chơi vơi.”

Theo chủ quan của tôi, thơ như thế đâu có thua gì thơ thời Đường Tống? Không hiểu tôi có bạo gan khi viết thành thực ý nghĩ của mình như vậy?

Tập thơ “Đăng Trình” được xuất bản năm 1971 gồm 61 bài thơ trong hai tập “Ý Giao Duyên” và “Phương Thảo”. Có những bài thơ nhớ về cố hương miền Bắc, có những bài thơ đậm đà hồn dân tộc, có những bài thơ là những khúc tình ca muôn đời. Và nhiều nhạc sĩ đã lấy thơ trong thi tập này để phổ thành những bản nhạc khá nổi tiếng.

Trong nhiều bài thơ ấy ví dụ là một điển hình: bài thơ Tình Thu trong Đăng Trình đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc thành “Heo May Tình Cũ”. Và nhiều tiếng hát đã trình bày thành công như tiếng hát Thanh Lan chẳng hạn.…

Bài thơ khá dài. Tôi xin chép lại mấy câu đầu của bài thơ đã được phổ nhạc:

Xanh trong bừng sáng mắt chiều
Vàng dâng hoa bướm tin yêu rộn ràng
Mây bay về nẻo hương quan
Thuyền con chuyển bến thu sang nhớ người
Núi sông đau chuyện đổi dời
Ba thu đăng đẵng cho tôi mỏi mòn
Heo may chở lạnh vào hồn
Tình theo xứ cũ có tròn mộng không?
Hỡi ơi má thắm môi hồng
Năm năm, lòng vẫn cứ lòng ước mơ
Trang đời chép tự thu xưa
Thu năm nay vẫn là thơ ân tình...”

Một bài thơ khác: bài thơ “Mùa Xuân Hát Cho Em” mà nhạc sĩ Anh Việt Thu phổ nhạc.

Mùa xuân hát cho em
điệu tình ca phơi phới
trang lòng đầy hương êm
đón em vào mở hội
nếu em là ngày đêm
anh xin làm mặt trời
tô nắng hồng tha thiết
cho thêm vui cuộc đời
nếu em là rừng xanh
anh sẽ làm suối bạc
cất tiếng hát bên ghềnh
ru em ngàn điệu nhạc
em có làm đồi hoa
anh xin làm lối cỏ
đưa vết nai hiền hòa
hương lòng bay theo gió…”

Mười bốn bài thơ phổ nhạc của nhà thơ Cao Tiêu được in trong “Thơ Nhạc” xuất bản năm 1971 với các nhạc sĩ: Anh Việt Thu, Dương Thiệu Tuớc, Phạm Đình Chương, Hoàng Khai Nhan, Hoàng Quốc Bảo, Hồ Đăng Tín, Minh Nhựt, Nhật Bằng, Phạm Duy, Phan Thế, Thục Vũ, Từ Công Phụng, Viết Chung, Vũ Đức Nghiêm, Vũ văn Tuynh.

Nhan đề như Sông Chiều - Đàn Chiều Thương Nhớ, Nhạc Dương Thiệu Tước; Mây Trôi Về Cố Xứ, nhạc Hoàng Quốc Bảo, Mùa Thu Thương Nhớ, nhạc Thục Vũ; Đàn Sầu, nhạc Từ Công Phụng, Hoa Trắng, nhạc Vũ Văn Tuynh; Đàn Sầu, nhạc Phan Thế; Tơ Lòng Chinh Phụ, nhạc Viết Chung; Em Như Xuân, nhạc Nguyễn Đình Thanh;…

Một ví dụ như bài thơ Mây Trôi Về Cố Xứ mà Hoàng Quốc Bảo phổ nhạc:

Mây trôi về cố xứ
bay trả về cố đô
lá sen xanh hương cốm
hoa bay lừng cửa ô
tóc ai hong tơ nắng
một mùa htu xa xưa
bao nhiêu là thương nhớ
người đi tận cuối trời
mộng buồn theo năm tháng
bao mùa thu chia phôi
hôm nay thu lại sang
gió vẫn chở lá vàng
nhưng không về cố xứ
những mùa thu chia tan...”

Nhà văn Tam Ích đã viết về thơ Cao Tiêu và là một cách lý giải tại sao thơ của ông lại được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như thế: “Để tỏ lòng ngưỡng mộ của người đọc thơ đối với người làm thơ để mừng mình được ngắm cái đẹp mà ngắm thật; đọc thơ hay rồi theo cái hay của thơ, cảm thông với nhạc thơ như thị giác ngắm cánh hoa trong thơ vì thơ hay vốn có nhạc mà lại cũng như gợi sắc thơ cho sắc hoa.””

Tập tiểu luận “Quan Niệm về cái Chết qua Thi Ca và Triết Lý” là phân tích và tổng hợp những tư tưởng xưa nay để thành một quan niệm nhất quán. Con người phát sinh từ hư vô như một ánh sao sa trong trời vắng, tự tạo phẩm giá cho mình trong khoảnh khắc sinh tồn ngắn ngủi rồi lại trở về với hư vô, nhưng hân hoan mãn nguyện vì đã gieo vệt sáng dù là cô đơn, trong trường dạ tối tăm trời đất. Đó là một già trị nhỏ nhoi thực hữu. Bởi không có gì làm sáng giá hơn cho con người bằng chính giá trị con người tự tạo lấy.”

Luận về sinh tử đến đi, quan niệm của mỗi người thường khác biệt nhau bởi vì có nhiều yếu tố của đời sống cá nhân ảnh hưởng vào. Nhưng với quan niệm của nhà thơ Cao Tiêu thì đời sống quá ngắn ngủi và con người trong khoảnh khắc ấy phải tự tạo ra những giá trị để nâng cao phẩm chất của cuộc sống.

Khi lưu lạc định cư ở Hoa Kỳ, nhà thơ Cao Tiêu xuất bản một tác phẩm khá độc đáo. Năm 2002 ông xuất bản “Cao Tiêu Thi Tuyển” gồm các bài thơ chữ Hán. Nội dung có cả thi tập “Thập cảnh Tứ Thời” gồm 31 bài và Hoa Du Thập Nhị Vịnh gồm 20 bài. Phần đông đều là thơ tứ tuyệt và thi sĩ Đan Quế đã có thơ cảm đề:

Ngũ ngôn tứ tuyệt bút vung
như mây cuồn cuộn hoa rung cánh ngà
theo cùng Đỗ Mục tài hoa
nhiệt tâm hào khí đâu là kém chi
theo cùng thiền thức Vương Duy
gặp nhau trong nét từ bi khác đời”.

Thi sĩ Mai Thạch Lê Nguyên Phu cũng nhận xét: “Thơ năm chữ của anh thật là đặc sắc Tình và cảnh hòa hợp phong thái nho nhã. Tiết điệu và ngôn từ đều đã đạt được tuyệt diệu của thơ.

Riêng tôi thì đã viết trong một bài đọc sách với ý nghĩ chủ quan của mình. Tôi có kiến thức rất hạn hẹp về Hán Tự nhưng đã đọc tuyển tập này thật dễ dàng bởi tác giả đã có phần dẫn giải và dịch thơ rất hàm súc và đầy đủ nên phần chia sẻ của người đọc và tác giả dễ dàng và thông suốt.

Từ lúc tôi biết bắt đầu làn thơ tôi vẫn nghĩ phải biết chữ Hán để đọc được những bài thơ Đường Tống và sẽ giúp ích cho mình để trau dồi kỹ thuật xử dụng ngôn từ và hình ảnh cho thơ. Nhưng đó chỉ là ước vọng dù cố gắng nhưng vẫn chưa thông được mặt chữ. Tôi nhớ có lúc ở trong trại tù Cộng sản Long Khánh tôi có quen một anh chàng Việt gốc Hoa và đã hy sinh mỗi ngày miếng cơm cháy nhỏ nhoi để ăn xin vài chữ Hán nhưng chỉ được vài ba tháng đang học hành ngon lành thì bị chuyển trại và thế là chữ thầy trả cho thầy.

Giở những trang thơ của thi sĩ Cao Tiêu, nhìn những nét Hán Tự xương kính, đọc những câu thơ chuyển dịch Việt ngữ tài hoa để tưởng tượng lại một thời đã qua của lịch sử. Những nét chữ những ý thơ đã thành của những hồn trăm năm cũ, bây giờ. Đọc sách để tưởng tượng đến người, đến thi sĩ làm đẹp đời sống và mang lại phong vị cổ xưa cho một đời lưu lạc tha hương….

Trước sự ra đi của thi sĩ Cao Tiêu tôi có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào?

Dĩ nhiên rất là buồn và cảm thấy sự mất mát lớn của văn giới Việt Nam hải ngoại. Huống chi ở vị trí cá nhân tôi không thể nào quên 24 năm trước đây ông đã đọc thơ chúc mừng tôi và vợ tôi trong tiệc cưới và nhiều tờ báo đã đăng bài thơ ấy với nét chữ sắc sảo tài hoa. Cũng như khi ông làm ở hội USCC đã giúp đỡ gia đình người anh vợ tôi được định cư khi ở trong trại cấm Hồng Kông. Và nhất là ông đã ưu ái coi tôi như người thân trong nhà như các cháu ông mà cũng là bạn của tôi như Hoàng Khai Nhan, Hoàng Quốc Bảo.

Viết những dòng chữ này, là một cách thế tưởng niệm với những nén tâm hương.…

Nguyễn Mạnh Trinh



Nghe Bạn Mình Hát: Tạc Dạ Lời Cha

Tạc Dạ Lời Cha

Tác giả: Phạm Văn Phú

Trình bày: Ái Liên

Đàn đệm: Huỳnh Châu






Tưởng Nhớ Cha

Tác giả: Ái Liên & Phạm Văn Phú

Trình bày: Ái Liên & Phạm Văn Phú

Đàn đệm: Huỳnh Châu & Quang Hoàng






Giọng Ca Vàng: Bé Jennifer Lynh

Anh Là Ai

Sáng tác: Việt Khang
Trình bày: Bé Jennifer Lynh




Quê Hương Bỏ Lại

Sáng tác: Tô Huyền Vân
Trình bày: Bé Jennifer Lynh




Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên

Sáng tác: Nguyễn Đình Toàn
Trình bày: Bé Jennifer Lynh




Compressed Moon

Compressed Moon

Photo by: Phạm Minh Xuân

Camera: Nikon D7100

Lens: Fieldscope Nikon EDG 16-48X-65mm

Date taken: June 14, 2014, 11:43pm


Saturday, June 14, 2014

Japan vs Ivory Coast Côte d'Ivoire 1-2

14 June 2014


Click on the video below to play!



Japan vs Ivory Coast Côte d'Ivoire 1-2 ~ World Cup 2014




England vs Italia 1:2 ~ ALL GOALS

14 June 2014


Click on the video below to play!



England vs Italia 1:2 ~ ALL GOALS ~ World Cup 2014




Costa Rica vs Uruguay 3-1 World Cup 2014

14 June 2014


Click on the video below to play!



Costa Rica vs Uruguay 3-1 World Cup 2014




Friday, June 13, 2014

Spain vs Netherlands 1-5 ~ All Goals & Highlights

13 June 2014






Click on the video below to play!



Spain vs Netherlands 1-5 ~ All Goals & Highlights




Mexico vs Cameroon 2014 (1-0) All Goals & Highlights

13 June 2014






Click on the video below to play!



Mexico vs Cameroon 2014 (1-0) All Goals & Highlights




Thursday, June 12, 2014

Brazil vs Croatia 3-1 ~ All Goals & Highlights

12 June 2014



Brazil vs Croatia





Brazil





Croatia




Click on the video below to play!



Brazil vs Croatia 3-1 ~ All Goals & Highlights




We Are One (Ole Ola) The Official 2014 FIFA World Cup Song

We Are One

The Official 2014 FIFA World Cup Song





Wednesday, June 11, 2014

Đêm Quỳnh

Đêm Quỳnh

Đêm Qua Vườn Ai Nở Những Đóa Quỳnh

Photos by Hoàng Khai Nhan

10 June 2014



Hé Nhụy





Trong Trắng





Làm Duyên





Nguyệt Quỳnh




Sunday, June 8, 2014

Vần Thơ Dâng Mẹ (Phạm văn Phú) Ái Liên

Vần Thơ Dâng Mẹ

Sáng tác: Phạm Văn Phú

Giọng ca: Ái Liên

Ý thơ: Võ-Thị Minh-Phượng

Tiếng đàn: NS Hai Trân & NS Huỳnh Châu


Saturday, June 7, 2014

Em Và Tôi

Thơ & Minh họa: Xanh Thỵ Nhạn Trắng
Mấy mươi năm về trước
Em trốn học lang thang
Dầm mình trong mưa lụt
Ngơ ngác mắt nai vàng

Cũng tình cờ chiều ấy
Lái xe jeep tàng tàng
Qua lối dọc, đường ngang
Thẫn thờ anh ngắm nước

Thấy em đi đằng trước
Chân nghịch đùa đá nước
Nghiêng ngả tấm lưng thon
Nhấn còi xin nhường bước

Nhưng em chả chiụ nghe
Cứ tỉnh bơ em bước
Như chả nghe thấy gì
Bực mình anh rà sát

Lái xe tiến ngang hàng
Thò đầu anh vội quát
Cho đỡ cơn tức ngang:
"Này cô, chắc cô điếc
Cớ sao tôi nhấn còi
Cứ lặng thinh cô bước
Chẳng ngoái trước, nhìn sau!
"

Vội vàng quay ngoắt đầu
Em nhìn tôi lạ lẫm:
"Ông này quả lẩm cẩm
Chắc ông có vấn đề
Dẫu tôi đi ngoài lề
Giản đơn ông phải tránh!
"

Em quả là ngang ngạnh
Nhưng tôi yêu mất rồi
Lạ lùng từ dạo đó
Tôi chả còn là tôi!

Xanh Thỵ Nhạn Trắng

Thursday, June 5, 2014

Vietnam From The Air

by Quadrotor Dragonfly



Tan Loc Island & Hau River From The Air

Tan Loc is an island in Thot Not District in Can Tho City, covering an area of 15 kilometers in length and two kilometers in width in the Hau River. The island was formed from sand and alluvium from the upstream of the Mekong River around 400 years ago. The video shows aerial of the island situated in the Hau River, and also a cross river flight to the mainland and back.

Filmed in January 2014





Mũi Né Phan Thiết From The Air

Mũi Né is a coastal resort town in the Binh Thuan Province of southeastern Vietnam. The town is close to the city of Phan Thiết. Tourism has transformed Mui Ne into a resort destination since 1995, when many visited to view the total solar eclipse of October 24, 1995. Mui Ne has many resorts on the beach, as well as restaurants, bars and cafes. Mui Ne is a popular destination for Russian tourists, and many of the restaurants and resorts are Russian-owned.

Mui Ne Beach is a popular tropical beach. Strong sea breezes make it very popular for kitesurfing and windsurfing. The tourist season is from December to May. The average temperature is 27°C, and the climate is hot and dry for most of the year.

Filmed in July, 2013.





Nha Trang From The Air

Aerial views of Nha Trang. Some of the locations include Cham Tower, Hoa Lan, and Monkey Island (Dao Khi).

Filmed in January, 2013





Phú Quốc From The Air

Aerials of Phu Quoc Island, Vietnam. Locations: Sao beach, long beach, Coconut prison, Dinh Cau temple, Duong Dong town, Ham Ninh village pier, bunch of islets off Phu Quoc Island in the Gulf of Thailand.





Saigon From The Air

Aerial views of Saigon, Vietnam. Filmed October 2013 in District 1. Landmarks featured: Bitexco Financial Tower, Saigon River, Cat Lai Ferry Terminal, Cho Ben Thanh market, Saigon Notre-Dame Basilica, Reunification (Independence) Palace, HCMC People's Committee, Vincom Center, Diamond Plaza, Te Channel, Nguyen Hue Avenue.

Filmed in October, 2013





Night Flight in Phu Nhuan

Filmed in January, 2014.





Đầm Sen Park From The Air

Dam Sen Cultural Park (Vietnamese: Công viên Văn hóa Đầm Sen) is an amusement park located in District 11, Saigon, Vietnam. The park has an area of 50 hectares, of which 20% comprises lakes and 60% trees and gardens.





Hoàng Văn Thụ Park & Saigon, From The Air





Quận 9, Saigon, From The Air





Mekong Delta From The Air

Monday, June 2, 2014

Răng Chừ Anh Mới Tới

Trần-Công Anh-Dũng

Tửu bất túy nhơn, nhơn tự túy
Hoa bất mê nhơn, nhơn tự mê
Không phải rượu
không phải hoa
một chắc cô gái Huế
mới tưởng tượng thôi
đã lảo đảo... quên về

Tui đâu có đi thi
Cũng đâu phải học trò xứ Quảng
Tui là kẻ quen nòi phiêu lãng
điếm cỏ, cầu sương
ngày tháng lai rai

Em ở mô năm bảy mốt bảy hai
Cứ tới hè là tui tuông ra Huế
Tui vô duyên, chỉ gặp toàn các "mệ"
Em nghỉ hè, chú mạ bắt cấm cung

Ông Trời... Thừa Thiên cắc cớ vô cùng
Chưa cho gặp đã bắt nửa đời xa cách

Ba mươi mấy năm rồi
bỗng chiều ni
đất khách
Em yêu kiều từ trong mộng bước ra

Tui ngất ngây
đâu bởi rượu, bởi hoa
mà bởi câu
"Răng chừ anh mới tới?"

Sunday, June 1, 2014

Nghe Bạn Mình Hát: Dạ Khúc


Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Quỳ

Dạ khúc là tên một bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, cùng với bài Dạ khúc của Nguyễn Mỹ Ca là hai bản dạ khúc nổi tiếng nhất Việt Nam. Dạ khúc Nguyễn Văn Quỳ thuộc thể loại Nhạc tiền chiến, được sáng tác vào khoảng năm 1950.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sinh năm 1925 tại Hà Nội. Ông chuyên viết những bản sonate giành cho giàn nhạc giao hưởng, còn lại có 4 ca khúc nổi tiếng: Nhớ Trăng Huyền Xưa, Dạ Khúc, Bóng Chiều, Chiều Cô Thôn.

Sau đây mời các bạn nghe Dạ khúc qua giọng hát của chị Châu Chi cùng với tiếng đàn dương cầm của chị Minh Ngọc, người quay phim Châu Cay:


Dạ khúc - Nguyễn Văn Quỳ
Giọng hát: Châu Chi
Tiếng đàn dương cầm: Minh Ngọc

Đêm về trong bước phong sương, lùa gió phũ phàng
Ai cười kiếp sống mong manh, lệ thắm cung đàn
Ai cất chén mong say sưa quên hận sầu
Mơ bóng dáng xưa trong tiếng tơ ngập ngừng, ai oán

Đêm về trên bến cô liêu mờ xóa chiều tà
Lan thầm xơ xác run nghe sương chìm băng giá
Hồn ai về rền tiếng than như chập chờn
Hòa tan cùng nhịp sóng nước reo mịt mùng ...vẳng xa

Còn tiếc khi hoa lòng tươi sắc dương
Ngời ánh mắt in hình xuân trắng trong
Mái tóc xanh ngát hương đời gió dịu hiền
Nhẹ rung lên ngàn lời thơ
Niềm trinh ngất ngây trong bao đợi chờ

Nhưng ngày xanh thắm mau phai tàn áng mây vàng
Cây buồn xao xuyến thương hoa rã rời theo gió
Màn đêm lạnh lùng lấp cánh nhung mịn màng
Giọt sương sầu nặng lá ... thầm buông...