Xin đăng lại bài phỏng vấn này để chia sẻ với các bạn 7/68KQ
Nguồn: http://www.gio-o.com
|
Sunday, August 31, 2014
Gió O phỏng vấn nhà văn Văn Quang
Friday, August 29, 2014
You Are My Destiny
Nghe Bạn Mình Hát
Định Mệnh Của Anh
( You Are My Destiny )
Nhạc & lời: Paul Anka
Lời Việt: Nguyễn Giang
Tiếng đàn: Tạ Kỳ Linh
Tiếng hát: Nguyễn Giang
You Are My Destiny
( Words and Music: Paul Anka )You are my destiny
You share my reverie
You are my happiness
That's what you are
You have my sweet caress
You share my loneliness
You are my dream come true
That's what you are
Heaven and heaven alone
Can take your love from me
'Cause I'd be a fool
To ever leave you dear
And a fool I'd never be
You are my destiny
You share my reverie
You're more than life to me
That's what you are
You are my destiny
You share my reverie
You are my happiness
That's what you are
ĐỊNH MỆNH CỦA ANH
( Lời Việt: Nguyễn Giang )Em như cơn mơ ngát xanh
Em chia ước muốn trong anh
Em như trăng khuya viễn khơi
Cõi lòng anh chờ!
Anh mong em luôn có đây
Ta chia nhau nỗi cô đơn
Em như sao băng cuối thôn
Cõi lòng anh chờ!
Ơn Trên đã kết nối chúng mình,
chẳng còn ngày nào lìa xa
Em yêu, anh vẫn giữ mãi trong lòng
Những thiết tha em dâng hiến
Em như cơn mơ ngát xanh
Em chia ước muốn trong anh
Em như trăng khuya viễn khơi
Cõi lòng anh chờ!
Tuesday, August 19, 2014
Tập Hát Cho Reunion 46
Ban Đồng Ca 7/68KQ
Ca Trưởng Dr. Bích Liên
Hòa âm & Đệm đàn: NS Tạ Kỳ Linh
Hội Nghị Diên Hồng
Lưu Hữu Phước
Con Đường Vui
Lê Vy & Phạm Duy
Con Đường Vui
Đoàn người tưng bừng về trong sương gió
Hồn như đám mây trắng lững lờ
Giang hồ không bờ không bến
Đẹp như kiếp Bô-Ê-Miên
Ánh dương lên... (Ánh dương lên...)
Một đoàn thanh niên... (Một đoàn thanh niên)
Dục nhau đi từ khi nắng sớm
Lúc gió chiều... (Lúc gió chiều...)
Về trong tiếng tiêu... (Về trong tiếng tiêu)
Bóng ai còn in trên dường dài
Đoàn người đi... (Đoàn người đi...)
Vượt rừng qua núi... (Vượt rừng qua núi...)
Bước chân vui... (Bước chân vui...)
Qua miền xa xôi... (Qua miền xa xôi)
Kìa là đoàn người Việt Nam gieo thắm tươi
Đoàn ta, vui bước trên đường mưa gió về
Còn nghe, vang dư âm bao lời ca âu yếm
Đoàn ta, tai lắng nghe hồn chinh chiến về
Đường xa, đi chưa quên bao thù xưa!...
Về Miền Nam
Trọng Khương
Về Miền Nam
Ðứng vùng lên nào bao thanh niên yêu nước
Hướng về đây miền Nam thân yêu nắng ấm
Theo vết chân người xưa ta tiến lên đường đi
Bao nắng mưa sương gió nào ngại chi
Sông nào... (cắt nước đôi nơi...)
Sông nào... (xé nát tim tôi...)
Sông nào... (bóp chết thương yêu Việt Nam ơi!)
Sông buồn... (khóc nước tang thương...)
Sông gầm... (thét khúc bi thương...)
Sông sầu... (nước mắt ly hương Việt Nam ơi!)
Ði ! Về miền Nam !
Miền thương yêu hương lúa tràn ngập đầy đồng
Ði ! Về miền Nam !
Miền xinh tươi đất rộng cùng chung đời sống
Vang lừng khúc hát hoan ca
Say đời sống ngát hương hoa
Ta cười đón gió phương Nam miền tự do
Ðây miền đất nước xinh tươi
Ðây miền nắng ấm reo vui
Ðây người sống khắp muôn phương Việt Nam ơi !
( Nhạc dạo, rồi trở lại từ đầu... )
( lần 2 hát đoạn này để hết )
Ðây miền đất nước xinh tươi
Ðây miền nắng ấm reo vui
Ðây người sống khắp muôn phương... Việt... Nam... ơi !
Sunday, August 17, 2014
Friday, August 15, 2014
Tuesday, August 12, 2014
Lễ Kỷ Niệm 35 Năm Cap Anamur tại Hamburg Đức Quốc
Tìm Hiểu Về Ngày Lễ Kỷ Niệm 35 Năm Cap Anamur
Lễ Kỷ Niệm 35 Năm Cap Anamur tại Hamburg Đức Quốc
Lễ Kỷ Niệm 35 Năm Cap Anamur tại Hamburg Đức Quốc
Cảm nhận những thuyền nhân trong Lễ Kỷ Niêm 35 năm Cap Anamur
Monday, August 11, 2014
Thảy Lỗ
Hồ Viết Yên
Thảy Lỗ là danh từ quen thuộc của các phi công trực thăng và thường được nhắc tới trong các phi đoàn trực thăng H-34 và UH-1. Tôi được nghe kể lại Phi Đoàn 219 (PĐ219) đã xử dụng phương pháp thảy lỗ này thường xuyên nhất trong các phi vụ nguy hiểm, khó khăn khi phải thả hay bốc những toán biệt kích. Nhưng từ lúc nào các phi công CH-47 Chinook khổng lồ bắt đầu học chơi trò thảy lỗ? Và từ bao giờ các Phi Công Chinook áp dụng phương pháp thảy lỗ này? Chúng tôi 11 Hoa Tiêu đầu tiên được đưa qua học Chinook sau khi mãn khoá trực thăng UH-1 từ trường bay Fort Hunter, Atlanta, Georgia. Khi đến trường bay Fort Rucker, Alabama, thì chúng tôi gặp những hoa tiêu đàn anh với nhiều giờ bay cùng kinh nghiệm chiến trường đến từ Việt Nam và thêm vào khóa học Chinook đầu tiên này là các Sĩ Quan Liên Lạc tại các trường bay đã hết nhiệm kỳ với cấp bậc Đại uý và Thiếu Tá. Tôi và Đại Úy Nguyễn Văn Hoa học bay Chinook chung một thầy (Flight Instructor). Anh Hoa là hoa tiêu có nhiều giờ bay, kinh nghiệm chiến trường và anh vừa xong nhiệm kỳ làm Sĩ Quan Liên Lạc tại trường bay Fort Hunter. Trong những lúc rảnh rỗi anh thường hay kể chuyện những phi vụ của anh và bạn bè trong các phi đoàn trực thăng H-34 và UH-1. Anh có biệt tài kể chuyện, thường chuyện anh kể rất lôi cuốn và tôi rất thích nghe. Nhất là chuyện bay bổng ở Việt Nam. Tháng 9 năm 1970 mãn khóa chúng tôi về nước. Phi Đoàn Chinook đầu tiên 237 được thành lập. Anh Hoa là trưởng Phòng Hành Quân (PHQ). Trong lúc đợi người bạn đồng minh Hoa Kỳ bàn giao máy bay Chinook, thì Bộ Tư lệnh Không Quân tạm thời đưa chúng tôi lên đồn trú tại phi trường Phú Lợi, tỉnh Bình Dương và bắt đầu bay chung với các phi công Mỹ.
Sinh hoạt ở đây, dù đợi phi vụ hay nghỉ ngơi sau những phi vụ trong ngày thì chúng tôi đều quanh quẩn trong PHQ và anh Hoa cũng thường có mặt ở đó. Thỉnh thoảng có thì giờ thì anh dùng xe Jeep của Phi Đoàn để chỉ cho anh em muốn học lái. Thì giờ còn lại thì chúng tôi hay quây quần bàn chuyện tiếu lâm, tán dóc cho qua giờ. Anh Hoa hầu như lúc nào cũng tham dự vào và kể nhiều chuyện tiếu lâm rất vui làm chúng tôi cười quên cả ngày giờ. Thỉnh thoảng anh cũng kể những chuyện bay bổng về các phi vụ của thời xa xưa trên trực thăng H-34 hay UH-1. Qua những câu chuyện đó, có chuyện H-34 và UH-1 thảy lỗ. Những động tác thường đi đôi với câu chuyện tạo thêm phần hấp dẫn và thu hút, có vài lần anh kể đi sâu vào nhiều chi tiết của cách thảy lỗ. Câu chuyện đó cũng như nhiều câu chuyện khác gần như ít ai còn nhớ. Riêng tôi có lẽ vì được nghe câu chuyện này nhiều lần và những chi tiết mà anh diễn tả đã in trong trí nhớ của tôi từ lúc nào! Chúng tôi là những phi công trẻ vừa rời trường bay từ Mỹ về nước thì được điều động ngay vào những phi vụ đổ bộ, tiếp tế, chuyển quân cho vùng 3 chiến thuật. Thời điểm này các phi vụ hầu hết là vùng Tây Ninh, đến căn cứ Thiện Ngôn và sau đó vượt qua bên kia biên giới Việt Miên, bay đến Kampong Chàm, có nhiều phi vụ tôi đã bay đến Phi Trường Nam Vang, thủ đô của Campuchia và những vùng Tây Bắc xa xôi khác trong lòng đất Miên. Những phi vụ bay đổ bộ lính thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (QLVNCH) bất thình lình xuống để tiêu diệt những căn cứ hậu cần và tiếp liệu của Việt Cộng (VC) và Cộng Sản Bắc Việt đã đặt theo biên giới và sâu trong đất Miên. Bay đi thì đổ bộ lính chiến, tiếp tế, đạn dược, nhiên liệu, thực phẩm. Bay về thì chở chiến lợi phẩm như súng ống, đạn dược, quân trang, quân dụng và nhất là lương thực mà VC dự trữ để tiếp tế cho bọn bộ đội của chúng đang ẩn trốn trong lãnh thổ của miền Nam Việt Nam. Những chiến lợi phẩm và tù binh VC bị bắt sống đã được chúng tôi đưa về từ chiến trường Campuchia hằng ngày. Chúng tôi cảm thấy hãnh diện và hăng say thi hành các phi vụ trên đất Miên và chứng kiến những chiến thắng từ khắp các mặt trận gởi về. Bay không biết mệt chỉ thấy hãnh diện vì mình đang đóng góp vào cuộc chiến để bào vệ sự tự do cho miền Nam Việt Nam. Nhưng thật không may cho QLVNCH và buồn cho vận nước đó là sự ra đi của Đại Tướng Đỗ Cao Trí, vị chỉ huy trưởng mặt trận, bị tử nạn máy bay khi cất cánh lên từ phi trường Trảng Lớn, Tây Ninh. Cái chết thật bí mật mà trong phi hành đoàn đó có một người bạn cùng khoá trực thăng UH-1 với tôi và từ đó cuộc hành quân lùng soát và tiêu diệt Việt Cộng bên phần đất Campuchia cũng chấm dứt.
Không bao lâu, VC đã lợi dụng đất Miên để chuyển nhiều vũ khí, đạn dược, xe tăng, cũng như nhiều súng phòng không sang bố trí suốt vùng đất từ biên giới Việt Miên đến Tây Ninh. Phi trường Thiện Ngôn ngắn, nhỏ nằm trên đoạn đường này và do bộ tư lệnh của Lữ Đoàn Nhảy Dù đóng giữ. Khi tiếp tế cho căn cứ Alpha (A) phía Tây Bắc của Thiện Ngôn thì Thiếu Úy Trịnh Tiến Khang đã bị trúng viên đạn phòng không. Khang là hoa tiêu đầu tiên của PĐ237 hy sinh cho Tổ Quốc. Từ đó mỗi khi phải tiếp tế cho căn cứ A sát biên giới hoặc biên giới Việt Miên chúng tôi bắt đầu xử dụng phương cách đáp theo kiểu thảy lỗ học hàm thụ qua những lần được nghe kể.
Nhưng trực thăng H-34 và UH-1 nhỏ, gọn thì thảy lỗ là chuyện nhỏ! Chinook móc 1 kiện hàng 4 tấn phía ngoài, nằm dưới bụng máy bay. Bình thường đáp mà không khéo đập tàu dễ dàng hay nhẹ cũng lủng bụng, huống chi nghĩ đến chơi trò thảy lỗ. Dầu vậy, thì chúng tôi cũng vẫn nghiên cứu và tập cách đáp này. Sau một thời gian thực tập khá lâu trước khi áp dụng lối đáp không sách vở này thì chúng tôi thấy có thể thực hiện được. Đều cần thiết là người Co-Pilot phải giữ BEEP cho thật nhuyễn vì beep không kịp mà để mất vòng quay thì sẽ rớt, đập tàu và về chầu ông bà, còn beep lẹ quá có thể bị over torque, tàu sẽ bị hư động cơ, Trưởng Phi Cơ sẽ bị khiển trách nặng nề, chưa kể đến thời gian và sự tốn kém để thay thế 2 động cơ mới. Trong Phi Đội của tôi có Trung Úy Tạ Văn Sáu (mà chúng tôi hay gọi là chị Sáu) giữ beep cho kiểu đáp này là tuyệt vời. Dầu vậy, muốn đáp kiểu này cho an toàn thì người Trưởng Phi Cơ và người Co-pilot còn phải ăn khớp với nhau trong nhiều động tác. Thực tập thành công lối đáp mới. Mỗi khi chúng tôi cất cánh từ Tây Ninh để tiếp tế cho căn cứ A hay các tiền đồn trên vùng biên giới Việt Miên hay những vùng có phòng không của Việt Cộng thì chúng tôi thường bay ở cao độ 8.000 tới 10.000 bộ cho những ngày quang đãng, không mây. Ngày có mây thì chúng tôi bay trên mây cho tới khi căn cứ bạn nằm ngay phía dưới bụng phi cơ lúc đó chúng tôi mới bắt đầu xuống theo kiểu trôn ốc, xoáy theo vòng tròn 360 độ, giảm sức nâng tối đa, vòng càng nhỏ thì mức độ an toàn càng cao, còn vòng rộng quá, không nằm trong vòng kiểm soát của quân bạn thì dễ lãnh đạn. Chinook to và nặng, kiện hàng mang dưới bụng cũng nặng cho nên tốc độ rơi xuống rất nhanh. Kìm hãm chiếc Chinook lại trên bãi đáp nhỏ đã được chỉ định là 1 nghệ thuật. Lẹ làng đặt kiện hàng vào đúng chỗ quân bạn muốn và cất cánh trước khi Việt Cộng pháo kích thì mới mong sống sót.
Có những lúc vào bãi đáp nhìn hoài mà không thấy bóng 1 người lính nào hết, gọi máy hỏi thăm quân bạn trên tần số thì mới biết họ đang nằm dưới những hố cá nhân để phòng ngừa bị pháo kích. Thường chúng tôi hay xin quân bạn cho trái khói để biết hướng gió và chỗ thả hàng nhưng những vùng này hầu như quân bạn luôn luôn từ chối. Có bay nhiều, thấy nhiều, mới thông cảm được cảnh khổ cực, nguy hiểm, của những người lính chiến ngoài mặt trận và từ đó mình mới thương và cảm thông cho sự hy sinh của những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà. Khi cất cánh trở ra thì chúng tôi kéo phi cơ lên thật nhanh quay tròn theo trôn ốc trên phạm vi đồn trú của quân bạn cho tới khi lấy đủ cao độ an toàn thì lấy hướng bay về. Thường sau những chuyến đáp như vầy lỗ tai chúng tôi đều bị lùng bùng. Nhưng đó là chuyện nhỏ, hoàn tất phi vụ và còn sống mới là chuyện chính. Với thời gian, quen dần lối đáp mới, chúng tôi trở thành những chàng phi công Chinook thảy lỗ nghề nghiệp. Từ đó trở đi trên khắp 4 vùng chiến thuật, từ mũi Cà Mau cho tới Bến Hải, đặc biệt những ngày đi biệt phái cho biệt đội Pleiku, biệt đội Cần Thơ, hay biệt đội Đà Nẵng, chúng tôi áp dụng phương cách thảy lỗ này để hoàn tất các phi vụ dầu bãi đáp có nguy hiểm hay đang bị VC vây quanh. Gởi đến các bạn bài này để nhớ lại vị Tướng anh hùng và 2 người bạn đồng đội đã hy sinh cho Tổ Quốc và cũng đặc biệt tặng đến anh Hoa, người anh dễ mến, vui tính, hiền hoà, thương anh em và lúc nào cũng vui cười. Chúc các bạn và gia đình, vui, trẻ trung, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Hồ viết Yên |
Sunday, August 10, 2014
August Birthdays
Sinh Nhật Tháng 8
Tổ Chức Tại Nhà Anh Chị Đặng Trần San
August 10, 2014
Video
Click on the video below to play!
August Birthdays
Aug 04: Lê Đặng Hùng
Aug 05: Thủy (Chị Đặng Trần San)
Aug 09: Hà Nội (Chị Lê Đặng Hùng)
Aug 15: Diễm (Chị Nguyễn Minh Hướng)
Aug 17: Nancy (Chị Nguyễn Văn Quí)
Aug 26: Mai (Chị Lê Văn Mạnh)
Tập Hát
dưới sự hướng dẫn của chị Bích Liên
Tập Hát
dưới sự hướng dẫn của chị Bích Liên
Hình Ảnh
Group Photo
Sinh Nhật Tháng 8
Click on Left/Right arrow to see Previous/Next photo!Sinh Nhật Tháng 8
Click on Left/Right arrow to see Previous/Next photo!Click on Left/Right arrow to see Previous/Next photo!
Click on Left/Right arrow to see Previous/Next photo!
Click on Left/Right arrow to see Previous/Next photo!
Sờ Chuối
Yên Thân
Hùng Dũng
Cay Chi
Hùng Sử
Giang San
Gian Hùng
Hội Đồng Nội Các
Hội Đồng Tướng Lãnh
Group Photo
Click here
to see all "August Birthdays" photos!
Saturday, August 9, 2014
Thần Tượng Thời Thơ Ấu Của Tôi
Tân Định - Đa KaoThần Tượng Thời Thơ Ấu Của TôiCựu Vô Địch Xe Đạp Nước Rút Á Châu và Đông Nam Á
Kính dâng lên anh hồn các cua rơ quá cố đã làm rạng danh môn đua xe đạp Việt Nam trên các thao trường quốc tế. Kính tặng đến những ai đã từng một thời yêu mến môn đua xe đạp. Trần Đình Phước Mỗi người trong chúng ta. Có lẽ ai cũng có một thần tượng để tôn thờ cho chính mình. Riêng tôi, cựu vô địch xe đạp nước rút Á Châu tại Đông Kinh, Nhật Bản, và Đông Nam Á Vận Hội tại Ngưỡng Quang, Miến Điện, năm 1961: “Cua rơ Nguyễn Văn Châu là Thần Tượng Thời Thơ Ấu của tôi.” Vào môt buổi trưa cuối tháng Bảy, năm 2014, trong chuyến về thăm gia đình ngắn ngày, tôi cố gắng dành chút thời giờ thả bộ từ phía Cầu Kiệu đi về hướng chợ Tân Định. Thời tiết rất nóng bức và khó chịu. Mới rảo vài bước mà quần áo đã ướt đẫm mồ hôi. Khi đi ngang qua nhà bác sĩ Kính, bác sĩ chuyên trị về mắt trước năm 1975, tôi tình cờ gặp một người đàn ông khoảng ngoài bảy mươi tuổi đang đứng trông chừng xe cho khách trước tiệm “Bánh Tằm Bì 370 - Đặc Sản Bạc Liêu.” Tiệm này trước kia là nhà của ông Lang Sách, chuyên bắt mạch, cho thuốc Đông Y gia truyền. Sau vài giây định thần, tôi hỏi ông ta: ”Có phải ông là cua rơ Nguyễn Văn Châu đã từng làm rạng danh nền đua xe đạp VNCH trước năm 1975 không?” Ông ngạc nhiên hỏi sao tôi lại biết tên ông ta. Sau đó, ông trả lời: Đúng! chính ông là cua rơ xe đạp Nguyễn Văn Châu. Nói xong ông mời tôi nếu có rảnh, thì thử thưởng thức đặc sản của tiệm, do chính con trai thứ của ông làm chủ và trực tiếp đứng nấu. Còn ông thì chỉ giữ nhiệm vụ coi chừng xe cho khách, để khách an tâm thưởng thức và không sợ khi trả tiền xong đi ra ngoài tự nhiên thấy xe không cánh mà bay thì “Buồn ơi! Chào mi!” Mỗi khi quán thiếu gì, ông liền xách xe đạp chạy ngay ra chợ Tân Định gần đó để mua thêm. Đang đói bụng và thèm một ly trà đá lạnh, nên tôi đi thẳng vào quán và chọn bàn cuối cùng ngồi. Tôi gọi một tô Bánh Tằm Bì, vì tôi nghĩ chắc là món chiến lược của quán, và không quên kêu thêm một ly trà đá lạnh. Lúc này đã quá trưa, quán chỉ còn tôi là khách. Ông đến ngồi bên cạnh tôi và nói: ”Bao nhiêu năm nay, ít có ai hỏi đến tên tôi.” Đây là lần đầu tiên có người nhắc đến tên ông. Tôi xin phép được gọi ông bằng anh và cho biết hồi nhỏ tôi rất mê môn đua xe đạp, nhưng không theo đuổi được, vì lý do sức khoẻ. Hôm nay gặp đươc ông, người mà tôi coi như thần tượng lúc còn nhỏ, thật là một điều may mắn và bất ngờ đối với tôi. Tôi hỏi ông: ”Nếu có thể, xin anh cho tôi được có vài câu hỏi.” Ông cười vui vẻ với cái miệng móm xọm rất có duyên, rồi nói: ”Em cứ tự nhiên. Anh sẵn sàng trả lời các thắc mắc của em.” - Anh có thể cho em biết sơ lược qua về anh. Anh sinh ngày 24 tháng 8, năm 1940, tại Phú Nhuận - Gia Định. Gia đình gồm Ba Má và sáu anh em, hai trai và bốn gái. Lúc đầu gia đình ở Phú Nhuận. Năm 1952, dọn về Tân Định, hẻm 392 đường Hai Bà Trưng. Bên trái hẻm là tiệm chụp hình Văn Hoa, kế bên có tiệm nhuộm Tô Hồng, Thuốc Lào Vĩnh Bảo. Bên phải hẻm có Billards và Phở Vạn Lợi, sát bên có con hẻm nhỏ sửa giày dép và tiệm Cà Rem Hoàn Kiếm. Nhìn sang bên kia là đường Nguyễn Văn Mai, có nhà thuốc Tây Trần Ngọc Tiếng, Pháp Hoa Ngân Hàng, tiệm may Thái Lai, nhà thuốc Bắc của ông Thần Bút. Hồi nhỏ anh và em trai theo học tại trường Hoà Bình, gần nhà thờ Đức Bà. Lúc mười hai tuổi thì chuyển sang học trường La San Đức Minh. Còn các em gái thì theo học trường Thiên Phước. - Nguyên nhân nào anh đến với môn đua xe đạp? Lúc đầu anh rất thích môn bóng tròn. Nhưng Ba anh nói ”Con đá banh có một cẳng thì chán lắm!” Sao con không chọn môn đua xe đạp? Chơi môn này con có thể dùng cả hai chân, hai tay và cả cái đầu. Nghe theo lời ba anh đốc thúc. Anh tập đạp thử chiếc xe đạp cà tàng của ba anh. Tình cờ, hai cua rơ đàn anh là Trần Gia Thu và Trần Văn Nên thấy anh chạy có nét, nên khuyến khích anh tập chạy đua nước rút. Hai đàn anh ra sức hướng dẫn một mầm non sẽ có nhiều triển vọng trong tương lai. Thấy con mình đam mê, miệt mài tập tành. Thế là ba anh hy sinh bỏ ra một tháng lương để sắm cho anh một con ngựa sắt chiến đấu vào thời đó. - Khi nào thì anh chính thức bắt đầu sự nghiệp đua xe? Chạy dưới màu áo nào? - Anh bắt đầu chập chững chạy cho Đội Liên Hiệp Công Nhân lúc mười sáu tuổi. Năm sau chạy cho Thủy Quân Lục Chiến. Năm 1959, vào lính thì chạy cho đội Quân Vận. Trong thời gian này không có huấn luyện viên chính thức, mà chỉ có các đàn anh dìu dắt đàn em. Cá nhân anh, lúc nào anh cũng kính trọng và thương quý hai đàn anh: Trần Gia Thu và Trần Văn Nên về tư cách, đạo đức và nhất là hết lòng chỉ dạy tận tình cho đàn em, mà không bao giờ than thở hay nặng lời. - Xin anh cho biết anh sử dụng xe đạp hiệu nào? Phụ Tùng thay thế khi cần thiết mua ở đâu? - Anh chạy xe đạp hiệu Bernard. Khi cần phụ tùng ngoại quốc của Ý, Pháp thay thế, thì nhờ tiệm chuyên bán xe đạp và phụ tùng Đoàn Văn Thẩm, nằm trên đường Hai Bà Trưng, đối diện với đường Yên Đổ và trường Trung Học Vạn Hạnh đặt mua giùm. Mỗi lần tham dự cuộc đua, thì trước đó vài ngày, anh phải tháo hết xe ra từng bộ phận, vô dầu mỡ cho thật kỹ. Chạy thử tới, lui nhiều lần. Kiểm soát mọi bộ phận thật bảo đảm và chắc chắn. Săn sóc chiếc xe còn hơn đứa con cưng của mình. - Trong cuộc đời đua xe đạp. Xin anh cho biết đã đạt được bao nhiêu thành tích. - Anh không nhớ hết! Tuy nhiên, anh đã đoạt chín lần vô địch nước rút trong nước. Đặc biệt, hai lần trong cùng năm 1961, mà cho đến bây giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của anh. Lần thứ nhất “Vô Địch Nước Rút Á Châu” ở Đông Kinh. Trước khi đến Nhật Bổn, anh chỉ vỏn vẹn có ba ngày thực tập tại vòng chảo ở Huế rất thô sơ. Khi tới Tokyo với hơn bốn mươi vòng chảo hiện đại hơn, anh thấy choáng ngộp, và hoàn toàn xa lạ nên cũng rất lo lắng. Do đó, anh ra sức tập luyện ngay. Anh thầm nói: “Vì danh dự tổ quốc, vì màu cờ sắc áo, vì đồng đội đặt nhiều tin tưỏng, anh quyết tâm phải thắng cuộc đua này bằng mọi giá.”
Và anh đã làm được điều ước nguyện này, khi bánh xe đua của anh cán mức trước tay đua nổi tiếng của Nhật tên Ywanmato, trong cuộc đua nước rút 200 mét lòng chảo chỉ đường tơ, kẽ tóc, với thời gian 11 phút 4 giây, khiến cả vận động trường nín lặng. Nhiều người Nhật đã bật khóc, khi đứa con cưng của họ bị thua đau đớn, mà trước đó họ tin rằng tấm “Huy Chương Vàng” chắc chắn sẽ nằm trong tay nước chủ nhà dễ dàng. Lần thứ hai ”Vô Địch Đông Nam Á Vận Hội” tại Ngưỡng Quang - Miến Điện. Cuộc đua nước rút lần này không phải chạy trên lòng chảo, mà chạy trên đường bình thường. Anh đã thắng không mấy khó! Vì đó là sở trường của anh. Anh cười và nói thêm ”Nghề của chàng mà em.”
- Xin anh kể cho biết vài tên tuổi cua rơ nổi tiếng cùng thời với anh. Thú thật, bây giờ anh không thể nào nhớ hết! Có thể kể những cua rơ đàn anh có thành tích như: Lê Thành Các với biệt danh là Phượng Hoàng. Ông ta xuống đèo mà vẫn tiếp tục đạp hết tốc lực, dù trong đêm tối, với bất cứ mọi thời tiết. Ó đen Bùi Văn Hoàng được xếp sau ông. Tiếp theo, Ngô Thành Liêm, Lưu Quần, Trần Văn Nên, Huỳnh Anh, Trần Gia Thu, Trần Gia Châu, Trương Tỷ, Huỳnh Ngọc Chánh, Tô Hiếu Thuận, Võ Vĩnh Thời, Nguyễn Hữu Thoại, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Văn Kỉnh, Trần Hữu Tuấn... Về hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ hết mình cho phong trào đua xe đạp có Cựu Đ/T Trần Văn Xồi, Phạm Văn Cự, Nguyễn Văn Tạo. - Xin anh cho biết lúc nào anh giải nghệ hẳn? Sau năm 1975, anh vẫn còn tiếp tục đua xe đạp. Năm 1976, đoạt giải nhì trong một cuộc đua chạy ra Vũng Tàu. Sau đó anh chuyển sang làm Huấn Luyện Viên cho các đội: Cửu Long, Quận 3, Quận 5, Tân Bình, Quân khu 7. Có lúc phải ra ngã bảy sửa xe đạp và môi giới mua bán xe đạp. Chiếc xe đạp đã làm nên tên tuổi anh cũng phải bán để mưu sinh, mà thời giá lúc đó bằng giá trị chiếc xe Honda. Về sau hai vợ chồng mượn vốn để chuyển sang bán “Bánh Tằm Bì” và các món Đặc Sản Bạc Liêu. Chiếc bàn nhỏ, vài chiếc ghế ngồi chồm hổm nằm trên đường Hai Bà Trưng, trước Billards Vạn Lợi, gần hẻm nhà anh. Sau này bị dẹp lòng lề đường, nên hai vợ chồng anh thuê được căn nhà số 459B đường Hai Bà Trưng, để mở tiệm. Tiền thuê hàng tháng rất cao, vì nằm trên điạ điểm thuận lợi. May mắn được thực khách thương quý anh đến ủng hộ rất đông. Lúc này anh không còn vương vấn với nghiệp xe đạp, để tập trung cho việc buôn bán. - Hiện nay tình hình kinh tế gia đình anh thế nào? Anh im lặng trong chốc lát và cho biết: "Thoi thóp qua ngày nào, mừng ngày đó em ơi!" Sức khoẻ càng ngày càng yếu đi vì đủ thứ tật bệnh của tuổi già. Hiền thê của anh chẳng may mất đột ngột lúc vừa đặt chân đến Hoa Kỳ, khi viếng thăm người em. Một trong ba người con trai ra đi vì tai nạn giao thông. Hiện còn hai con trai đều đã lập gia đình. Con trai lớn đang hành nghề tài xế và con trai thứ đang làm chủ cửa hàng ăn uống mang tên “Bánh Tằm Bì 370.” Hiện anh sống cùng với người con thứ ở căn nhà hẻm 392 và phụ giúp con anh trông coi tiệm. Tôi xin lỗi anh vì đã đặt câu hỏi làm khơi lại nỗi buồn của anh. Bắt tay xin chào từ giã anh. Bước chân ra khỏi tiệm mà trong lòng nặng trĩu. Tràn dâng lên một nỗi buồn cho một nhân tài bị bỏ quên. Cơn mưa bất chợt cùng lúc xuất hiện, càng làm tôi thấy thương mến anh hơn. Tôi hứa sẽ cố gắng viết vài hàng về anh và xin được trân trọng giới thiệu cùng bà con khắp nơi “Bánh Tằm Bì 370” với các món Đặc Sản Bạc Liêu. Điạ chỉ số 459B, đường Hai Bà Trưng, phường 8, Quận Ba, Sài Gòn. Nếu ai còn quý mến anh. Người đã tạo nên kỳ tích có một không hai trong lịch sử đua xe đạp nước nhà, mà từ trước đến nay chưa có cua rơ Việt Nam nào thực hiện được. Anh đã làm đã làm rạng danh hai chữ Việt Nam trên các thao trường quốc tế. Xin bà con hãy đến ủng hộ tiệm ăn của con trai anh, với các món ăn đặc sản quê hương của miền sông nước Bạc Liêu. Thức ăn ngon miệng, giá cả vừa phải và tiếp đón lịch sự. Thực khách sẽ có dịp chuyện trò, hàn huyên với nhà vô địch, thể tháo gia tên tuổi đã từng làm say mê giới trẻ yêu xe đạp vào đầu thập niên sáu mươi, bảy mưoi. Chúng ta sẽ cùng anh nhắc lại một thời để nhớ và không bao giờ quên. Xin được chào anh: “Cua Rơ Vô Địch Nước Rút Nguyễn Văn Châu.” Người con yêu của vùng đất hiền hoà Tân Định và Đa Kao. Thần tượng của nhiều người yêu môn đua xe đạp, và cũng là thần tượng thuở còn ấu thơ của riêng tôi.
Trần Đình Phước |
Friday, August 8, 2014
Giấc Mơ Trưa
Giấc Mơ Trưa
Lời: Nguyễn Vĩnh Tiến
Nhạc: Giáng Son
Click on the videos below to play!
Trình tấu: Phạm Đức Thành
Hát: Thùy Chi
Múa: Linh Nga
Hát: Tóc Tiên
Sunday, August 3, 2014
Friday, August 1, 2014
Tiếng Lòng
thơ & minh họa
Xanh Thỵ Nhạn Trắng
Buổi sáng em ngồi đây Nhìn qua khung cửa nhỏ Em nghe thật vơi đầy Tiếng lòng đang rộn rã Buổi chiều em ngồi đây Nắng chiều héo hắt quá Mưa chiều thê thảm lạ Lại trông ngóng vơi đầy Em nuôi tình trong mắt Em thắp tình trong tim Mắt, tim, tuy im lìm Nhưng lòng rung niềm lạ Anh cười, anh laị qua Anh thắp tình ấm quá Tay em thừa thãi lạ Tình cháy đỏ âm thầm Ôi! Thương quá tình câm Lạnh lùng trong xúc động Em cứ vái âm thầm Tình ơi, đừng xao động! |