Huyền Sâm - Houston
Lại chộn rộn nôn nao đón Tết nữa rồi! Là các con chung của nước Việt Nam không ai mà không mang nổi lòng bâng khuâng, thương nhớ đến những
kỷ niệm về Tết đả được hưởng ở quê nhà, vui buồn lẫn lộn.
Xuân lại đến trên xứ lạ; giờ đây nhìn đám con
cháu lớn lên, tất cả dân ly hương chúng ta tóc đả bạc trắng càng thắm thía nổi
buồn xa xứ. Tôi cứ lẩn tha lẩn thẩn thấy mình như đánh mất một cái gì đó, muốn
tìm kiếm lại không biết tìm ở đâu? Đánh mất tất cả....
Thời gian âm thầm lặng lẽ từ từ trôi đi, không
bao giờ quay lại, làm cho mình tiếc nhớ không nguôi.Dù có lo nghĩ hay không lo
nghĩ thì con bò cũng trắng
răng và mình cứ cái vòng lẩn quẩn lo thiên hạ sự dài dài.
Xuân nầy xin viết vài giai thoại về Hoàng tộc, các vị đọc lai rai đở nhớ Tết ở
quê nhà, hỉ?
Trước hết xin kể sơ về Đế Hệ Thi của Hoàng tộc.
Triều Nguyễn, con vua Gia Long là Nguyễn Phước Đãm tức vua Minh Mạng, trị vì 21
năm, có 78 Hoàng nam, 64 Hoàng nữ (ở với vua cha là Hoàng nữ, xuất giá lấy
chồng là Công chúa). Hệ nhì chánh
Vua Minh Mạng đả đặt ra - Đế Hệ Thi – cho riêng
Hoàng tộc
Miên -Hường – Ưng - Bửu -Vĩnh
Bảo – Quý – Định – Long - Trường
Hiền – Năng – Kham – Kế - Thuật
Thế - Thoại - Quốc – Gia – Xương
Mổi chữ thứ tự đặt lót cho một đời con – Ý nghĩa
rất đẹp
Miên = Trường cữu ; Hường = Oai hùng ; Ưng = Vang danh ; Bữu= Quý báu ;
Vỉnh = Bền chí ; Bảo= Khí dung ; Quý = Cao sang ; Định = Cương quyết ;
Long = Vương tướng ; Trường = Không bao giờ hết.....
Đây là họ của các
“ mệ trai “ Còn họ của các “mệ gái “ thì cũng rườm rà lắm, có dịp sẽ trình bày
các vị sau, hỉ? Nhưng Vua cha có ngờ đâu con cháu của Ngài bay đi khắp bốn
phương, tám hướng vì cuộc sống và vì cái
họ lạ của vua cha mà khổ tâm vô cùng.
Điển hình là tôi lúc nhỏ vào học trường các
Soeurs, được kêu lên văn phòng. Soeur Hiệu trưỡng hỏi tới hỏi lui nhiều lần tôi có phải là con
nuôi không?
Vì sao Ba tôi họ Bữu, mẹ tôi họ Hồ, anh họ Vỉnh, chị họ Huyền. Ba tôi phải đem gia
phả tới giải thích về cái họ đứt khúc này đây; có lúc tôi cũng đả nghĩ tôi là
con nuôi lượm ở trại mồ côi đem về.
Chưa xong! Tên tôi dài quá, ghi trên giấy tờ
không đủ, lại tới lui ghi ghi, chép chép nên bỏ rớt bớt chử cho tiện việc sổ
sách nhà nước. Sau cùng tôi còn hai chữ, đầu họ, đuôi tên. Qua Mỹ, đầu tên, đuôi
họ.
Đến xứ người, tội và thương cho các anh và em
tôi, khi sanh ra các con gặp rắc rối khi khai tên họ theo kiểu Đế Hệ Thi của vua cha. Nên các “mệ”
thời nay của Hoàng tộc cứ cha họ Vỉnh thì con trai là Vỉnh....(X), còn con
gái là Vỉnh Tôn Nữ....(Y) để hợp lệ. Họ Hoàng tộc
khác họ Tôn Thất; con, trai và gái cứ truyền nhau theo họ Tôn không thay đổi, đở
rắc rối.
Nói sơ một tí về Tôn Nhơn Phủ và Phủ Đệ.
Tôn Nhơn Phủ khác Tôn Nhơn.
Tôn Nhơn có 6 Hệ Chánh từ vua Gia Long là Hệ Nhất Chánh cho
đến vua Đồng khánh là Hệ Sáu Chánh nhưng chỉ còn 5 Chánh vì vua Kiến Phúc không
có con.
Người có họ trong - Đế
Hệ Thi - của Hoàng tộc gặp nhau ở đâu cũng có thể nhận theo phẩm bậc, thứ tự
lớn nhõ để thưa trình cho phải phép. Ví dụ, cố Bác sĩ Bữu Châu ở Houston coi hồ sơ, thấy có họ Hoàng tộc sau khi xem bịnh, BS hỏi thăm gia
thế: ”Gia đình thuộc hệ nào Phủ đệ nào?” là ra ngay. Và cứ theo Hệ mà xưng hô.
Nếu trên mình một Hệ thì gọi bằng Bác, dưới mình một hệ thì gọi bằng Chú không
phân biệt tuổi tác lớn nhõ;
Phủ đệ là nơi ông Hoàng ở như phủ Hàm Thuận, phủ Thiện Nhân... là gốc tích của mình. Tôn Nhơn Phủ vừa là nơi
lo lể nghi trông coi cúng tế, giổ kỵ đền thờ vua, giữ trật tự những lạm dụng, ngôi
thứ của các “mệ”, con vua cháu chúa, vừa là cơ quan quản lý giáo dục giúp đở
những người có họ trong Hoàng tộc.
Chuyện vui kể các vị
nghe. Con vua đông lắm, có kẽ giàu, người nghèo. các Hoàng phi sanh con, Tôn
Nhân Phủ ghi vào sổ lúc trưỡng thành được cấp cho một - Phủ đệ - ở riêng và tùy
theo cấp bậc của mẹ, lớn hay nhỏ được vua cưng nhiều hay ít theo đó để cấp
dưỡng.
Môt ông Hoàng nọ, danh
có mà ruột không, Một hôm “mệ” (danh xưng Hoàng tộc) thấy Tết đến nơi phủ trống trưóc trống sau, “mệ” diện đồ lang thang
đi ngang qua đám ruộng khoai lang. Mệ lấy chân hất từ từ để khoai lộ ra, mệ có
dám ngồi xuống nhặt lấy đâu, sợ bị bắt gặp mất mặt, “dị òm” mần răng mà dám ngó
ai đây, hỉ? Người trồng khoai từ xa trông thấy, chạy lại nói với “mệ”: “Mệ mần
chi đó? mệ để con lấy một mớ khoai đem về luộc ăn chơi ba ngày Tết, mệ hỉ?” Vậy mà “mệ “ nhà ta ngúng nguẩy te te vừa
đi vừa kên mặt nói: “ Tao mô mà ăn ba cái thứ ni. Đi ngang tao hất mấy củ khoai
đó lên chơi mà”; chỉ vì giữ thể diện của một ông Hoàng nên “mệ” đành đói meo.
Tội ghê, hỉ?
Vua cha lập Đế Hệ Thi cho dòng họ hay thì
thiệt hay mà khổ cũng thiệt khổ nhất là đám con cháu sau nầy.
Hoàng triều danh giá của nước Nhật, các Hoàng tữ
và các Công nương chắc cũng bị cái họ cái tên nó bó cho suốt đời như Đế Hệ thi
của Hoàng tộc triều Nguyễn.
Cuối tên Thái tử hay Hoàng tử Nhật là có chữ -
“Hito” - và cuối tên các Công
nương, công chúa phải có chữ - “Aiko “ – như Thái tữ AruHito. Còn tên các thần
dân xứ Mặt Trời, tên không kéo thêm khúc đuôi nầy được.
Tôi có người bạn học không muốn lập gia đình với
người Huế mặc dầu bạn là dân mắm ruốc chánh hiệu làng quê Nam Phổ chỉ vì câu ca
dao:
“ Con gái Nam Phổ ở lổ trèo cau (Nam Phổ nổi tiếng cau ngon)
Con trai Dưong Nổ nhìn chộ thất kinh “ (Dưong Nổ là làng kế bên)
Bạn và tôi với tuổi 14-15 rất mê chép thơ tình
Nguyễn Bính và Xuân Diệu để làm tập thơ riêng. Chỉ vì Tết năm Con Khỉ khọt mà
bạn tôi ra đi còn trẻ quá, không cùng tôi viết cho hết các bài thơ tình lãng
mạn. Tôi xin sửa lại vài lời cho vong linh bạn
mình vui, hỉ?
“ Hoàng tức Nam Phổ xiêm váy trèo cau (Hoàng tức là con dâu vua)
Hoàng tữ Dương Nổ nhìn chộ
muốn yêu”!!!
Thôi, chuẩn bị đón Tết, hỉ?
Mùa
xuân Đinh Hợi 2007
Ngọc Tâm
Nguyễn
Phước Huyền Tôn Nữ T. Sâm