Wednesday, July 30, 2014
Tuesday, July 29, 2014
Italy From Above
Italy From Above
Beautiful Flying Journeys from Caserta to Tivoli
Best Sights from Verona, Venice, Vicenza & more
Straits of Messina to Bay of Naples from Above
The Most Beautiful Place on Earth
Southern Italy [Part 1]
The Most Beautiful Place on Earth
Southern Italy [Part 2]
The Most Beautiful Place on Earth
[Part 3]
The Most Beautiful Place on Earth
[Part 4]
Sunday, July 27, 2014
July Birthdays Celebration
Sinh Nhật Tháng 7
Videos
Mừng Sinh Nhật Tháng 7
Nguyễn Giang Biểu Diễn Keyboard
Hình Ảnh
Click on Left/Right arrow to see Prev/Next photo!
Click on Left/Right arrow to see Prev/Next photo!
Click on Left/Right arrow to see Prev/Next photo!
Click on Left/Right arrow to see Prev/Next photo!
Click here to see all photos!
Cánh Tay Dàn Trải
thơ Xanh Thỵ Nhạn TrắngSuốt 42 năm... Vẫn cánh tay anh trải dài làm gối Cho em những giấc ngủ tuyệt vời Của bình an, ấm êm và thoải mái Em vẫn thích thế, mãi hoài, vào buổi tối... Được ngả người trên cánh tay êm Nô nức ngửi mùi hương vùng cổ Và nghe tim hoà nhịp vũ thăng trầm Có lẽ hạnh phúc em mãi hoài lẩn quẩn Trong cánh tay dang rộng, đợi chờ Anh từng tối ủ em giấc nồng ấm Em co người trong hạnh phúc quá đơn sơ Em choáng ngợp, thấy anh như cổ thụ Vươn tay dài, đổ bóng xuống đời em Anh vững chãi, để em hoài dựa dẫm Giữa tin yêu em thoải mái vô cùng Hỡi cánh tay một đời ôm ấp Anh biết không, em cần thiết vô ngần Đứng trước anh, em thấy mình bé thấp Với trải dàn mở rộng cánh tay ôm! Xanh Thỵ Nhạn Trắng |
Thursday, July 24, 2014
Radio Saigon Houston về kỷ niệm 35 năm Cap Anamur
Kỷ niệm 35 năm ngày con tàu ra khơi cứu người vượt biển
Nguyễn Hữu Huấn từ Đức
22/7/2014
Click vào link dưới để nghe:
Radio Saigon Houston
Về kỷ niệm 35 năm Cap Anamur
Saturday, July 19, 2014
Bún Bò Bà Đào
Bún Bò Bà Đào - Đà Nẵng(Đường Trần Bình Trọng - Trước Năm 1975)Tùy Bút Trần Đình Phước
Kính dâng lên hương hồn ông bà Đào. Kính tặng quý niên trưởng, các chiến hữu thuộc Trung Tâm 2 Kiểm Báo và Sư Đoàn I Không Quân, Đà Nẵng. Xin được gửi đến bà con Đà Nẵng thân yêu của tôi. Trước năm 1975. Đà Nẵng có rất nhiều nhà hàng, quán ăn. Nhưng nói đến món bún bò, thì những người có tâm hồn ăn uống, chắc chắn cũng đôi lần ghé thăm quán bún bò của Bà Đào! Có lẽ lâu ngày thành thói quen, bà con gọi tên quán là Bún Bò Bà Đào? Đơn vị tôi ở mãi tận Sơn Trà. Muốn đi sang Đà Nẵng, phải đi bộ hay quá giang xe nhà binh ra ngã ba Sơn Trà. Sau đó đón xe Lam hay xe đò đến bến đò An Hải. Từ đây đi phà sang bên kia sông Hàn, mới tới phố Đà Nẵng. Mặc dù cách xa nhiều cây số, phải mất khá nhiều thời gian. Nhưng tuần nào tôi cũng ghé Bún Bò Bà Đào một hoặc hai lần thì mới mãn nguyện. Dẫu cho hôm đó trời mưa to, gió lớn, bão bùng cũng không bao giờ tôi lùi bước trước nguy nan. Đơn giản một điều: “chỉ vì ghiền bún bò.” Quán Bún Bò Bà Đào nằm trên đường Trần Bình Trọng, gần Café Rừng với mấy cái mả đá màu nâu ở đầu đường. Quán chỉ bắt đầu bán vào khoảng 3 giờ chiều. Thực khách ghiền bún bò thường phải đợi rất lâu, vì quán lúc nào cũng đông khách đứng sắp hàng chờ. Nếu không chờ được thì đi các quán khác cũng nằm gần đó. Bà Đào có nét lai Ấn Độ, các cô con gái của bà cô nào nhìn cũng đều có nét duyên dáng, dễ thương, trong đó có một em tên Đ. là đẹp nhất, theo con mắt thơ ngây chỉ biết nhìn thôi chẳng biết gì của tôi! Lúc đó em Đ. đang học lớp Đệ Tam Trường Trung Học Tư Thục Phan Thanh Giản, tọa lạc kế bên trường Trung Học Công Lập Phan Chu Trinh. Nghe nói em Đ. bây giờ đã lập gia đình. Tháng 10, năm 1992. Trước khi rời Sài Gòn đi định cư Hoa Kỳ theo chương trình H.O. Tình cờ tôi gặp em ở gần Bệnh Viện Nguyễn Văn Học, Bình Thạnh, Gia Định. Hai đứa chỉ kịp vẫy tay, vẫy tay chào nhau một lần cuối, không kịp một lời từ giã. Nổi tiếng nhất của quán Bún Bò Bà Đào là món giò móng. Tôi đã chết mê, chết mệt vì nó. Đặc biệt là món ớt sa tế và ớt ngâm giấm, mà không nơi nào có thể sánh bằng. Tô bún bò nóng hổi, vừa ăn, vừa húp, vừa thổi, vị nồng nồng, cay cay làm nước mắt ràn rụa. Nhất là những hôm trời se se lạnh, có một chút mưa bụi vào những tháng cuối năm thì thật tuyệt vời. Nhiều khi trong bóp hết tiền, cầm thẻ lương chưa được, hoặc Sĩ Quan Thủ Quỹ Sư Đoàn I Không Quân là Trung úy HBT, hay Sĩ Quan Kế Toán là Thiếu úy TVH, biệt danh “Thượng Toạ Thích Tâm Cự”, có chuyện bực trong mình không chịu phát sớm. Lúc đó gương mặt giả bộ mếu máo, năn nỉ, xin bà cho ăn thiếu. Bà lúc nào cũng vui vẻ chấp thuận cho một tín đồ trung thành bún bò, mà không thắc mắc gi cả! Thường thường, mỗi tô chỉ được trang điểm một cái móng. Riêng tôi, thì được bà luôn luôn cho ba, hoặc bốn móng, mà chỉ tính giá bình thường. Có lẽ bà thương hại cho một tín đồ bún bò đã bỏ công khổ nhọc lặn lội trèo xe Lam từ Sơn Trà, vượt bến đò Sông Hàn, và cuốc bộ mấy chục phút mới đến được quán của bà! Tôi tu ở núi Sơn Trà gần 3 năm. Tính tới, tính lui trên hai bàn tay thì tôi đã thưởng thức món bún bò giò móng không biết bao nhiêu lần! Khi có lệnh thuyên chuyển về Sài Gòn, tôi cứ lưỡng lự, vì nghĩ rằng sẽ không còn được tiếp tục thưởng thức Bún Bò Bà Đào nữa! Cũng như mỗi lần ngồi ăn bún bò, được ngắm các con gái bà mà biết bao chàng trai tứ xứ bị ngây ngất, trong số đó có các bạn khoá 7/68 KQ và tôi. Cuối cùng, tôi cũng phải giã từ Đà Nẵng thân yêu mà trong lòng bịn rịn, với một nỗi buồn khôn nguôi. Không biết là tại thèm bún bò, hay nhớ các cô con gái xinh đẹp của bà? Năm 1979, khi được về phép từ Nông Trường Đức Huệ, Long An, nằm giáp biên giới Cambodia. Tình cờ, tôi gặp bà Đào và em Đ. đang đứng ở bến xe đò Chợ Lớn Mới. Tôi chạy đến chào. Bà nhận ra tôi ngay, dù da dẻ tôi lúc này đen đúa, ẩm mốc mùi phèn. Tóc tai thì dài bờm xờm, lưng đeo balo dính đầy bùn đất, hai tay khệ nệ hai cái “len” là dụng cụ dùng để đào đất đắp nền nhà và đào kinh. Nhìn tôi giống như tài tử đóng vai chánh trong phim “Zimbo” về thành. Bà cho biết bây giờ đã giải nghệ bún bò và chuyển sang đi buôn chuyến Đà Nẵng và Sài Gòn. Bà cũng vừa mới tạm nghỉ đi buôn vì bị thương, sau tai nạn lật xe đò ở Cam Ranh. Tôi cho bà địa chỉ nhà tôi. Thỉnh thoảng bà và em Đ. vào Sài Gòn giao hàng đều ghé nhà thăm tôi. Lúc này tôi đã là “Thầy Giáo, Tháo Giầy” bất đắc dĩ. Dạy học để che mắt thế gian! Mỗi lần ghé thăm, bà thường cho tôi mấy chục tré. Đây là một đặc sản của Đà Nẵng, giống như nem Thủ Đức, nhưng có bỏ thêm riềng thái chỉ, trộn nhiều tỏi, được gói vuông vắn trông rất đẹp mắt. Trước năm 1975, Tré Bà Đệ sản xuất ở số 53 Nguyễn Hoàng, gần Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng nổi tiếng là ngon nhất, với hương vị đặc trưng không nơi nào bắt chước được. Bà kể cho tôi nghe khoảng giữa tháng 3 năm 1975, trong lúc tình hình chiến sự Vùng I đã bắt đầu giai đoạn căng thẳng, nhờ quen biết với một Trưởng Phi Cơ của một phi đoàn thường biệt phái công tác ở vùng I và II. Một nửa gia đình bà đã theo phi cơ AC-119K vào Sài Gòn trước. Bà liền thuê một căn nhà ở vùng Lăng Cha Cả để tạm trú. Nhưng sau đó bà quyết định không di tản ra nước ngoài và quay trở về sum họp cùng toàn thể gia đình. Bà cùng các con tiếp tục khôi phục lại quán bún bò. Được một thời gian ngắn, phải tự động dẹp quán, vì tình hình kinh tế khó khăn, bà con phải lo chạy gạo, kiếm cơm hàng ngày chưa đủ, thì làm sao dám ăn với uống ở ngoài được; chưa kể thuế má cao và nhiều phức tạp khác. Nên bà và các con chuyển sang đi buôn chuyến Đà Nẵng – Sài gòn và ngược lại. Gần Tết năm Nhâm Tuất 1982, bà và em Đ. vào Sài Gòn để giao hàng và mua sắm. Không hiểu sao lần này bà ghé nhà tôi lâu hơn. Tình cờ bà hỏi tôi: ”Cháu định bao giờ mới lập gia đình. Khi nào cháu lấy vợ nhớ báo cho bác biết, để bác mừng nghen.” Im lặng một hồi lâu. Tôi trả lời bà: “Thưa bác, cháu không hộ khẩu, không nghề nghiệp, còn tương lai đang ở cuối nẻo đường hầm thì làm sao nuôi nổi vợ con, mà bày đặt đám cưới, với đám xin. Ai mà gả con cho cháu là họ muốn làm khổ đời con gái họ. Chắc cháu ở vậy suốt đời thôi!“ Đến đây bà không nói gì thêm, kéo tay em Đ. đứng dậy và chào tôi ra về. Đó cũng là lần cuối tôi gặp bà. Tôi muốn viết thêm nhiều tình tiết éo le nữa, nhưng xin tạm dừng ở đây. Theo lời mấy bà con Đà Nẵng ở San José cho biết, bà đã mất cách đây vài năm. Họ cũng cho biết thêm, một trong các con gái của bà hiện đang tiếp tục nối nghiệp bún bò. Tôi tin rằng dù chất lượng đến đâu, cũng không bao giờ còn đầy đủ hương vị đậm đà như thuở nào. Mỗi lần ở San José có họp mặt đồng hương Quảng Nam Đà Nẵng, tôi đều đến tham dự, tự coi mình là đứa con thân yêu của Đà Nẵng. Tôi xem Đà Nẵng là quê hương thứ hai của tôi. Một nơi đã cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp. Đặc biệt món giò móng của Bún Bò Bà Đào, cũng như tuổi trưởng thành của tôi cũng bắt đầu từ nơi đây. Hy vọng một ngày rất gần, tôi sẽ về thăm Đà Nẵng và sẽ tìm mọi cách để tìm gặp các con của bà, chắc là bây giờ có người đã lên chức bà nội, hay bà ngoại rồi. Tôi muốn được đốt một nén nhang để nhớ đến bà, một bà Mẹ Đà Nẵng thân yêu, mà món giò móng độc đáo do bà nấu. Tôi không bao giờ tìm lại được ở bất cứ nơi chân trời góc bể nào, cho dù tôi có tiền muôn, bạc biển... Cứ hai năm tôi về Sài Gòn một lần để thăm thân mẫu tôi đã ngoài 90 tuổi đang sống ở đây. Bà nằm một chỗ đã lâu, sau khi bị té gãy xương hông. Bà may mắn được các con cháu gần bên thay phiên chăm sóc, lo lắng, nên tuổi già cũng phần nào đỡ tủi thân. Mỗi lần tôi về thăm, bà dường như khoẻ hẳn ra. Về Sài Gòn lần này, ngoài việc thăm thân mẫu, tôi nhất quyết đi Đà Nẵng như đã dự tính. Thứ nhất là thăm lại môt nơi đã mang đến cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm khó quên trong đời quân ngũ. Thứ hai là được đốt một nén nhang trước bàn thờ bà Đào như lòng đã tự hứa. Tuy nhiên, về đến nơi bề bộn đủ thứ việc, do đó tôi không thể rời Sài Gòn được và trong lòng tôi rất áy náy, bức rức vì không thực hiện đúng như lời đã hứa. Còn một tuần trước khi tôi về lại San José, hôm đó là cuối tháng 7, năm 2008, bầu trời Sài Gòn mây mù và u ám, thỉnh thoảng có môt chút mưa bụi rơi nhẹ. Tôi đạp xe đạp rời nhà từ Tân Định đến Công Viên Tao Đàn để xem các em Hướng Đạo Việt Nam sinh họat ở đây. Hướng Đạo là một phong trào giáo dục rất hiệu quả, đào tạo thanh thiếu niên trở thành những công dân tốt và hữu dụng cho đất nước, các hướng đạo sinh biết rèn luyện cho chính bản thân, cũng như giúp ích cho xã hội mà trước năm 1975 từ Sài Gòn đến hầu hết các tỉnh, thành phố rất là phổ biến. Một câu nói mà anh chị em Hướng Đạo không bao giờ quên trong đời “Hướng Đạo một ngày, là Hướng Đạo mãi mãi...” Để nhận ra nhau anh chị em hướng đạo chào nhau bằng cách giơ cao bàn tay phải lên, ba ngón giữa thẳng, nhắc nhở Hướng Đạo Sinh về ba điều của lời hứa: “Làm bổn phận đối với Tín Ngưỡng Tâm Linh và Quốc Gia tôi - Giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào - Tuân theo Luật Hướng Đạo”. Ngón tay cái đè lên ngón tay út, ngụ ý rằng người mạnh phải có bổn phận bênh vực, che chở ngưới yếu, kẻ thế cô, người lâm hoạn nạn hoặc đang gặp khó khăn. Ngoài ra, anh chi em Hướng Đạo khi gặp nhau ở bất cứ nơi đâu còn bắt tay trái, vì tay trái là phía của trái tim, để biễu lộ tình cảm thắm thiết, thân thiện giửa tình hướng đạo với nhau và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi hữu sự. Sau ngày 30 tháng 4, năm 1975, phong trào hướng đạo hoàn toàn bị triệt để cấm. Hiện nay, chính quyền không cấm và cũng không cho phép chính thức hoạt động. Các đoàn Hướng Đạo thường tập họp ở các công viên trong thành phố để sinh hoạt vào mỗi Chúa Nhật. Nhìn các em hồn nhiên vui đùa, ca hát, tập thắt gút dây, thực tập truyền tin Morse, Sémaphore, cùng các trò chơi lành mạnh khác, tôi như tìm lại được hình ảnh của mình thời thơ ấu, mà tôi tưởng như đã đánh mất từ lâu. Tình cờ, tôi gặp một người đứng kế bên. Qua trao đổi vài câu chuyện xã giao, nghe anh phát âm giọng Đà Nẵng, tôi đến bắt tay chào làm quen. Anh cho biết, hiện đang làm việc ở Đà Nẵng, mấy hôm nay vào Sài Gòn thăm bà chị ruột từ Pháp về, vì bà chị không có nhiều thì giờ ra ngoài nớ. Hôm nay bà chị hẹn gặp ở công viên Tao Đàn, nên đến đây đợi, thấy các em mặc đồng phục, sinh hoạt ngồ ngộ, nên hiếu kỳ đến xem cho biết. Sau đó anh hỏi tôi có biết gì về Đà Nẵng không? Tôi trả lời anh, ngày xưa tôi đã từng phục vụ gần ba năm ở Trung Tâm 2 Kiểm Báo tức Đài Radar Sơn Trà – Đà Nẵng – KBC 6526. Còn được gọi là Panama, Monkey Mountain hay Núi Khỉ, vì nơi đây có rất nhiều khỉ, chúng thường di chuyển từng đàn mấy chục con, đặc biệt là trên mình chúng có những đốm màu xám, nâu, vàng... mà dân địa phương gọi là con Vá Hoàng. Đơn vị tôi đóng trên núi Sơn Trà. Quanh năm, suốt tháng mây mù bao phủ. Có nhiều con suối nhỏ chảy dài từ trên cao xuống, với những cái tên rất thơ mộng: Suối Tình, Suối Mơ, Suối Mộng, Suối Hẹn Hò, Suối Đa Tuyền, Suối Tiếc Thương... Nghe đồn có đôi tình nhân trẻ vì gia đình cấm cản, họ đã đến đây cùng chết, để giữ trọn lời thề chung thủy! Những tháng vào mùa hè, đường đi lên núi, phía bên phải là sườn núi với bông trang nở đỏ rực, còn bên trái là vực sâu, hoa sim tím mọc ngút ngàn, và trên cao ánh nắng mặt trời xuyên qua những lớp sương mù bay lơ lửng, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp hữu tình, mà các hoạ sĩ, dù tài ba đến mấy cũng không thể nào vẽ được. Sơn Trà cách Đà Nẵng khoảng hơn 10 cây số đường chim bay. Tuy nhiên, tuần nào tôi cũng đều ghé Bún Bò Bà Đào, để thưởng thức cho bằng được món bún bò đặc biệt này. Chỉ có một lần duy nhất, suốt một tuần lễ tôi phải nằm ở Sơn Trà tử thủ vì trận bão Hester thổi qua Đà Nẵng, trước sinh nhật tôi một ngày. Tôi nhớ hôm đó là ngày Thứ Hai 25 tháng 10, năm 1971. Đây là trận bão lớn nhất chưa từng xảy ra trong vòng 27 năm. Trận bão đã gây thiệt hại vô cùng khốc liệt cho thành phố thân yêu của tôi. Nhiều nhà cửa đổ nát hoang tàn, bay cả nóc, cây cối tróc gốc gãy nghẽn cả đường xá, xe cộ không thể di chuyễn được, mọi sinh hoạt hàng ngày bị tê liệt hoàn toàn, nên tôi đành phải nằm tại phòng ở Sơn Trà ăn mì kim chi Đại Hàn để tưởng nhớ đến Bún Bò Bà Đào và cầu xin ơn trên che chở cho quán của bà, cũng như bà con Đà Nẵng tránh được thiên tai này. Anh cười và nói với tôi “Vậy anh là đệ tử trung thành của bà Đào rồi!” Tôi mới nói với anh, dù bây giờ xa Đà Nẵng đã nhiều năm, bước chân tôi đã đi qua nhiều nơi, thưởng thức biết bao món ngon vật lạ trên cõi đời này, nhưng tôi vẫn không thể quên được hương vị đặc biệt của Bún Bò Bà Đào ngày nào. Tôi hỏi anh có biết bà Đào không? Anh cho tôi biết bà Đào đã mất từ lâu! Nghe đâu khoảng tháng 2, năm 2001. Hiện nay cô con gái út của bà đang là chủ một quán bún bò nằm trên đường NCT, thành phố Đà Nẵng. Quán vẫn lấy tên là Bún Bò Bà Đào. Tôi hỏi thêm “Anh có cách nào giúp để tôi có thể liên lạc được với các con của bà không?” vì tôi không còn nhiều thời gian lưu lại Sài Gòn, và có lẽ khó còn dịp nào khác nữa! Anh bảo tôi chờ một chút. Sau đó lấy điện thoại cầm tay gọi ra Đà Nẵng. Vài phút sau, đứa em gái của anh gọi vào cho biết, vừa mới gọi tới quán bún bò và họ cho số điện thoại của một trong các con của bà đang sinh sống ở Sài Gòn. Thú thật, tôi mừng vô hạn, tưởng chừng như tìm lại được một báu vật đã thất lạc từ lâu! Tôi vội vàng cám ơn anh và gọi ngay số điện thoại mà em gái anh vừa cho. Đầu dây bên kia là một giọng nữ. Cô hỏi “Làm sao tôi có số điện thoại này?” Tôi trả lời “Tôi muốn nói chuyện với con bà Đào, vì tôi là chỗ thân tình với gia đình bà từ lâu.” Cô cho biết tên Đ. Tôi nhận ngay ra một giọng nói rất quen thuộc ngày nào, dù đã nhiều năm xa cách. Tôi giới thiệu tên tôi, nói lên ước nguyện của tôi là muốn được đến đốt nhang trước bàn thờ bà Đào một lần vì nghe bà mất cách đây nhiều năm. Nay có dịp về Sài Gòn, nên phải thực hiện cho được lời đã hứa. Đ. cho tôi địa chỉ ở Cây Quéo - Bình Thạnh. Tôi vội tìm đến nơi ngay chiều hôm đó. Tôi gõ cửa mà trong lòng hồi hộp vô cùng. Một lúc sau, có tiếng lách cách tra vào ổ khóa. Em Đ. ra mở cửa sắt. Em ngước nhìn lên, ngạc nhiên vì không ngờ tôi xuất hiện bất ngờ nơi đây. Cả hai ôm chằm lấy nhau vì quá mừng rỡ. Tôi đã gặp lại em Đ. bằng xương bằng thịt, nét duyên dáng vẫn như thuở nào, dù hương thời gian đã làm em thay đổi rất nhiều. Bao nhiêu năm rồi, chứ đâu phải mới hôm qua? Sau đó em mời tôi đi lên lầu, nơi đây đặt bàn thờ bà, để tôi được đốt một nén nhang cho thoả lòng mong ước từ lâu. Cầm nén nhang trên tay. Tôi chúc Bà được an nghỉ nơi cõi bình yên và khấn nguyện “Xin bà có linh thiêng, hãy phù hộ cho các bạn tôi và tôi, những người đã từng thưởng thức món bún bò độc đáo do bà nấu, luôn luôn an bình trong cuộc sống khó khăn hàng ngày, biết thương yêu và giúp đỡ nhau khi cần thiết.” Tôi kể cho em Đ. nghe, trước khi về thăm Sàigòn, tôi có viết một bài về "Bún Bò Bà Đào" để tặng các bạn tôi, những người trai trẻ trưởng thành trong chiến tranh, từng phục vụ ở vùng địa đầu giới tuyến, với những lần vào sanh ra tử, và đã từng biết hương vị Bún Bò Bà Đào. Ngoài ra, bà Đào còn có những cô con gái thanh tú, đoan trang, trong số đó có em Đ. đang ngồi nói chuyện trước mặt tôi. Em đã làm biết bao đấng anh hùng, hào kiệt khắp nơi một thời ngắm nghía, trong số đó dĩ nhiên là có tôi! Mỗi lần anh chàng nào đến quán, ít ai ăn một tô, thường thường là kêu hai tô. Riêng tôi, ngoài hai tô như thường lệ, tôi còn gọi thêm một tô đặc biệt mang về Sơn Trà, để dành cho sáng mai điểm tâm. Em hỏi vì sao tôi biết Mạ mất. Tôi trả lời là do các bà con Quảng Nam Đà Nẵng nói lại, khi tôi đến tham dự họp mặt đồng hương Quảng Nam Đà Nẵng được tổ chức ở San José. Tôi vẫn mong ước được đốt một nén nhang trước bàn thờ bà để tưởng nhớ đến bà, vì tôi xem bà như bà Mẹ thứ hai trong đời. Em nghe tôi nói, mà hai hàng nước mắt rưng rưng. Tôi vội đưa khăn tay cho em lau. Em nói trong thổn thức "Bây chừ, ước chi Mạ em còn sống để nhìn thấy anh và được nghe những lời anh nói, thì hạnh phúc biết chừng nào!" Sau đó em đã kể cho tôi nghe về những khó khăn, gian truân mà gia đình em đã gặp sau cơn đại hồng thủy. Em nói, thỉnh thoảng bà vẫn nhắc đến tên tôi, không biết bây giờ tôi trôi dạt nơi mô? đã có vợ con gì chưa? hay là trọn kiếp không nhà, mùa đông thiếu chăn êm? Tôi rất mừng, khi được em cho biết bây giờ cả gia đình đều có cuộc sống tương đối ổn định. Tất cả anh chị em đều có công ăn việc làm tốt đẹp, cơ ngơi đàng hoàng. Riêng, người con gái út tên H… đang nối nghiệp bún bò của bà. Quán vẫn được bà con thương tình đến ủng hộ như ngày xưa. Chia tay em về. Trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng, thoáng một nỗi buồn man mác. Tôi vừa đi, vừa khẽ hát nho nhỏ trong cơn mưa lất phất của buổi chiều Sài Gòn.
Thuở ấy có em anh yêu cuộc đời, Tôi nguyện trong lòng. Lần tới về Sàigòn, dù bân rộn đến đâu tôi cũng phải đi Đà Nẵng. Tìm đến quán bún bò của con gái bà, để quay về với kỷ niệm ngày nào. Kỷ niệm của một thời hồn nhiên và tuyệt vời nhất, mà bây giờ chỉ còn trong tiềm thức.
Trần Đình PhướcSan José, California 2014 |
Wednesday, July 16, 2014
Friday, July 11, 2014
Monday, July 7, 2014
Mẹ Hiền Của Chúng Tôi
Đào Hiếu ThảoWashington DC, September 26, 2012 Nhân Mùa Vu Lan báo hiếu, xá tội vong nhân, đền đáp công ơn sinh thành của bậc làm cha mẹ, tôi xin bày tỏ nỗi vui mừng vô biên vì tôi còn diễm phúc được cài lên áo một đoá hồng đỏ tươi thắm, nhờ còn có mẹ hiền để phụng dưỡng, chăm sóc, an ủi trong tuổi hạc của đời người. Trong bài thơ và tập truyện “Bông Hồng Cài Áo” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có giòng thơ nói lên tình mẫu tử bao la, không bến bờ của hiền mẫu:
“Mẹ già như chuối Ba Hương, Hay như những câu thơ của Hoàng Long nói về lòng Mẹ:
“Mẹ đã cho con nhiều hạnh phúc Là chị cả trong một gia đình có một em trai và ba em gái, mẹ tôi phải vào đời rất sớm phụ giúp bà ngoại tôi lo lắng cho các em, vì ông tôi chạy vất vả kiếm sống quanh năm xa nhà, có khi sang tận bên Pháp làm ăn cả chục năm ròng rã. Mẹ tôi vừa làm vừa học, nhờ cố gắng và chuyên cần, năm 19 tuổi, mẹ tôi đã thi đậu bằng Diplome (Thành Chung) năm 1942 và được nhận vào làm giáo viên tiểu học, sau đó trúng tuyển kỳ thi làm công chức ngành tài chánh cho chính phủ bảo hộ Pháp tại Saigon. Ba tôi tốt nghiệp nghề thư ký kế toán nên cũng được phục vụ Bộ Tài Chánh cùng thời ấy, hai người quen nhau và lập gia đình năm 1946. Ba tôi cũng là con trai trưởng có 7 em, nhà nghèo, đông con, ông bà Nội đều làm lụng cật lực để nuôi sống gia đình, ông làm thợ may, bà bán gà vịt trong Chợ Bến Thành. Sau khi lập gia đình cha mẹ tôi phải cùng lo cho các em ăn học, các cô chú, cậu dì cộng lại trên 10 người còn ở lứa tuổi vị thành niên. Với đồng lương công chức không đủ sống, cha mẹ tôi phải làm thêm những công việc phụ, buôn bán chút ít, kiếm thêm lợi tức. Nhờ sự tiếp tay của bạn hữu, ba tôi mở trường dạy lái xe hơi (auto école) trên đường General Lizé (Phan Thanh Giản) quận 3 Saigon. Mẹ tôi vừa làm thư ký vừa dạy luật đi đường và theo các huấn luyện viên làm thông ngôn khi có học viên người Pháp. Vào thời điểm quân đội Quốc Gia Việt Nam mới được thành lập hồi đầu thập niên 50, trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức, Nam Định được hình thành để tào tạo sĩ quan người Việt, trước đó các đơn vị quân đội viễn chinh và quân đội Việt Nam đều do các sĩ quan Pháp chỉ huy. Đang làm việc cho chính phủ Nam Kỳ, năm 1952 ba tôi phải lên đường nhập ngũ vào khoá 2 Thủ Đức, ông được chọn sang phục vụ ngành quân y và đi du học tại trường Quân Y Pháp ở thành phố Lyon. Về nước ông được bổ nhiệm là quản lý quân y viện Chi Lăng (sau, cơ sở này được sử dụng làm trường nữ trung học Trưng Vương) Chi Lăng chuyển lên Gò Vấp, phát triển thành quân y viện Cộng Hoà. Năm 1957, ba tôi bị bệnh nan y, được cho qua Pháp điều trị nhưng biết mình không qua khỏi nên ông xin quay về nước và từ trần ngày 5 tháng 6 năm 1957, hưởng dương 35 tuổi để lại vợ và bốn con, lớn nhất là tôi, 10 tuổi, ba em, 2 trai và 1 gái tuổi từ 3 tới 6. Nhờ được quy trách là cha tôi qua đời vì công vụ nên toà án hành chánh công nhận anh em chúng tôi là Quốc Gia Nghĩa Tử, được chánh phủ dành cho một số đặc ân và quyền lợi đối với cô nhi, quả phụ tử sĩ. Sau khi cha tôi qua đời, mẹ tôi xin trở lại làm công chức tại Tổng Nha Ngân Sách và Ngoại Viện, để có thể hưởng đồng lương khá hơn, mẹ tôi đã tự học để tham gia các kỳ thi tuyển công chức hạng ngạch cao hơn. Kế đó mẹ tôi được chuyển sang Phủ Tổng Uỷ Dinh Điền, Bộ Nông Nghiệp, Bộ Kinh Tế & Tài Chánh. Nhiệm sở cuối cùng của bà là Chủ Sự Phòng Nghiên Cứu, Tu Thư, Trung Tâm Huấn Luyện Hợp Tác Xã thuộc Bộ Cải Cách Nông Thôn, trụ sở tại Gia Định. Ngoài những kỳ thi thăng bậc, mẹ tôi cũng học thêm tiếng Anh tại Trung Tâm Ngoại Ngữ và trường đại học Văn Khoa Saigon. Năm 1963, 16 tuổi đời, tôi đã trưởng thành hơn các bạn cùng lứa, đã biết thế nào là thiếu cha và nghèo khó. Muốn vươn lên trong cuộc đời, tôi đã sớm biết sự thiết yếu của mảnh bằng nên ngoài việc chăm lo học hành, tôi bắt đầu kiếm việc dạy kèm trẻ em tại tư gia để ít, nhiều phụ giúp với mẹ lo cho các em. Bắt đầu năm 1966, tôi được tuyển vào làm xướng ngôn viên tin tức, thời sự đài phát thanh Saigon, sau đó được biệt phái qua truyền hình quốc gia. Em trai kế tôi cũng đi dạy kèm trẻ lúc mới lên 17 , năm 1969, em được học bổng quốc gia du học tại Bruxelles, vương quốc Bỉ. Em gái tôi tốt nghiệp Quốc Gia Thương Mại, được bổ nhiệm làm việc tại Đoàn Chuyên Viên Thuế Vụ, Bộ Tài Chánh. Em trai út của tôi được học bổng quốc gia cho qua Đài Loan học ngành sản xuất đường mía. Thấy mẹ luôn chịu khó, chịu cực, sống kham khổ, tiện tặn, tiết kiệm từng đồng, không muốn đi thêm bước nữa, quyết thờ chồng, nuôi dạy con cái thành người nên mấy anh em chúng tôi cũng thấu hiểu gương hy sinh đó mà cố gắng vươn lên khỏi chốn “bùn lầy, nước đọng” là nơi tập trung phần lớn giới lao động tức là những người thấp cổ bé miệng trong xã hội. Khi mẹ buồn mẹ khóc vì tánh cứng đầu, ương ngạnh của tôi, nhìn nước mắt mẹ lăn trên gò má hóp của bà, tôi tự hứa sẽ không làm bà phiền muộn, khổ tâm vì bà luôn căn dặn tôi “giọt nước trước rớt xuống đâu, mấy giọt sau cũng y như vậy” tức là tôi phải làm gương tốt cho ba đứa em. Lắm lúc mẹ tôi với tính nghiêm khắc, cứng rắn đã phải dùng đến đòn roi để răn dạy, uốn nắn tôi nhưng vừa buông roi thì bà oà khóc, âu lo, vì tình thương con, sợ con hư hỏng, lầm lạc, dễ sa ngã, sai phạm. Mỗi ngày đến sở mẹ tôi chỉ đi xe bus, xe lam (Lambretta), ra vùng ngoại ô như Khánh Hội, Gia Định, Gò Vấp, Hạnh Thông Tây... thì ngồi xe ngựa (chuyện có thật của 55 năm về trước), khi cần đi đâu gần nhà bà ráng đi bộ. Thấy mẹ mặc hoài mấy cái áo dài cũ, bạc màu, khi cầm trong tay 1500 đồng, tháng lương đầu tiên của nghề kèm trẻ, tôi đưa mẹ ra cửa hiệu may một áo dài, công và vải hết có 80 đồng, số lương tháng này vào năm 1963 đối với gia đình tôi là một khoản ngân sách khá dồi dào. Anh em chúng tôi được mẹ mua sắm quần áo, giày dép mới vào dịp Tết, đưa đi xem các thắng cảnh quanh Saigon, được xem hát, ăn nhà hàng để không cảm thấy thua sút bạn bè đồng trang lứa, còn mẹ thì không lo nghĩ gì cho riêng bà, cố ăn chay, niệm Phật, đến chùa để tìm sự bằng an, thanh thản tâm hồn nơi cửa thiền. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong khi tôi đi tù cộng sản, mẹ tôi đi dạy trẻ tiếng Pháp, tiếng Anh, tại tư gia các em, di chuyển bằng xe đạp, mong kiếm chút tiền mua quà gởi bưu điện vào trại giam tiếp tế cho tôi. Năm 1979 mẹ tôi được em trai kế bảo lãnh qua Bỉ định cư, qua chương trình sum họp gia đình do UNHCR tài trợ. Vừa đến Bruxelles, mẹ tôi nhận giữ trẻ cho các gia đình Việt Nam, được cho chỗ ăn ở, một thời gian sau, mẹ tôi được một gia đình quý tộc nhận làm quản gia cho một phụ nữ Bỉ đơn chiếc, ở một lâu đài tại Liege, cách Bruxelles gần 100 km. Làm ra tiền, mẹ tôi gởi về cho các con cháu sinh sống ở Saigon và đứa con trai đầu lòng còn ngồi tù trên đất Bắc. Mẹ tôi cũng gởi liên tục những lá thư đến Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, Tổng Thống Pháp Francois Mitterand, Quốc vương Baudouin và Hoàng hậu Fabiola của Bỉ, thỉnh cầu can thiệp cho trường hợp của tôi bị giam cầm, biệt xứ và đầy đi lao động khổ sai, từ tháng 6 năm 1975. Đến Bruxelles năm 1982, sau 6 năm ngồi tù cộng sản, tôi trông chờ từng ngày để được gặp mẹ nhưng lúc đó bà đang làm việc ở xa mà tôi thì không có phương tiện đến với bà. Nhớ khi còn trong tù, anh em bạn tù biết xem tướng số và tử vi, một lần xem cho tôi có nói là dù ra được một xứ sở tự do, tôi chưa có thể gặp lại mẹ ngay mà phải chờ thêm ít nhất là một tháng sau, lời suy đoán này quả không sai chút nào. Giây phút gặp lại mẹ sau nhiều năm xa cách, như được trở về từ cõi chết, thoát ngục tù cộng sản, ra được thế giới bên ngoài, tôi tưởng chừng mình đang nằm mơ, nghẹn ngào, rơi lệ cho dù tôi rất lì lợm, không bao giờ khóc trong những hoàn cảnh dù khắc nghiệt, nan giải nhất. Mẹ tôi dành dụm cho vợ con tôi chút tiền, mua quà bánh, riêng tôi thì bà cho một bao quần áo, giày cũ để đi làm thợ nấu bếp nhà hàng Tàu. Khi bày con, dâu, rể, cháu nội, ngoại đến đông đủ trên quê hương mới đoàn tụ thì mẹ tôi đã gần 70 tuổi và bắt đầu xin vào chùa Linh Sơn rồi chùa Hoa Nghiêm, ở Bruxelles tu hành, nương nhờ Cửa Phật. Nhờ vốn liếng tiếng Pháp từ làm cô giáo và công chức thời Pháp thuộc, mẹ tôi giúp thông dịch giáo lý cho người bản xứ đến lễ chùa để họ tiện theo dõi. Bà cũng xuất hiện trên truyền hình Bỉ để giới thiệu về Đạo Phật và sự nhiệm màu, cứu rỗi trong đời sống của chúng sinh muôn loài. Dù đến bao nhiêu tuổi đời, anh em chúng tôi đã trên dưới sáu mươi, mẹ tôi vẫn luôn xem chúng tôi như thời còn thơ ấu, ngày đêm lo âu, phập phòng, sợ sệt đủ điều, căn dặn, khuyên nhủ từng ly, từng tí, phải làm cái này, tránh điều kia, đừng vấp chuyện nọ. Như một thói quen, mỗi khi hốt hoảng, âu lo hay lúc mừng vui, tôi thường kêu lên “Má Ơi”. Được nghe tiếng nói ấm áp, ân cần, gần gũi của mẹ, tôi thấy yên tâm, vững chãi hơn, nhất là những lúc thất bại, chán chường cho tình đời “ba chìm, bảy nổi”, ngược xuôi, phiền muộn, ngang trái, bấp bênh. Năm nay mẹ tôi được 90, dáng người mảnh khảnh, nhưng tinh thần sáng suốt, đầy nghị lực, hàng ngày vẫn đọc sách, tụng niệm, may vá, theo dõi thời cuộc. Tôi cầu xin cho má luôn được mạnh khoẻ, bình an để con cháu được báo hiếu, phụng dưỡng, đền đáp công ơn, sự hy sinh, nhẫn nại của bà, trọn đời lo lắng cho các con các cháu. Mong má sống lâu 100 tuổi, Má ơi. Bruxelles, Thứ Hai, Ngày 7 tháng 7 năm 2014 Nay Má đã vĩnh viễn xa cách các con cháu rồi, cầu cho Má ngàn thu an giấc nơi cõi Vĩnh Hằng, tiêu diêu Miền Cực Lạc và phò hộ cho con cháu luôn được bình an, may mắn, mạnh giỏi. Vĩnh Biệt Má, Má ơi. Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. |
Thursday, July 3, 2014
Đá Bóng Cùng Anh
|
The Brothers Four Greatest Hits
Click on the video below to play!
Song List:
|
Wednesday, July 2, 2014
Concierto de Aranjuez (2nd Movement)
Joaquin Rodrigo's
Concierto de Aranjuez
2nd Movement
Concierto de Aranjuez (2nd Movement)
Xue Fei Yang & Barcelona SymphonyConcierto de Aranjuez (2nd Movement)
John WilliamsConcierto de Aranjuez (2nd Movement)
Kaori MurajiConcierto de Aranjuez (2nd Movement)
Tariq HarbConcierto de Aranjuez (2nd Movement)
Nicolas de AngelisTuesday, July 1, 2014
June Birthdays
Sinh Nhật Tháng 6
29 June 2014
Videos
"Birthday Boys" & "Birthday Girls" Cắt Bánh Sinh Nhật
Bàn Bạc World Cup
Trình Diễn Thời Trang
Giúp Vui Văn Nghệ
Mưa Chiều Kỷ NiệmTác giả: Duy Yên & Quốc Kỳ
Trình diễn: Châu Cay & Tạ Kỳ Linh
Hình Ảnh
Click on Left/Right arrow to see Prev/Next photo!
Click on Left/Right arrow to see Prev/Next photo!
Click on Left/Right arrow to see Prev/Next photo!