Tôi đã làm bạn với những kẻ cựu thù. Tiếc là họ chưa được hưởng các quyền tự do mà người Mỹ yêu quý. John McCain
Bốn mươi năm trước vào ngày 14 tháng 3, tôi và các bạn tù chiến tranh ở Bắc Việt – trong những bộ áo quần dân sự rẻ tiền, những thứ đã được cung cấp cho 108 lính không quân Mỹ trong dịp này – lên xe buýt đi ra sân bay Gia Lâm, ngoại ô Hà Nội. Một chiếc máy bay vận tải C-141 lớn Mỹ màu xanh lá cây đang chờ ở đó để đưa chúng tôi đến Căn cứ Không quân Clark ở Philippines. Tại sân bay, xếp hàng theo thứ tự ngày mình bị bắn rơi, chúng tôi đã cố gắng duy trì tác phong quân sự trong khi máy phim ảnh sè sè quay và rèn rẹt chụp trước một đám đông người Việt đang nhốn nháo quan sát chúng tôi. Sĩ quan Mỹ và Việt ngồi ở một bàn, mỗi bên giữ một danh sách các tù nhân. Đại diện của cả hai quân đội gọi tên tù nhân để anh ta bước ra. Họ gọi tên tôi, tôi cất vài bước về phía bàn và chào. Một sĩ quan hải quân Mỹ chào đáp lễ, mỉm cười và bắt tay tôi, rồi đưa tôi băng qua phi đạo, lên bục thang đưa vào máy bay. Tôi bay chuyến đó với hai người bạn sĩ quan Không quân thân nhất của tôi, Bud Day và Bob Craner, hai người trong hơn năm năm trời tù ngục đã nêu gương và động viên tôi. Một vài phút sau trong chuyến bay, phi công thông báo chúng tôi đã “chân ướt”, có nghĩa là hiện giờ hội chúng tôi đã bay trên Vịnh Bắc Bộ trong không phận quốc tế. Tất cả mọi người vỗ tay reo mừng. Tôi nghĩ rằng không ai trong đám chúng tôi mong đợi sẽ có ngày quay trở lại một đất nước mà chúng tôi đã mòn mỏi muốn rời xa trong một thời gian dài. Thật khó mà nói lời từ giả với nhau tại căn cứ Clark, và lời tạm biệt của chúng tôi đã đong đầy cảm xúc. Mọi người hứa sẽ giữ liên lạc thường xuyên, một chuyện mà chúng tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua, cho đến khi cái chết bắt đầu phân tán hàng ngũ của chúng tôi. Tuy nhiên, không có cảm xúc lẫn lộn khi bọn tôi rời Việt Nam, và không cai mong đợi sẽ thắt lại sợi giây liên hệ với Việt-Nam trong tương lai. Ấy thế mà tôi lại trở lại Việt Nam. Tôi đã đi nhiều lần như thế kể từ khi chiến tranh kết thúc. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, và người Việt là chủ nhà hiếu khách. Hầu hết các chuyến thăm viếng của tôi là những công du chính thức: kiểm điểm con số các tù nhân và người Mỹ bị mất tích trong chiến tranh, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia chúng tôi, và thúc đẩy một mối quan hệ trong tương lai sẽ phục vụ lợi ích cho cả hai nước. Tôi đã kết bạn với những người đã từng là kẻ thù của mình. Và trở nên quyến luyến một nơi tôi đã từng chán ghét. Tôi hài lòng rằng Mỹ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc xây dựng một mối bang giao tích cực, hữu ích cho cả hai bên, trên đống điêu tàn đổ nát của một cuộc chiến tranh mà hậu quả đã là một bi kịch đối với cả hai dân tộc chúng ta. Ngày nay, oán trách cũ được thay thế bằng niềm hy vọng mới. Số lượng dân Mỹ về thăm Việt Nam mỗi năm mỗi gia tăng – kể cả ba Tổng thống Hoa Kỳ trong lúc còn đương nhiệm – họ được thu hút bởi thiên nhiên tươi đẹp và con người thân thiện của đất nước này. Thương mại song phương đã tăng hơn 80 lần so với năm 1994, khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại của mình. Điều này đã làm lợi cho người dân của cả hai nước và giúp cho hàng triệu người Việt Nam tự nâng mình lên thoát khỏi cơn đói nghèo. Tương tự như vậy, mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã phát triển đến một mức độ mà chỉ trong một thập niên trước đây người ta cũng không thể tưởng tượng nổi. Quân đội của chúng ta cùng nhau diễn tập, và Vịnh Cam Ranh là một cảng của điểm hẹn cho Hải quân Hoa Kỳ. Trên thực tế, tàu sân bay USS John McCain, một tàu khu trục của Hải quân Hoa kỳ được mang tên cha và ông nội tôi, gần đây đã thực hiện một chuyến viếng thăm cảng Đà Nẵng, điều đó cho thấy rằng nếu bạn sống đủ lâu, bất cứ điều gì cũng có thể. Tuy nhiên, khi nói đến những giá trị mà người Mỹ yêu quý – tự do, nhân quyền và pháp quyền – hy vọng cao nhất của chúng tôi đối với Việt Nam phần lớn vẫn chỉ là hy vọng. Chính quyền Hà Nội vẫn giam cầm và ngược đãi những người bất đồng chính kiến ôn hòa, các nhà báo, các blogger, người dân tộc thiểu số và tôn giáo vì lý do chính trị. Họ vẫn duy trì một thứ pháp luật tổng quát, chẳng hạn như Điều 88, cấp cho nhà nước một quyền lực gần như không giới hạn đối với các công dân của mình. Chính phủ vẫn chưa có những hành động nhỏ nào có thể đưa Việt Nam dứt khoát về đúng phía của các quyền con người được quốc tế công nhận, chẳng hạn như phê chuẩn và thực hiện Công ước Chống tra tấn. Trong một bước tích cực gần đây, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu một cuộc đối thoại với Tổ chức Ân xá Quốc tế cùng với đề nghị rằng Việt Nam cuối cùng có thể cải cách hiến pháp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền dân sự và chính trị cho công dân họ. Tôi chân thành hy vọng như vậy – bởi khi các mối quan hệ tuyệt vời có thể được xây dựng trên cơ sở lợi ích chung, một quan hệ Mỹ-Việt Nam hiện đang có, thì các mối quan hệ đối tác tuyệt hảo và lâu dài nhất luôn luôn đặt căn bản trên một nền tảng chia sẻ những giá trị chung. Trong thử thách này, cũng như trong tất cả các thách thức khác mà hai nước đã cùng nhau vượt qua, tôi vẫn giữ ý định làm người bạn trung kiên của Việt Nam. Hai nước chúng ta có một quá khứ khó khăn và đau lòng. Nhưng chúng ta đã không ràng buộc mình với quá khứ đó, và bây giờ chúng ta đang đi một con đường từ hòa giải đến tình bạn chân thật. Viễn tượng đầy hứa hẹn này là một trong những bất ngờ lớn nhất và hài lòng nhất trong cuộc đời tôi, một điều mà tôi mong đợi sẽ mang lại cho tôi nhiều ngạc nhiên hơn nữa trong những năm tới.
Thái Anh dịch I've made friendships with former enemies. A regret is that they don't yet enjoy the freedoms Americans hold dear. Forty years ago on March 14, my fellow prisoners of war in North Vietnam and I, dressed in cheap civilian clothes that had been provided to the 108 of us for the occasion, boarded buses for Gia Lam airport on the outskirts of Hanoi. A big green American C-141 airlifter was waiting there to fly us to Clark Air Force Base in the Philippines. At the airport, we lined up in formation according to our shoot-down date, and we tried to maintain a military bearing as cameras whirred and clicked and a noisy crowd of Vietnamese observed us. American and Vietnamese officers sat at a table, each holding a list of prisoners. When it was time for a prisoner to step forward, representatives from both militaries called out his name. They called my name, and I took a few steps toward the table and saluted. A U.S. naval officer returned my salute, smiled and shook my hand, and escorted me across the tarmac and up the ramp into the plane.
John McCain leads a column of men released from a POW camp, March 14, 1973, in Hanoi, North Vietnam. Getty Images. I made the trip with two of my closest friends, Air Force officers Bud Day and Bob Craner, whose example and encouragement I had relied on for over five years. A few minutes into the flight, the pilot announced that we were "feet wet," which meant we were now flying over the Tonkin Gulf and were in international air space. Everyone cheered. I doubt that any of us expected we would ever return to the country we had yearned to leave for so long. It was hard to say goodbye to each other at Clark, and our farewells were very emotional. We made promises to stay in frequent contact, which we would do over the years, until death began to thin our ranks. There were no mixed emotions, however, as we took our leave of Vietnam, and no desire to renew the acquaintance in the future. As it turned out, I would return to Vietnam. I've been back many times since the end of the war. It's a beautiful country, and the Vietnamese are welcoming hosts. Most of my visits have been for official business: accounting for American POW/MIAs, helping to facilitate the normalization of relations between our countries, and promoting a future relationship that will serve both countries' interests. I've made friendships with people who were once my enemies. I've become fond of a place I once detested. I am pleased that America and Vietnam have made so much progress in building a productive, mutually beneficial relationship in the wreckage of a war that was a tragedy for both our peoples. Today, old grievances are being replaced by new hopes. Increasing numbers of Americans visit Vietnam every year—including three U.S. presidents while in office—drawn to the country's spectacular natural beauty and friendly people. Bilateral trade is more than 80 times greater than it was in 1994, when the U.S. lifted its trade embargo. This has benefited the people of both countries and enabled millions of Vietnamese to lift themselves out of poverty. Similarly, the two countries' defense relationship has evolved to an extent that was simply unimaginable even a decade ago. Our militaries exercise together, and Cam Ranh Bay is again a port of call for the U.S. Navy. Indeed, the USS John McCain, a Navy destroyer named after my father and grandfather, recently made a port visit into Danang, which shows that if you live long enough, anything is possible. And yet, when it comes to the values that Americans hold dear—freedom, human rights and the rule of law—our highest hopes for Vietnam still remain largely just hopes. The government in Hanoi still imprisons and mistreats peaceful dissidents, journalists, bloggers, and ethnic and religious minorities for political reasons. It still maintains sweeping laws, such as Article 88, that give the state nearly unlimited power over its citizens. The government still hasn't taken modest actions that could put Vietnam squarely on the right side of internationally recognized human rights, such as ratifying and implementing the Convention Against Torture. In a positive recent step, the Vietnamese government has begun a dialogue with Amnesty International and suggested that Vietnam may finally reform its constitution to better protect civil and political rights for it citizens. I sincerely hope so—for while great relationships can be built on the basis of common interests, as the U.S.-Vietnam one is now, the best and most enduring partnerships always rest on a foundation of shared values. In this challenge, as in every other challenge that the two countries have overcome together, I intend to remain Vietnam's dedicated friend. Our countries had a difficult and heartbreaking past. But they didn't bind themselves to that past, and they are now traveling the road from reconciliation to true friendship. This promising prospect is among the biggest and most satisfying surprises of my life, one that I expect will astonish me more in the years ahead. Mr. McCain is a U.S. senator from Arizona. Source: THE WALL STREET JOURNAL |
Friday, March 21, 2014
Tôi Đã Làm Bạn Với Những Kẻ Cựu Thù
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Cám ơn anh Nhan,Châu Cây và các bạn.
ReplyDeleteNho