Friday, November 8, 2019

Niềm Vui Trở Lại

Ngũ Đối Hạ 38 câu

2 dàn Cổ nhạc: Vĩnh Long & Tây Ninh

Văn Phú soạn lời và ca




Saturday, October 5, 2019

RU-51 7/68KQ Slideshow

Reunion 2019 Slideshow

Little Saigon, California, USA

27 September 2019

Slideshow Video by Hồ Viết Yên



Slideshow Video by Hồ Viết Yên





Thấy Chưa? Thấy Chưa!

by Phạm Văn Phú





Friday, October 4, 2019

RU-51 Hậu Phi Album 1

Reunion 2019

Hậu Phi - Photo Album 1

Little Saigon, California, USA

28 September 2019

Photos by Phó Nhòm Nguyễn Thế Long


Click on left/right arrow to browse the photo album!

RU 51 - K768KQ 09-28-19  Album 6


Click here to see the whole album!



Thursday, October 3, 2019

RU-51 Photo Album 5

Reunion 2019

( Photo Album 5 )

Little Saigon, California, USA

27 September 2019

Photos by Phó Nhòm Nguyễn Thế Long


Click on left/right arrow to browse the photo album!

RU 51 - K768KQ 09-27-19 Album 5


Click here to see the whole album!



RU-51 Photo Album 4

Reunion 2019

( Photo Album 4 )

Little Saigon, California, USA

27 September 2019

Photos by Phó Nhòm Nguyễn Thế Long


Click on left/right arrow to browse the photo album!

RU 51 - K768KQ 09-27-19 Album 4


Click here to see the whole album!



Wednesday, October 2, 2019

Các Cụ Lắc Twist Hết Xảy!

Good Golly Miss Molly

Performed by Thanh Giang

& Các "Cụ" 7/68KQ

Video by: Văn Bằng






Tuesday, October 1, 2019

RU-51 Photo Album 3

Reunion 2019

( Photo Album 3 )

Little Saigon, California, USA

27 September 2019

Photos by Phó Nhòm Nguyễn Thế Long


Click on left/right arrow to browse the photo album!

RU 51 - K768KQ 09-27-19 Album 3


Click here to see the whole album!



RU-51 Photo Album 2

Reunion 2019

( Photo Album 2 )

Little Saigon, California, USA

27 September 2019

Photos by Phó Nhòm Nguyễn Thế Long


Click on left/right arrow to browse the photo album!

RU 51 - K768KQ 09-27-19 Album 2


Click here to see the whole album!



RU-51 Photo Album 1

Reunion 2019

( Photo Album 1 )

Little Saigon, California, USA

27 September 2019

Photos by Phó Nhòm Nguyễn Thế Long


Click on left/right arrow to browse the photo album!

RU 51 - K768KQ 09-27-19 Album 1


Click here to see the whole album!



Monday, September 30, 2019

Nguyễn Mạnh Trinh - Tình Bạn

Nguyễn Mạnh Trinh

Nói chuyện với anh em 7/68KQ

30 September 2019

(Trinh đã bằng lòng cho tôi gửi video này đến các bạn)


Anh em thân chúc
Nguyễn Mạnh Trinh mau chóng bình phục!




Mời các bạn nghe/xem
một bài thơ của bạn ta
do nhạc sĩ Anh Bằng phổ thành ca khúc:


Áo Trắng Đi Rồi

Nhạc: Anh Bằng

Thơ: Nguyễn Mạnh Trinh


Tiếng hát: Hoàng Anh

Thực hiện: Hoàng Khai Nhan





Sunday, September 29, 2019

RU-51 Chương Trình Văn Nghệ

7/68KQ RU-51

Reunion 2019

Little Saigon - California - USA


Trương Hữu Trung đọc lời khai mạc

(video by Nguyễn Giang)



Thương Anh (Y Vân)

Đồng Ca Nữ

(video by Phạm Văn Phú)



Thương Anh (Y Vân)

Đồng Ca Nữ

(video by Bằng Nguyễn)



Thương Anh (Y Vân)

Đồng Ca Nữ

(video by Nguyễn Giang)



Bảy Ngày Đợi Mong (Trần Thiện Thanh)

Như An & Trần Thế Phong

(video by Nguyễn Giang)



Em Yêu Dấu (Hoàng Khai Nhan)

Tác Giả hát

(video by Nguyễn Giang)



Từ Tiếng Hát Tiếp Nối

Thanh Giang hát

(video by Thanh Giang)



Nói Với Người Tình Sau Cuộc Chiến

Văn Bằng hát

(video by Nguyễn Giang)



Lá Thu (Autumn Leaves)

Thúy Anh hát

(video by Nguyễn Giang)



Anh Về Với Em

Bích Liên hát

(video by Nguyễn Giang)



Tâm Sự Mỵ Nương

Ái Liên hát

(video by Phạm Văn Phú)



Tình Quê Hương (Đan Thọ)

Thúy Anh hát

(video by Nguyễn Quang Tầm)



Mưa Đêm Ngoại Ô

Ngọc Ảnh hát

(video by Nguyễn Giang)



Khúc Ca Mùa Hè

Đồng Ca Nữ 7/68KQ

(video by Nguyễn Giang)



Tuyết Trắng (Trần Thiện Thanh)

Hồ Viết Yên hát

(video by Nguyễn Giang)



Tình Thư Của Lính

Hồ Viết Yên, Trần Ngọc Nguyên & Trần Ngọc Minh hát

(video by Nguyễn Giang)



Dịu Dàng (Văn Phụng)

Phương Dung, Dzuyên Hà, Tuyết Lan hát

(video by Hoàng Khai Nhan)



Dịu Dàng (Văn Phụng)

Phương Dung, Dzuyên Hà, Tuyết Lan hát

(video by Hồ Viết Yên)



Mộng Chiều Xuân

Thư Sinh Nguyễn Minh Hướng hát

(video by Nguyễn Giang)



Một Chuyến Bay Đêm

Túy Hoa hát

(video by Nguyễn Giang)



Vó Câu Muôn Dặm

Nguyên & Dzuyên Hà, Minh & Phương Dung, Yên & Tuyết Lan hát

(video by Nguyễn Giang)



Chiều (Dương Thiệu Tước)

Nguyễn Quang Tầm hát

(video by Nguyễn Giang)



Cánh Hoa Duyên Kiếp

Chị Kim - Chị Nguyễn Bá Thân hát

(video by Nguyễn Giang)



Tiếng Vang Trên Đồi

Tam Cô Nương (Dzuyên Hà, Phương Dung, Tuyết Lan) hát

(video by Nguyễn Giang)





Friday, September 13, 2019

Các Cháu Mẫu Giáo Hát LÝ CON SÁO

Song Ngữ - A.G. Cook Elementary School

May 15, 2019

by Phạm Văn Phú & Ái Liên




Tuesday, August 13, 2019

Thư Mời Tham Dự Reunion 2019 - RU-51

Dù ai xuôi ngược nơi đâu
27 tháng 9 rủ nhau mà về!..
Cho dù bận rộn trăm bề
27 tháng 9 hãy về cùng nhau!..



Thân gửi các bạn,

Đại Hội RU-51 sẽ được tổ chức vào 2 đêm 27/9 và 28/9, năm 2019:

1.    Chánh Phi:
Thứ Sáu, 27 tháng 9 năm 2019, 5:00PM - 10:00PM
Diamond Seafood Restaurant
8058 Lampson Ave.
Stanton, CA 90680

2.    Hậu Phi:
Thứ Bảy, 28 tháng 9 năm 2019, 5:00PM - 10:00PM
Gà Bistro Restaurant
131123 Brookhurst St.
Garden Grove, CA 92843

Mong các anh chị sắp xếp công việc để về sum họp cùng khóa cho kỳ Reunion 51 Năm năm 2019 được đông vui.




Click vào links dưới đây để ghi danh:

GHI DANH THAM DỰ
https://768kq.blogspot.com/2019/07/ghi-danh-tham-du-reunion-2019-ru-51.html

GHI DANH ĐÓNG GÓP VĂN NGHỆ
https://768kq.blogspot.com/2019/07/ghi-danh-tham-du-van-nghe-ru-51.html


Ban tổ chức tha thiết thân mời.

Xin gửi check về Thủ Quĩ Nguyễn Văn Biên (Ghi chú: khi ghi danh tham dự bạn sẽ thấy địa chỉ của Thủ Quĩ).  USD$60 cho một người - 7/68ers cũng như khách mời ($40 Đêm Chính Phi, $20 Đêm Hậu Phi).



Tuesday, August 6, 2019

Thơ Tưởng Nhớ Đinh Hùng

Thơ Tưởng Nhớ Đinh Hùng
Ban Thi Văn Tao Đàn

Tác Giả Phạm Văn Phú






Wednesday, July 31, 2019

Con Diễm - Thằng Dũng

Tạp Ghi

Diễm


Con Diễm vừa tìm được Thằng Dũng.

Đây không phải là hai nhân vật trong một quyển tiểu thuyết nào đó của Duyên Anh đâu nhé quý vị.

Chúng chỉ là hai đứa trẻ hàng xóm ở đối diện nhà nhau trong một con hẻm nhỏ đường Đặng Dung, Quận Nhất tại Saigon năm nào.

Năm Con Diễm dọn về căn nhà số 17 đường Đặng Dung thì nó mới khoảng 10-11 tuổi. Bố nó lên đường vào tù cải tạo nên mẹ con nó phải về nương nhờ nhà ngoại. Ngôi nhà nhỏ đó đã gắn bó với nó biết bao kỷ niệm cho đến khi bố nó trở về, rồi cho tới khi gia đình nó lên đường qua Mỹ tái định cư theo chương trình HO vào tháng 8, 1991.

Lúc đó, Thằng Dũng cũng trạc tuổi nó. Gia đình hai đứa vốn biết nhau từ một, hai thế hệ trước. Từ ông bà chúng, xuống đến bố mẹ, chúng nó là thế hệ tiếp nối của mối quan hệ hàng xóm thân thiết đặc trưng của văn hoá Việt Nam.

Không biết hiện tại như thế nào, chứ thời đó hàng xóm ở Việt Nam thân nhau lắm, “tối lửa tắt đèn” là có... hàng xóm.

Chả là vì những ngôi nhà san sát nhau trong một con hẻm nhỏ thường có chung một bức vách - "Tai vách, mạch rừng." Nhà bên này nói gì, nhà bên kia có thể nghe hết. Nhà bên này nấu món gì nhà bên kia cũng ngửi thấy mùi thức ăn thơm lừng.

Huống chi là Diễm và Dũng ở đối diện nhà nhau.

Lúc ấy, cả hai đứa đều không có bố.

Lúc ấy, cả hai đứa đều non nớt và không hề có khái niệm gì về hai ông bố của chúng cũng chính là hai người bạn đồng môn được đào tạo cùng một khoá từ ngôi trường quân sự danh tiếng của Việt Nam thời bấy giờ: Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt - Khóa 17 Lê Lai, 1963.

Lúc ấy, chúng đều là những đứa trẻ sống trong một gia đình thiếu vắng cha. Vì vậy, chúng có cùng một mong ước: sự trở về của người cha.

Con Diễm thì biết rõ là bố nó đang ở trong tù Cộng Sản ở một nơi rất xa xôi và cực khổ. Mẹ nó đã dắt chị em nó đi thăm bố mấy lần, có lần phải đi bằng tàu hoả.

Lần đó suýt nữa nó bị lạc mất một đứa em trai bởi vì tàu chỉ dừng tại mỗi bến có một vài phút mà người lên kẻ xuống chen chúc xô đẩy nhau thật kinh khủng. Khi tàu chuyển bánh, thằng cu Đạt em nó bị kẹt lại trên tàu. Mẹ nó sợ hãi cố níu lấy bàn tay bé xíu của thằng con nhất định không buông, cho dù bị bà bán bưởi mang đôi quang gánh thật to đạp lên mặt đau điếng. Mẹ nó phải hét toáng lên "Cứu con tôi!" và dùng hết sức bình sinh để kéo thằng bé xuống kịp thời. Hiểm hoạ mất con chỉ cách có một sợi tóc!

Thằng Dũng, đáng thương hơn, vì nó không biết bố nó đang ở đâu. Nó chỉ biết bố nó là một "Chiến Sĩ Anh Hùng MIA" (Missing In Action) vì đồng đội của bố nó sống sót trở về kể lại cho gia đình nghe gương can trường của bố nó trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Lúc ấy, mẹ nó đang mang thai đứa em gái út. Có lẽ nỗi nhớ thương chồng ám ảnh người mẹ đau khổ của nó trong từng giấc ngủ suốt thai kỳ nên em gái nó khi chào đời đã được mẹ đặt cho một cái tên được ghép bằng chữ "Mộng" (chữ đệm của tên bố nó) cùng với hai chữ "Hoài Quân" (nhớ chồng!)

Vậy mà bọn con nít hàng xóm ngày ấy, bao gồm cả Con Diễm, thật là đáng ghét! Chúng cứ giễu con bé em nó bằng cách gọi trại ra thành "Mông Ngoài Quần" làm cho con bé phải bật khóc tấm tức mà đâu hiểu được nỗi lòng người mẹ.

Mẹ nó không bao giờ tin là bố nó đã chết. Trong lòng mẹ nó, bố nó vĩnh viễn là một Người Hùng và... sẽ trở về!

May mắn thay, cả hai đứa đều có người mẹ tuyệt vời.

Mẹ của Thằng Dũng rất đảm đang và tháo vát, dường như món gì mẹ nó nấu đều ngon, nhất là món "phở," vì vậy mà mẹ nó cày cục gom góp vốn liếng mở được một quán phở nho nhỏ trong thành phố. Công việc buôn bán nấu nướng khiến bà bận rộn và hay vắng nhà.

Tuy nhiên, điều làm cho Thằng Dũng bực nhất là trước khi đi, mẹ nó cứ nhốt anh em nó trong nhà và khoá trái bên ngoài rồi mang chìa khóa sang gởi bên nhà Con Diễm với lời dặn dò "Rủi có chuyện gì..."

Nó bực lắm! Bởi vì những lúc như vậy chị em Con Diễm cứ hay le lưỡi trêu nó và ánh mắt ranh mãnh của Con Diễm cứ nheo nheo nhìn nó giễu cợt.

Nó ấm ức!

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm

Hic!... Nó đồng cảm với nỗi ấm ức của "Ông Ba Mươi" trong bài thơ "Nhớ Rừng" của Thế Lữ hơn ai hết!

Nó bèn nghĩ cách. A! con gà mái của nó nuôi bấy lâu bỗng... đẻ trứng vàng.

Nó đứng bên trong song cửa sắt dụ khị:

- Ê! Diễm. Sang nhà tao chơi không? Gà tao đẻ trứng, mình chơi làm bánh đi!

Mặt Con Diễm vênh lên, nói:

- Thôi đi! Không được đâu. Mẹ mày mà biết la tao chết!

Thằng Dũng... "ủ mưu":

- Sao mẹ tao biết được? Mày mở cửa vào rồi tụi mình làm bánh. Khi nào xong mày "nhốt" tao lại, làm sao mẹ tao biết được?

Nó bồi thêm:

- Bánh bột mì nhồi trứng ngon lắm đó nha!

(Ha ha! Nó biết Con Diễm có tới mấy cái "nốt ruồi ham ăn" trên mặt mà - phen này khó đỡ nhá!)

Quả thật, Con Diễm bị trúng kế, nuốt nước bọt đánh "ực," nhưng cũng làm bộ gãi đầu ra chiều suy nghĩ:

- Ừa, thôi cũng được. Một lần thôi nha!

Thế là mấy đứa nhóc hàng xóm có một buổi trưa hè đúng kiểu "vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm." Chúng nhồi nhào món bánh bột "bảy món" với tất cả tài nghệ non trẻ của chúng và tất nhiên là tấm tắc, xuýt xoa khen ngon.

Sau đó, Con Diễm chùi mép, chùi tay sạch sẽ, nó "nhốt" anh em Thằng Dũng lại theo kiểu "vũ như cẩn" và chuồn về nhà êm re như chưa hề xảy ra chuyện gì.

Tuổi thơ của chúng trôi qua mau trong cái bối cảnh giao thời của nước Việt đầy khốn khó, cho đến ngày gia đình Thằng Dũng lên đường qua Mỹ do người dì của nó đứng đơn bảo lãnh.

Hôm đó là một ngày buồn hiu hắt. Thằng Dũng phải cõng trên lưng người mẹ đã lả đi vì khóc, đưa mẹ nó lên xe ra Phi Trường Tân Sơn Nhất. Cuộc chiến với Cộng Sản đã cướp đi người cha của nó, và cho đến giờ phút cuối cùng trên quê hương, những con người gian xảo do chế độ Cộng Sản sản sinh ra lại tiếp tục cướp trắng ngôi nhà mà lẽ ra đã trở thành chút vốn liếng cho mẹ góa con côi gầy dựng cuộc sống trên xứ người.

Hai đứa hoàn toàn mất liên lạc từ đó.

Mãi cho đến hơn ba mươi năm sau, một hôm, Con Diễm được các chú bác trong Khóa 17 Võ Bị giao cho nhiệm vụ tổ chức một buổi hội ngộ hai thế hệ. Nó lướt qua quyển Kỷ Yếu Khóa 17 của bố nó và chợt dừng lại nơi tấm hình thân phụ của Thằng Dũng. Nó chợt nhớ cậu bạn hàng xóm thuở thiếu thời và phải ra sức lùng kiếm vòng vèo nửa vòng trái đất mới có được số phone của Thằng Dũng.

Tim nó đập mạnh khi nghe giọng nói thằng bạn tinh nghịch năm nào giờ đây đã trở thành giọng một người đàn ông vững vàng và ấm áp.

Chúng trao đổi với nhau biết bao là chuyện xưa, chuyện nay, khoe nhau hình ảnh gia đình đuề huề của mỗi đứa.

Câu chuyện của chúng chắc cũng giống như câu chuyện của bao nhiêu nhóc tì khác trong xã hội Việt Nam thời đó. Vậy mà giờ đây, sau 36 năm gặp lại, những giá trị cảm xúc quý báu về tuổi thơ nơi quê hương vẫn như nước sông dâng đầy trong lòng chúng.

Chợt! Thằng Dũng gửi qua một dòng tin nhắn:

"Mấy cái nốt ruồi trên mặt còn không ta?"

Trời! Ha ha...

Diễm - 7/30/2019



Wednesday, July 24, 2019

Tân Niên Đinh Dậu 2017

Gia Đình 7/68 KQ

Tiệc Tân Niên

Tuổi mình còn mấy mùa Xuân,
Thời gian còn lại, phải cần gặp nhau.
Kẻo không mai mốt về chầu,
Thiên đàng, địa ngục biết đâu mà tìm.
Hôm nay trong tiệc tất niên,
Mọi người hớn hở chúc mừng với nhau.
Chúc mày khỏe mạnh sống lâu,
Trăm năm cho đến bạc đầu vẫn vui.
Chúc các chị mãi xinh tươi,
Luôn luôn hạnh phúc bên người chồng ngoan.
Mùa Xuân còn được mấy lần,
Tiệc vui hãy đến, nỗi buồn bỏ qua.
Cùng nhau họp mặt hát ca,
Anh em khóa 7 một nhà thân thương.

Phạm Minh Hoa

Mùa Xuân Đầu Tiên

Hồ Viết Yên

& Nội Tướng

( Video by Nguyễn Giang )



Gạo Trắng Trăng Thanh

Sáng tác: Hoàng Thi Thơ

Hát: Hoàng Anh & Trần-Công Anh-Dũng

( Video by Nguyễn Giang - Video Assistant Hồ Viết Yên )



Câu Chuyện Đầu Năm

Sáng tác: Hoài An

Hát: Violet Thủy Hoàng (chị Đặng Trần San)

( Video by Nguyễn Giang - Video Assistant Hồ Viết Yên )



Ngàn Thu Nhai Gạo Lức

Trình bày: Trần Công Anh Dũng

( Video by Nguyễn Giang - Video Assistant Hồ Viết Yên )



Mộng Đêm Xuân

Sáng tác: Tuấn Khanh

Hát: Thanh Giang



Tiếng Dương Cầm

Sáng tác: Văn Phụng

Hát: Hoàng Anh

( Video by Nguyễn Giang - Video Assistant Hồ Viết Yên )



Mùa Hoa Anh Đào

Sáng tác: Thanh Sơn

Hát: chị Mỹ Khanh & chị Thúy Anh

( Video by Nguyễn Giang - Video Assistant Hồ Viết Yên )



Tiếng Sáo Thiên Thai

Sáng tác: Phạm Duy

Hát: chị Phương Dung, chị Duyên Hà, HKN

( Video by Nguyễn Giang - Video Assistant Hồ Viết Yên )



Đầu Xuân Lính Chúc

Sáng tác: Tấn An & Hoài Linh

Hát: Tạ Kỳ Linh & Trần Ngọc Minh

( Video by Nguyễn Giang - Video Assistant Hồ Viết Yên )



Em Yêu Dấu

Sáng tác: Hoàng Khai Nhan

Hát: Tác Giả & Bé Ơi

( Video by Nguyễn Giang - Video Assistant Hồ Viết Yên )



Ly Rượu Mừng

Sáng tác: Phạm Đình Chương

Hát: Gia Đình 7/68 KQ

( Video by Hoàng Khai Nhan )



Còn Nữa...

Please Come Back For More!...




Nhớ Bạn Cũ

Tùy bút

Phạm Minh Xuân


Để nhớ về 7/68 Lê Văn Độ


Phạm Minh Xuân (ngồi giữa) Lê Văn Độ (người ngồi bên phải) và các bạn bay.

Tôi là chứng nhân của những chuyện xẩy ra ở Phi Đoàn 530 thời 1971-1974.

Trong Phi Đoàn 530 trước khi có Thiếu Úy Vĩnh Thuận về (1973) thì chỉ có Lê Văn Độ và tôi là dân Huế chính cống bị thuyên chuyển lên Pleiku cùng một lúc. Trong Phi Đoàn thường hay trêu chọc hai thằng tôi là dân 'Huệ' mà bày đặt đi Không Quân và bay 'Khù-Trục'(?) không trách gì bị tống cổ lên ‘Plề-Cu’ vì thiếu ‘piston’.

Hồi đó trong 3 phi đoàn khu trục còn lại của KQVNCH 514, 518, và 530 hầu hết là người Nam và Bắc. Hai phe nầy kèn cựa và chơi nhau hằng ngày. Chỉ có mấy thằng Huế thủ phận con rơi con rớt, làm... thinh và suốt ngày làm... tầm bậy cho đỡ buồn!

Bên cạnh người bạn nối khố trong quân trường của Lê Văn Độ là Nguyễn Văn Trường ra, tôi cũng là một thằng bạn Huế gốc 7/68 chí thân của Lê Văn Độ trong cuộc đời bay bổng. Độ đã gắn liền với tôi từ khi ở trong trường bay cho đến khi Độ được hạ huyệt.

Độ cùng đi Mỹ và được sắp xếp vào cùng 'K' Flight với tôi ở trường bay Keesler AFB (MS.). Ra trường Độ có điểm 'academic' và tôi có điểm 'flying' cao của 'K' Flight vì vậy hai thằng là hai candidates duy nhất của 'K' Flight... bị chọn đi Skyraider, vì hồi 1969-1970 US-Navy bắt đầu chính thức chuyển giao toàn thể Skyraider cho USAF và USAF phải mở trường tự huấn luyện Skyraider cho USAF ở ngay tại S.O.G Center / Hurburt Field (Eglin AFB, FL.).

Bốn khóa trước bọn tôi (71-01; 71-02; 71-03; 71-04 - See attached pictures) Pilot bị ra cỏ và đập máy bay khá nhiều cho nên trước ngày Class 71-05 bọn tôi mãn khóa, Col. Yeally và Staff của ông ta đích thân bay qua Keesler AFB cho đám T-28 Instructor Pilots biết là Trường Huấn Luyện A-1 không muốn nhận graduated-pilot 'yếu' nữa!

Trong dịp nầy, để khuyến khích và động viên tinh thần, đám nầy cho tôi và Độ leo lên 'tham quan' hai chiếc AD-5 đồ sộ, dơ bẩn và 'ugly SOB' bám đầy dầu mỡ mà họ đã dùng để bay qua Keesler. Không ngờ họ đã làm tôi và Độ quá 'khủng' và muốn đái trong quần luôn! Lòng buồn rười rượi vì cái dơ dáy và uy hiếp tinh thần của chiếc A-1. Không biết với trình độ hơi non tay lái, mới ra trường của mình, rồi có thể chế ngự được con 'trâu điên' nầy chăng?! (USAF called it 'A DUMP TRUCK')

Về Pleiku Tôi còn được 'adopted' bởi các tay đàn anh cô hồn các đảng: Phạm-Văn-Thặng 'Fulro', T.K.Long 'Lăng Quăng', Phúc 'Gandhi', Phùng 'Django' v.v... để tiếp tục quậy và say sưa vô kỷ luật. Còn Độ thì rất hiền từ và chừng mực. Độ cực kỳ chăm chỉ trong việc bay bổng. Trời xấu là thầy mang DASH-1 ra thầy đọc để toan tính học thuộc lòng luôn cả Emergency Procedure section. Tuy khác lối sống nhưng hai thằng tôi rất thương nhau. Có lẽ là vì có chung Huế và 7/68 DNA, và ở chung phòng.

Độ và tôi 'shared' chung một phòng ở cư xá của Mỹ để lại cho PĐ-530 trên đồi cao phía Bắc của căn cứ nhìn xuống phi-đạo, ATC Tower và Tarmac của 2 Phi Đoàn Trực-Thăng.

Đêm đầu tiên sau khi Độ bị tai nạn (See the last attached picture) người ta đem bộ đồ bay của Độ từ bệnh xá về quăng vào dưới gường của Độ. Mùi khét của da thịt Độ làm tôi không thể nào ngủ được, phải vác mền mùng qua phòng của Tiến Chỉnh ngủ.

Sáng sớm hôm sau, được tin Độ đã qua đời tại Long Bình, Phi Đoàn Trưởng Tr/T Mười 'Lung' kêu tôi vào và yêu cầu tôi đem thi hài Độ về Huế để lo một đám tang thật đàng hoàng cho Độ.

Tr/T Mười 'Lung' bảo: "Tôi biết ông anh rể của anh là Đ/T Tôn-Thất-Khiên làm Tỉnh-Trưởng Huế. Anh ráng làm đám tang cho anh Độ càng trịnh trọng chừng nào càng tốt chừng đó để gia đình của người anh em Jupiter chúng ta được vui lòng và thỏa nguyện".

Ông thân sinh của Độ rất thật thà và chất phát giống như Độ. Khi tôi gặp và xin được biết ước nguyện của gia-đình thì ông cụ cho biết chỉ muốn lúc hạ huyệt có được một dàn kèn của ban quân-nhạc tiểu-khu thổi bài Chiêu Hồn Tử Sĩ.

Ngày hạ huyệt 2 GMC với đầy đủ kèn trống của Tiểu Khu đã làm ông cụ và bà con ở Bao-Vinh/Huế hãnh diện và vui lòng.

Kỷ niệm buồn vẫn không bao giờ quên: Những chiều gần Tết thật vắng lặng ở mọi công sở ở Biên Hòa. Tôi theo trực thăng đưa thi hài của Độ về Tử Sĩ Đường Tân Sơn Nhất. Từ Burn-Treatment-Center của Long-Bình Hospital, Trực Thăng dropped tôi xuống Tarmac Khu-Trục A-1 ở Biên Hòa AFB để tôi mượn xe Honda của 1 người bạn Khu-Trục 518 chạy đi ra Tòa Hành Chánh Tỉnh làm giấy khai tử cho Độ trước khi đưa Độ về Huế (vì Độ chết ở Long Bình chứ không phải ở Pleiku).

Phòng sở nào cũng có bàn thờ cúng kiến ngay trước cửa để rước Ông Bà về ăn Tết, chạy tìm người muốn hụt hơi mới xong 1 giấy khai tử có đủ chữ ký cho Độ.

Tối hôm đó tôi ngồi với ông cụ của Độ trong Tử-Sĩ-Đường cho tới 9:00 đêm. Thật là rợn người, không chữ nghĩa nào có thể diễn tả được cái khung cảnh ghê rợn nầy và lòng thương con vô bờ bến của một người cha.

Sau khi đem quan tài vào Tử-Sĩ-Đường, quan tài được kê lên hai 'con ngựa' gỗ thô sơ, một bát nhang và hai cây đèn cầy ở hai đầu quan tài. Mọi người đều biến mất chỉ còn lại hai bác con, một ông già đang đau khổ và một thằng pilot Khu-Trục, tay dao tay súng, trông oai phong lẫm liệt nhưng nhát gan, thỏ đế, sợ ma còn hơn sợ cọp.

Thú thật hôm đó tôi cũng không biết phải giải quyết sự việc bằng cách nào!? Rồi sau đây mình phải làm gì nữa đây?? (lần đầu tiên trong đời lo cho 1 thằng bạn mới chết, không biết mô tê gì cả!!!!).

Hôm đó quan tài của Độ là chiếc quan tài duy nhất trong căn phòng rộng lớn và ma quái của Tử-Sĩ-Đường. Sự đơn lẻ càng làm cho không khí lạnh lẽo hơn. Tiếng gió hú qua mái hiên ở đằng sau nhà càng làm cho khung cảnh thêm ghê rợn như những chuyện ma quái mà tôi đã đọc lúc còn nhỏ.

Hai Bác Con ngồi trong bóng tối của Tử-Sĩ-Đường. Cuối cùng tôi phải lên tiếng và hỏi: "Thưa Bác, Độ về tới đây là cũng tạm thời xong được một bước trước khi chiều mai máy bay C-123 đưa Độ về Huế. Vậy con xin mời bác về nhà con ở Chợ Lớn ngủ qua đêm rồi ngày mai mình trở lại".

Ông Cụ cám ơn và từ chối: "Tui muốn ngồi ở chỗ ni với con tui cho hết đêm ni, để hắn nằm một mình lạnh lẽo không đành. tui không đi mô cả. Tết 'dức' tui hiểu, anh đi về với gia đình đi rồi mai trở vô với tui cũng được".

Trong những tình huống như thế nầy mới thấy được tình cha thương con. Tôi chạy vội ra ngoài cổng Phi-Long mua một ổ bánh mì thịt và một chai xá xị cho ông cụ của Độ trước khi thắp một nén nhang khấn thầm với Độ: "Độ, mầy biết tau ham chơi nhưng tau đã đưa mầy về tới đây rồi, mầy cho tau chạy về thăm nhà một chút trong ba ngày Tết rồi ngày mai tao vô lại với mầy".

Vái xong ba vái là tôi đi lui, trông ông cụ ngồi một mình bên quan tài con, tôi không thể nào đủ mạnh để cầm lại nước mắt của mình vì kính phục lòng hy sinh và tình cao cả của Cha và Con.

Ngày hôm sau, sau khi giải thích cho ông cụ, tôi cho phép đục 4 lỗ trên quan tài (để release the pressure trong hòm lúc lên cao độ) để đưa Độ về Phú-Bài Huế và gác hòm 3 ngày 3 đêm trước khi hạ huyệt.

Có thể nói Độ là người bạn 7/68 mà tôi đã có duyên gắn bó nhất và dành nhiều thì giờ nhất cho nhau trong cuối cuộc đời binh nghiệp. Nhân một lỗi nhỏ trong bài viết của Hà 'cà-chớn' Trần-Ngọc Nguyên-Vũ mà tôi lại có dịp ngồi ôn lại một kỷ niệm xưa cùng chia sẻ với anh em. Cũng là một cái duyên để nhớ bạn cũ.

Phạm Minh Xuân














Lê Văn Độ (người đứng bìa phải) và bạn bè



Lê Văn Độ (người đứng bìa trái) và bạn bè



Máy bay của Độ bị tai nạn ở phi trường Cù Hanh, Pleiku.




Monday, July 22, 2019

Sunday, July 21, 2019

Monday, July 8, 2019

Wednesday, June 12, 2019

Tình Trầm

Nhạc trước năm 1975 Độc tấu bằng đàn bầu vanphuailienne

Văn Phú




Monday, May 6, 2019

Têt Song & Lion Dance

Múa Lân và Bài Hát về Tết

at A. G. Cook Elementary School

on Feb 5, 2019

Phạm Văn Phú




Tuesday, April 30, 2019

Hữu Duyên Tương Ngộ

Trống Cơm Lý Ngựa Ô

Kính trao về Bà Ngoại và Ca Đoàn Đức Mẹ GX Tân Việt

Phạm Văn Phú




Saturday, April 20, 2019

Niên Trưởng Nguyễn Văn Phẩm

(Người Bảo Trợ Gia Đình Tôi)




Thời gian trôi qua nhanh quá!Thấm thoát mà gia đình tôi định cư ở San José, Bắc Cali, thung lũng hoa vàng, thủ phủ của tình thương, Silicon Valley đã trên hai mươi sáu năm. Nếu không có người bảo trợ (Sponsor) thì có lẽ giờ này gia đình tôi đang sống ở một tiểu bang xa xôi, hẽo lánh, ít đồng hương Việt Nam, không được thưởng thức các hàng quán với các món ăn thuần túy Việt Nam, không được tham gia các sinh hoạt cộng đồng, hướng đạo, chùa chiền, nhà thờ, chợ Tết và nhiều hoạt động khác vì gia đình tôi không có ai ở Mỹ. Lúc đó, bà con gọi trường hợp này là nộp đơn đi định cư theo diện “HO Đầu Trọc, hay diện HO con Bà Phước”, có nghĩa là hồ sơ hoàn toàn không có thân nhân hay hội doàn nào đứng ra bảo lãnh. May mắn, một niên trưởng Không Quân đang định cư ở San José đã đứng ra làm thủ tục bảo trợ cho gia đình tôi. Niên Trưởng đó là cựu Thiếu Tá KQ Nguyễn Văn Phẩm, mà do một sự tình cờ tôi được quen anh và từ đó kết nghĩa anh em như ruột thịt.

Giữa anh và tôi hoàn toàn không có bất cứ quan hệ thân thuộc hay bà con gì hết! Anh gặp tôi giữa mùa hè đỏ lửa năm 1972. Thời gian này tôi đang phục vụ tại Trung Tâm 2 Kiểm Báo, KbC 6526, Sơn Trà, Đà Nẵng, mà hàng ngày được ngắm đỉnh núi Sơn Trà thường bị sương mù phủ trắng, nhìn những con suối nhỏ róc rách chảy theo triền núi, làm bạn với đàn khỉ lốm đốm ba, bốn màu trên mình mà dân địa phương gọi là con Vá Hoàng và thường chào đón những trận bão lớn và những cơn mưa dầm dề, có khi kéo dài lê thê nhiều ngày vào những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, ở đây vào những tháng Hè thì rất hữu tình, với hoa Sim Tím và bông Trang Đỏ nở ngút ngàn dọc theo hai bên sườn núi. Có thể kể thêm các loài chim thú như: heo rừng, kỳ đà, rắn, bìm bịp…chưa kể, câu bắt được những con cá Chình vả cá Chép rất to vì chúng sống lâu năm ở những vực sâu của các con suối.Trung Tâm 2 Kiểm Báo là khu vực quân sự, nên tuyệt đối cấm người lạ mặt xâm nhập. Do đó, chỉ những quân nhân phục vụ trong đơn vị mới có thể câu bắt. Mỗi lần muốn tổ chức như thế, chúng tôi phải đợi NT Dupont không có mặt ở đơn vị thì lúc đó mới dám thực hiện.

Khi phu nhân NT biết được. Bà khuyên anh em đừng làm chuyện này nữa! Sát sanh những con vật vô tội làm gì! Hãy để cho chúng được sống bình yên với môi trường thiên nhiên. Còn như muốn ăn uống hay tiệc tùng gì cứ nói với bà một tiếng, bà sẽ sẵn sàng giúp. Phải công nhận về tài nữ công gia chánh của bà. Những buổi tiệc lớn của đơn vị đều đích thân bà đứng ra lo liệu cùng vài chị ở khu gia binh phụ một tay là xong ngay, không cần phải thuê người bên ngoài đến nấu, vì thế đơn vị tiết kiệm rất nhiều,

Vào một buổi chiều, sau khi xong phiên trực từ trên núi Sơn Trà theo xe GMC xuống, tôi lững thững đi về cư xá độc thân dành cho Sĩ Quan thì gặp một người dáng nhỏ nhắn, mặt có nét đôn hậu, nước da ngâm đen đang đi bộ dọc theo hành lang cư xá. Anh chào tôi với giọng miền Nam nhỏ nhẹ và gìới thiệu tên anh và đơn vị anh phục vụ là Phòng Điều Hành Không Vận thuộc Bộ Chỉ Huy hành Quân Không Quân (TACC). Sau đó, tôi cũng giới thiệu đôi nét về tôi cho anh biết. 

Hoá ra, anh cùng theo học khóa Tham Mưu ở Nha Trang với chỉ huy trưởng của tôi là Niên Trưởng Dupont Nguyễn Cầu mà quân nhân trong đơn vị đều thương quý, kính trọng ông ở tư cách, đạo đức và tài lãnh đạo chỉ huy. Anh có nửa tháng thực tập và viếng thăm Sư Đoàn 1 Không Quân. Nhân tiện, Niên Trưởng Dupont mời anh ghé thăm Trung Tâm 2 Kiểm Báo Sơn Trà, tức Panama hay Monkey Mountain.

Những ngày ở Sơn Trà anh và tôi có nhiều dịp trò chuyện, tâm sự. Hôm nào xuống phiên trực, tôi muợn Honda chở anh ra phố Đà Nẵng thưởng thức những món ăn của địa phương này. Đà Nẵng có rất nhiều hàng quán ngon như: bánh xèo, bánh khoái trên đường Lê Đình Dương với nước chấm đặc biệt, nhà hàng Thời Đại trên đường Độc Lập, đối diện nhà thờ Giáo Xứ Chính Toà Đà Nẵng, hay Nhà Thờ Lớn Đà Nẵng, hủ tiểu Mỹ Tho trên đường Nguyễn Thị Giang, nhìn sang bên kia đường là sân vận động Quang Trung, quán ăn nghệ sĩ của Hoạ Sĩ Mùi và thêm vài nơi khác nữa! Tuy nhiên, anh cho biết thích nhất là được thưởng thức món Bún Bò Bà Đào vì tô bún ở đây có hương vị đậm đà, không có nơi nào sánh bằng. Đặc biệt, món giò móng và ớt ngâm giấm tuyệt chiêu.

Một lần vào cuối tuần anh và tôi đi tắm biển Mỹ Khê. Anh lội rất giỏi vì trưởng thành từ sông Vàm Cỏ Tây, nên không cần mang phao. Còn tôi xuất thân từ cầu Kiệu, cầu Công Lý, cầu Trương Minh Giảng, cầu Bông và cầu Xa Lộ, nên cần phải đeo phao cho chắc ăn. Anh cứ thích bơi ra xa và kéo tôi theo.Tôi thì sợ chết. Anh nói với tôi trong khi bơi, nếu em có chuyện gì xảy ra anh sẽ đền. Tôi rất run, lỡ chẳng may bị chết chìm thì làm sao anh có thể đền mạng anh cho gia đình tôi được. Năn nỉ lắm anh mới đưa tôi vào gần bờ, chê tôi nhát gan, sau khi đã cho tôi uống một bụng nước biển kèm theo nước mắt, nước mũi chảy ràn rụa.

Sau gần hai tuần vui chơi, thưởng thức các món ăn đặc biệt và thăm thú những địa danh chung quanh Đà Nẵng. Khi chia tay, anh cho tôi địa chỉ và căn dặn khi nào có dịp đi phép về Sàigòn nhớ ghé nhà anh ở gần chợ Cây Quéo, nằm trên đường Ngô Tùng Châu, Gia Định để anh giới thiệu với vợ con anh một đứa em mà anh cho là dễ thương đã gặp bất ngờ trong chuyến công tác ngoài Trung.

Ngày 27 tháng 01, năm 1973 là ngày hiệp định Paris chính thức thi hành, tôi được thuyên chuyển về Sàgòn. Lúc này, tình huynh đệ giữa anh và tôi càng thêm bền chặt. Anh thường rủ tôi về quê nhà anh ở Xã Khánh Hậu, Long An thăm má anh và bà con. Anh còn hỏi tôi có muốn làm rể ở đây thì anh sẽ mai mối em cháu của anh cho tôi. Có lẽ anh không mát tay, hoặc tôi không có duyên lành với mảnh đất Long An phì nhiêu, hiền hoà, nên mọi giới thiệu của anh đều như nước đổ lá môn?

Cần viết thêm Xã Khánh Hậu có Lăng thờ Cụ Nguyễn Huỳnh Đức. Ngài là một danh tướng và là công thần khai quốc nhà Nguyễn. Xã Khánh Hậu có thể nói lả nơi điện khí hoá đầu tiên ở miền Nam. Con cháu được Ngài phù hộ, nên học hành và làm ăn hầu hết đều thành công. Hằng năm dân chúng trong xã đều tổ chức lễ Giỗ Ngài. Vào dịpTết đến, anh cũng hay rủ tôi về quê chung vui với gia đình và bà con của anh. Hai anh em chở nhau trên chiếc Vespa mini màu xanh nước biển của anh. Nhân dịp này được thưởng thức cảnh đẹp của đồng quê với hai bên đường những cánh đồng xanh mướt và các nông phu đang làm ruộng.

Có lần anh tâm sự với tôi. Ba anh mất sớm. Một mình má anh buôn bán tảo tần ở chợ Long An, hy sinh nuôi ba đứa con trai ăn học đều nên người. Anh lớn nhất đang làm Bác Sĩ ở Bệnh ViệnTây Ninh, cậu em tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm là Giáo Sư Đệ Nhị Cấp ở Long Xuyên, còn anh là Sĩ Quan cấp Tá của KQ/VNCH.

Tình nguyện nhập ngũ vào khoá 60 SVSQ/KQ Phi Hành cùng khoá với các Niên Trưởng  DHB, ĐVH…Anh không đi du học Hoa Kỳ mà theo học khoá Quan Sát ở Nha Trang. Khi mản khoá, anh được đổi ra phục vụ ở Phi Đoàn Thiên Phong 110, Đà Nẵng. Tại đây lập gia đình với một thiếu nữ ở phườngTam Toà. Chị có nét lai Pháp và xinh xắn. Anh chị có tất cả ba người con gồm: con gái đầu lòng và hai con trai. 

Vài ngày trước biến cố 30 tháng 04, năm 1975, có điều kiện và phương tiện di tản, nhưng anh và vợ con ở lại vì chữ hiếu không nỡ bỏ lại người Mẹ già đau yếu đã suốt đời hy sinh cho các con. Hệ quả, anh phải trả một giá quá đắt là hơn mười năm tu nghiệp ở Đại Học Máu (tựa tùy bút của nhả văn Hà Thúc Sinh.)

Khi được cho về. Anh và tôi thường hàn huyên bên ly cà phê đắng ở vĩa hè, cà phê Thái Chi cũ, số 5 đường Nguyễn Phi Khanh, Phường Đa Kao, Quận Nhứt.Trong khi ngồi tâm sự, anh nói với tôi bằng mọi giá anh phải ra đi. Anh không thể nào nhìn vợ con nheo nhóc, việc học hành của các con anh lỡ dỡ vì lý lịch, còn anh sẽ tàn phai theo thời gian và mọi thứ bế tắc ở cuối nẻo đường hầm. Phải đi mới có thể cứu vớt được gia đình. Còn không thì sẽ cùng nhau chết chùm. Anh muốn rủ tôi đi, nhưng tôi không có điều kiện vì lúc đó ba má tôi và anh em tôi đang gặp khó khăn trăm bề, không đủ ăn thì lấy gì lo đến chuyện đi đứng. Nên anh đành đi một mình.

Trong thời gian tìm đường đi. Anh kiếm chỗ học cách nấu phở, hớt tóc, sửa đồng hồ, làm chìa khoá..., để thủ thân, hy vọng khi tới vùng đất mới có dịp hành nghề mưu sinh. Ngoài ra, anh đến hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm tập bơi để có thể lực tốt khi hữu sự có thể dùng đến. Chính nhờ biết bơi giỏi, nên anh đã thoát hiểm trong đường tơ, kẻ tóc về sau này.

Anh đã nhiều lần tìm mọi cách vượt biên. Bị gạt, bị bể, có vài lần suýt ở tù, nhưng anh vẫn không hề nao núng, hay nản chí bỏ cuộc. Anh đã mất rất nhiều tiền trong chuyện đi đứng này. Chuyến cuối cùng coi như đã cạn láng. Anh không còn gì hết! Cũng may, có một người bạn chịu ơn anh hồi xưa giúp anh trả chi phí cho chuyến đi này. Nếu lần này không thoát là coi như không còn cơ hội nào khác! 

Anh cho biết trong chuyến đi có nhiều người bị kẹt lại vì giờ chót nuớc ròng, ghe nhỏ (Taxi) không vào bờ đón được bà con như nhóm tổ chức đã dự tính, nên họ yêu cầu ai biết bơi thì bơi ra ghe lớn (Cá Lớn) đang chờ ở ngoài xa, còn ai không biết lội thì hãy tìm đường tẩu thoát ngay, nếu còn do dự, chần chờ ở lại thì chắc chắn sẽ bị công an địa phương tới bắt. Riêng, anh và vài người khác nhờ biết lội, nên đã leo lên được ghe lớn chỉ vài phút trước khi ghe khởi hành. Chuyến đi may mắn, nên sau hơn nửa tháng lênh đênh trên biển, ghe cạn xăng dầu, hết lương thực và mấy lần bị cướp biển. Cuối cùng, ghe đã an toàn cặp vào được Đảo Pulau Bidong (Malaysia). 

Tạm trú ở đây khoảng gần mười tháng, anh được phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn chấp thuận cho đi định cư ở Hoa Kỳ. Anh chọn San José để bắt đầu cuộc sống mới, sau những năm tháng nghiệt ngã, khổ cực. Lúc đó, anh ruột anh là NVT đang hành nghề Bác Sĩ ở Oklahoma City muốn anh qua để anh em cùng sống chết có nhau, và có thể giúp đỡ anh dễ dàng, nhưng anh cương quyết từ chối.

Đến vùng đất hứa khi tuổi đời đã lớn, nhưng anh cũng đã cố gắng học xong chứng chỉ AS (Associate of Science) ở De Anza College trong hai năm. Sau khi tốt nghiệp anh xin làm Technician cho một hãng điện tử lớn. Anh ra sức cố gắng tốí đa làm việc miệt mài để gửi tiền về giúp vợ con nơi quê nhà có điều kiện sinh sống, trả nợ cho ân nhân và lo việc bảo lãnh vợ con sang đoàn tụ. Sau nhiều năm chờ đợi, vợ con anh đã được gặp lại anh ngày 06 tháng 07, năm 1990.

Anh cho biết, sau khi ổn định anh đã tìm mọi cách dò hỏi tin tức về tôi. Không biết tôi đang trôi nổi ở phương trời nào? Cuối cùng, qua một người bạn cùng khoá làm chung hãng với anh cho anh biết, tôi vẫn còn kẹt lại ở Việt Nam. Khi có địa chỉ tôi, anh đã thư ngay cho tôi. Tôi rất mừng vì đã nối được liên lạc được anh. Hai anh em thư từ qua lại. Anh nói cuộc sống ở Mỹ giai đoạn đầu rất gian nan, mọi thứ đều xa lạ. Phải biết chịu đựng những khó khăn. Anh còn phải lo cho vợ con đang đói khổ nơi quê nhà, nên ngoài công việc chính ở hãng, cuối tuần phải làm thêm một công việc khác để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.Tôi cũng nhận được một ít quà do anh gửi về vào dịp cuối năm.

Khi chương trình HO được mở ra.Tôi làm đơn xin đi định cư, nhưng không có thân nhân hay hội đoàn nào bảo trợ. Trường hợp này, gia đình tôi đành phó mặc cho sự may rủi, đưa đến bất cứ tiểu bang nào cũng dược. Thông thường là sẽ được đưa đến các tiểu bang như: Iowa, Idaho, Nebraska, New Hampshire, Utah, North và South Carolina…Tôi đã đò hỏi và cố tìm người bảo trợ, nhưng hoàn toàn tuyệt vọng.

Đang lo lắng thì nhận được thư anh về hỏi tôi có biết chương trình HO hay không? Tôi có nộp đơn đi theo chương trình này không? Nếu có thì hãy thư ngay cho anh biết để anh làm thủ tục bảo trợ.Tôi mừng quá và thư ngay cho anh là đã nộp đơn, nhưng chưa có ai bảo trợ. Anh yêu cầu tôi gửi những giấy tờ cần thiết, rồi anh đến nhờ cơ quan USCC ở San José tiến hành thủ tục bảo trợ. Với tư cách là Sponsor, anh sẽ chịu trách nhiệm khi nào gia đình tôi đến San José.

Sau một thời gian dài chờ đợi. Gia đình tôi được rời VN để đi định cư Hoa Kỳ. Vào ngày 29 tháng 10, năm 1992 vợ chồng tôi và đứa con trai duy nhất bảy tuổi, sau hai ngày tạm dừng lại ở Thái Lan đã đến phi trường San Francisco. Sau khi làm xong mọi thủ tục, điền mẫu I-94 và nhận hành lý. Gia đình tôi chậm rãi bước ra cổng, nhẹ nhàng hít thở không khí tự do bắt đầu kể từ ngày hôm nay trên vùng đất tạm dung hoàn toàn xa lạ.

Vừa bước ra khỏi cửa thì gặp toàn thể gia đình anh, HBT là bạn cùng khoá 7/68 KQ, LCL thuộc binh chủng Biệt Động Quân và Mục Sư KTN. Tôi đã bật khóc vì gặp lại anh và các bạn cũ. Cứ tưởng rằng mình đang sống trong mơ.

Lời đầu tiên anh nói với tôi“Anh chúc mừng gia đình em đã đến được bến bờ tự do. Anh tin là vợ chồng em sẽ thành công nơi vùng đất mới này. Hãy an tâm! Đừng lo lắng hay bi quan gì hết! Anh sẽ giúp gia đình em bằng mọi khả năng trong giai đoạn đầu. Em đừng nghĩ rằng Trâu chậm bị uống nước đục.” Trên đường từ phi trường San Francisco về nhà anh dưới cơn mưa tầm tã. Anh nói, San José rất mong có mưa vì đã hạn hán nhiều năm. Chính quyền đã phải ra lệnh cấm không được dùng nước tưới cây, rửa xe... Tự nhiên, hôm nay khi gia đình em đến, mưa xuất hiện để chào đón. Mưa mang đến cho cây cối xinh tươi, hoa trái sinh sôi nẩy nở. Anh tin đây là điềm lành đến với gia đình em.

Khi gia đình anh đi đón gia đình tôi thì trước đó đã chuẩn bị sẵn ở nhà buổi cơm gặp mặt rất tuơm tất. Anh đã chuẩn bị thuê cho gia đình tôi một phòng ở gần nhà anh trên đường Rexford, nằm sát bên trường San José City College, gần bệnh viện Bascom, các chợ SAFEWAY, Food 4 Less, K Mart, Lucky, Long Drugs, chợ Đại Thành,Thiên Thành…và gần lối ra vào các xa lộ. 

Anh đi làm ca đêm. Sau khi về nhà ăn sáng, uống cà phê là sang đón gia đình tôi chở đi ngay để lo các thủ tục cần thiết như: đến cơ quan USCC làm thủ tục giúp đỡ lúc ban đầu, đến bệnh viện Lenzen chích ngừa, khám sức khoẻ, làm các thủ tục cần thiết như xin số an sinh xã hội, mở chuơng mục ở ngân hàng, làm thủ tục ở DMV thi bằng viết lái xe, kiếm người dạy lái xe, tìm mua một chiếc xe cũ, đóng bảo hiểm xe, cách dùng máy giặt, máy sấy quần áo, đổi nước uống, giới thiệu Bác Sĩ gia đình, Pharmacy lấy thuốc, cách đi xe bus, xin cho con trai tôi học ở trường tiểu học Blackford gần nhà, còn vợ chồng tôi ghi danh học lớp ESL ban đêm ở trường Trung Học Del Mar.

Cuối tuần, anh chở vợ con anh và gia đình tôi đi chợ Senter trên chiếc xe Toyota cũ, ọp ẹp của anh. Phải chở làm hai lần mới xong. Bất cứ lúc nào có dịp nói chuyện là anh động viên, khuyến khích gia đình tôi. Anh thường nói những người đi trước có nhà, có cửa, có cơ ngơi đều phải cố gắng tối đa từ lúc ban đầu và thêm sự may mắn. Anh nhấn mạnh với tôi tuyệt đối “Đừng bao giờ dính dáng đến bài bạc, rượu chè”. Biết bao người nhà tan, cửa nát, gia đình ly tán cũng bởi nguyên nhân này. Em nên nhớ “Đồng tiền kiếm ra bằng công sức và mồ hôi của mình mới giữ được lâu dài, bền vững.”

Ngoài ra, anh cũng căn dặn rất kỹ trong vấn đề giao tiếp hàng ngày phải nhớ nói lời cảm ơn và biết xin lỗi. Đừng bao giờ nghe quảng cáo miễn phí gửi tới nhà qua đưng bưu điện hay trên điện thoại mà ham, vì sau đó hậu quả sẽ khôn lường, nếu như đặt viết ký tên trên các giấy tờ người ta gửi đến. Dứt khoát không cho bất cứ ai biết số an sinh xã hội trên điện thoại. Xứ Mỹ không có gì là miễn phí hay đơn giản hết!

Những kinh nghiệm thực tế mà anh đã từng gặp được trao lại cho tôi là những bài học rất quý giá mà tôi luôn luôn ghi nhớ trong đầu. Qua hai tháng tiếp xúc và làm quen với môi trường mới, gia đình tôi đã từ từ quen dần. Lúc này, vợ chồng tôi đã thi đậu lái xe, đã mua được chiếc xe cũ, nhưng máy móc vẫn còn tốt. Chúng tôi có thể tự mình lo được nhiều chuyện hàng ngày, không còn nhờ đến anh giúp nữa. Anh cảm thấy rất vui và tự hào khi thấy chúng tôi đã hội nhập các sinh hoạt hàng ngày rất nhanh, không như ban đầu anh tưởng gia đình tôi phải mất nhiều thời gian.

Một số bạn bè khi hay tin gia đình tôi đến San José. Họ gọi điện thoại chúc mừng. Anh em cùng khoá 7/68 KQ ở Bắc Cali tổ chức gặp mặt và tặng chúng tôi nhiều vật dụng dùng trong gia đình vẫn còn tốt. Họ động viên tinh thần vợ chồng tôi để chúng tôi an tâm “Ai ai cũng đều gặp những khó khăn lúc ban đầu, rồi sau đó sẽ đi vào ổn định, nếu như cố gắng và biết chấp nhận gian khổ. Giống như xe hàng chở các bao gạo lổn ngổn không thứ tự. Sau khi tài xế lái một đoạn đường các bao gạo sẽ tự sắp xếp lại đâu vào đó”.

Họ khuyên chúng tôi tập xem chương trình TV, nghe Radio, đọc báo bằng tiếng Anh, dành thời gian tìm hiểu bạn bè đi trước để lấy kinh nghiệm. Nếu như chịu khó trở lại trường học thì sẽ tốt cho tương lai về sau. Vợ chồng tôi cùng bàn đi, tính lại. Cuối cùng, tôi quyết định làm toàn thời gian, lấy một số lớp Anh Văn ở College và tự học tại nhà để có chút chữ nghĩa khi đi xin việc và những lúc cần giao tiếp, còn vợ tôi làm bán thời gian và ghi danh học toàn thời gian ở San José City College. Cố gắng tự lực cánh sinh, không bám vào các phúc lợi của chính phủ cung cấp, dù gia đình tôi có con nhỏ và được hưởng quy chế tị nạn,

Sau những tháng năm dùi mài kinh sử, vợ tôi đã lấy được bằng M.A.(Master of Arts) về Pháp Văn ở San José State University. Năm1996, trong khi đang theo học năm thứ hai ở San José City College đã nhận được giải thưởng hạng Nhất về viết Luận Văn bằng tiếng Pháp do the Alliance Francaise tổ chức trong khu vực Bắc Mỹ và Canada. Phần thưởng là học bổng đi thăm nước Pháp với vé máy bay khứ hồi và các chi phí trong thời gian ở Paris. 

Tham dự cuộc thi có 966 thí sinh, trong số đó có sinh viên của các Đại Học danh tiếng như: Columbia University, University of Virginia, và Marquette University. Đề thi“Bạn sẽ nghĩ gì về ý kiến của Jean Moiné, người đứng ra khởi xướng phong trào kỹ nghệ hoá và xây dựng thị trường chung Âu Châu vào những năm 1950, như sauNếu như phải xây dựng lại tất cả thì tốt hơn hết chúng ta nên bắt đầu bằng văn hóa hơn là bằng than củi và sắt thép.”

Đây là một đề tài trừu tượng, bao quát, hóc búa đòi hỏi mỗi thí sinh phải am hiểu về nền kinh tế chung của Châu Âu trong giai đoạn 1950, phải biết phân tích và lý luận chính xác, có đầy đủ các dẫn chứng cụ thể, tỉ mỉ. Thí sinh có hai giờ để viết và không được dùng tự điển để tra cứu.

Tốt nghiệp xong, vợ tôi xin đi dạy được một thời gian, nhưng cảm thấy không thích hợp, nên xin vào làm công chức cho County of Santa Clara cho đến nay đã hơn 20 năm. Con trai tôi cũng xong Đại Học và đang làm chuyên viên cho một bệnh viện nổi tiếng ở vùng Bắc Cali.

Còn phần tôi làm cho hai hãng điện tử Flextronics, IBM và Bưu Điện San José được hơn mười năm. Hiện nay đã nghỉ hưu, đang làm nhân viên Crossing Guard có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh và bộ hành qua đường cho School Safety and Education Unit trực thuộc San José Police Department. Muốn xin vào đây phải nộp đơn, chờ gọi, qua phỏng vấn, khám sức khoẻ tốt, làm việc trong mọi điều kiện thời tiết, DMV xác nhận bằng lái xe không có lỗi nặng, điều tra lý lịch rất kỹ lưỡng. Sau cùng, tham dự một lớp hướng dẫn và đi thực tập. Lúc đó mới chính thức được tuyển dụng. Hàng năm, trước khi tựu trường, các Crossing Guard tham dự một buổi họp để trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn lại một số nguyên tắc căn bản, nhắc nhở nhiệm vụ, khen thưởng các nhân viên có thành tích tốt và nhận thời khoá biểu cho niên học mới. Từ nhiều năm qua thành phố San José chưa hề xảy ra bất cứ một tai nạn đáng tiếc nào cho học sinh hay bộ hành trong giờ các nhân viên Crossing Guard có mặt làm nhiệm vụ.

Vài năm trước, nhân viên gốc Việt chiếm tỷ lệ gần 40/%, trong số đó có nhiều Công Nhân Viên Chức, Sĩ quan VNCH. Hiện nay, chỉ còn đếm trên đầu mười ngón tay. Một cựu Đại Tá Tỉnh Trưởng cũng từng làm công việc này. Ông đã xin nghỉ vì tuổi già (85t), sức khỏe kém.Thỉnh thoảng tôi ghé thăm ông, để nghe ông tâm sự  về cuộc đời thăng trầm trong binh nghiệp, những nỗi oan thiên từ đâu đưa đến, thời gian dài tù đày nghiệt ngã và thế thái nhân tình sau khi vật đổi sao dời, để thấy rõ lòng dạ trắng đen của con người. Hiện ông đang sống cô đơn trong một căn phòng nhỏ của một chung cư dành cho người già có lợi tức thấp ở San José. Ông không hề ta thán hay oán trách bất cứ ai! Ông đặt niềm tin tuyệt đối vào Đức Mẹ Maria và Thánh Martinô (Martin de Porres) đã che chở cho ông trong những lúc bi đát nhất cuộc đời, nên ông còn sống sót cho đến ngày hôm nay. Giờ đây, ông an tâm chờ khi nào được Chúa gọi thì sẽ vui vẻ ra đi, không còn gì để hối tiếc.

Công việc Crossing Guard tương đối nhẹ nhàng, thoãi mái, không bị gò bó, xem như hàng ngày tập thể dục, hít thở ngoài trời, khỏi cần phải đi đến phòng Gym, nhưng được lãnh lương. Vào những hôm mưa gió, bão tố, thời tiết lạnh lẽo và nắng gắt thì có phần vất vả.

Làm để tìm thấy nguồn vui, được nhìn các em nhỏ tung tăng đến trường, hầu tìm lại một chút tuổi thơ đã đi qua, cũng như cảm thấy phần nào ấm lòng với những câu chào hỏi, các lời cảm ơn chân tình của phụ huynh khi gặp mình mỗi ngày. Ngoài ra, còn nhận được những món quà nho nhỏ của các học sinh vào dịp Lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh và cuối năm học. 

Làm cho quên đi những tháng ngày còn lại tha phương nơi xứ người để lòng mình cảm thấy rằng vẫn còn giúp ích và đóng góp cho xã hội khi tuổi sắp gần đất xa trời, mà trên tay đã cầm sẵn tấm vé xe đò một chiều, chờ tài xế ngừng lại mời lên xe đưa về cõi bồng lai, tiên cảnh.

Ngoài sinh hoạt hàng ngày. Gia đình tôi còn tham gia các công tác thiện nguyện phục vụ cộng đồng và đóng góp cho phong trào Hướng Đạo ở địa phuơng. Con trai tôi đạt đẳng hiệu Đại Bàng (Eagle Scout) năm mười bảy tuổi. Chúng tôi đã tình nguyện tham gia các khoá huấn luyện do Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ và Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam tổ chức. Các bạn Hướng Đạo Hoa Kỳ và Việt Nam rất ngạc nhiên khi thấy cả gia đình tôi đều tham gia hướng đạo và nhận chuyên hiệu Rừng (Wood Badge) cùng một ngày, mà điều này từ khi tham gia hướng đạo họ chưa từng thấy xảy ra. Hiện nay gia đình tôi tham gia Hướng Đạo Trưởng Niên thuộc Làng Bách Hợp Vùng Vịnh, nơi tập họp các anh chị em đã từng một thời khoác bộ đồng phục hướng đạo và những ai lớn tuổi vì nhiều lý do không có cơ hội tham gia hướng đạo lúc còn trẻ, nay tìm đến sinh hoạt để cùng chia sẻ những vui buồn, những kinh nghiệm sống, nhớ lại thuở hồn nhiên và cùng hát bài “Anh Em Ta Về.” (Tác giả Linh Mục Tiến Lộc)

Anh em ta về cùng nhau ta quây quần này, 1-2-3-4-5
Anh em ta về cùng nhau ta sum họp này, 5-4-3-2-1
Một đều chân bước nhé!
Hai quay nhìn nhau đi.
Ba cầm tay chắc nhé, không muốn ai chia lìa!
Bốn nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà.
Năm nhớ mãi tình người trong câu ca.

Tôi xin cảm ơn bạn bè, những ân nhân đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ gia đình tôi khi chân ướt, chân ráo đặt chân đến San José. Đặc biệt, Niên Trưởng Nguyễn Văn Phẩm và gia đình đã không ngại khó khăn, phiền phức đứng ra bảo trợ, đã bỏ ra nhiều thời gian, công sức giúp đỡ gia đình tôi.

Chúng tôi cũng không quên những tình cảm thân yêu, trìu mến mà tất cả bạn bè đã đem đến, nhờ thế gia đình tôi mới có được cuộc sống ổn định như hiện tại.

Giờ đây, Niên Trưởng Nguyễn Văn Phẩm đã đi về miền miên viễn. Xin Niên Trưởng hãy phù hộ cho vợ con, gia đình tôi và tất cả bạn bè còn lại.

Gia đình tôi luôn luôn dành tấm lòng trân quý đến NT. Người đã không quản ngại đứng ra bảo trợ “Hát Ô Mồ Côi”cho gia đình tôi.

Xin vô vàn cảm ơn anh. Xin được đốt một nén hương lòng để tưởng nhớ đến“Một Niên Trưởng Không Quân VNCH khả kính, hiền hậu mà suốt đời tôi không bao giờ quên.”

Trần Đình Phước
(San José, California - 2019)