Tuesday, April 30, 2013

Secrets of Future Airpower

Secrets of Future Airpower | Discovery Channel Documentary

Journey into a secret world where aeronautical dreams become military reality. Particle ray beam weapons, quiet supersonic flight, magnetic levitation and hyper-speed engines are all part of the technology that promises cutting-edge aircraft for 21st century combat. Learn how UCAV Unmanned Combat Air Vehicles - are poised to take the preeminent role in future air combat with their ability to undertake missions too dangerous for human pilots, striking land and air targets with robotic precision. Without the burden of designing for a human pilot, engineers of these robot planes - like Northrop's radical X-47 - are able to achieve some truly space-age designs. Witness the latest applications of stealth technology in aircraft like the F-22 Raptor, the F-35 Joint Strike Fighter and Boeing's out-of-this-world "Bird of Prey." Like the Klingon ship that inspired its name, this experimental plane is completely invisible to detection and truly looks years ahead of its time. But while stealth planes have been around for some time, stealth helicopters are the emerging stars of the air force. Watch as the new Comanche explodes onto the scene, flexing its muscles as the military's newest and deadliest tank killer. Then, climb into the cockpit for an exclusive, first-time tour of the Comanche to see the amazing abilities of this state-of-the-art attack chopper.

Top 10 Military Machines

Top 10 Military Machines | Discovery Channel Documentary

Top ten military machines, all American made. 1) Ballistic Missile Submarine (Trident) 2) B-2 stealth bomber 3) Aircraft carrier (Nimitz class) 4) Airborne Laser (Boeing 747) 5) F-22 Raptor fighter 6) M1-A2 Abrams tank 7) Joint Direct Attack Munition (JDAM) Global Hawk spy in the sky 9) Advanced Amphibious Attack Vehicle 10) Apache Longbow helicopter Summary video from Discovery Channel.

Sunday, April 28, 2013

Ngọc Lan

Tiếng Hát Một Thời

Ngọc Lan

(Nha Trang, 28 December 1956 - California, 6 March 2001)


Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia: Ngọc Lan tên thật là Lê Thanh Lan, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1956 tại Nha Trang (cô còn được gọi chung với tên Thánh là Maria Lê Thanh Lan). Ngọc Lan là người con thứ năm trong số 8 người con trong một gia đình khá giả, cha của cô, ông Lê Đức Mậu, từng phục vụ trong Binh Chủng Truyền Tin của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Khi còn ở Việt Nam, cô đã đến với âm nhạc qua nhạc sĩ Lê Hoàng Long, từng học nhạc và biểu diễn trong một số dịp tại Nha Trang. Cô đã từng theo học ở trường Lý Thường Kiệt, ngoại ô Sài Gòn.

Với chất giọng ngọt ngào, trữ tình, man mác nỗi buồn, Ngọc Lan đã nhanh chóng được khán giả biết đến và cô đã được các trung tâm nổi tiếng mời thu âm như trung tâm băng nhạc Dạ Lan, trung tâm Giáng Ngọc, và xuất hiện thường xuyên tại các vũ trường, phòng trà... Đặc biệt sau khi cộng tác với trung tâm nhạc Mây Productions và được trung tâm này thực hiện riêng hai chương trình video đặc biệt Ngọc Lan 1: Như em đã yêu anh (1989) và Ngọc Lan 2: Mặt trời bên kia mùa hạ (1991) bởi đạo diễn Đặng Trần Thức thì Ngọc Lan đã đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp âm nhạc. Hai cuốn video trên cho đến nay vẫn được đánh giá là hai cuốn video rất có giá trị về mặt nghệ thuật được dành riêng cho một nghệ sĩ...

Click vào đây để đọc thêm về Ngọc Lan.

Ngọc Lan: Như Là Kỷ Niệm 1

Mây Productions thực hiện




Ngọc Lan: Như Là Kỷ Niệm 2

Mây Productions thực hiện





Ngọc Lan


Gặp Nhau Ngày Thứ Bảy

27/4/2013

Phóng Sự Bằng Hình
Nguyễn Giang, Trần Đình Hùng, Michael Châu


Hoa lạc giữa rừng gươm!


Thân "Đại Khí" đến trễ bị... phạt!


Kỳ Linh vắt rượu ra ly
Chắt chiu giọt cuối "Rờ Mi Mặc Tình"!


Tiệc nào mà có bác Dân
Là mình có Mít múi vàng thơm tho!...


Hội Đồng Triết đang... phê!
Người chụp: Nguyễn Giang


Lập Huế đang... phê. Nhưng cũng không quên che của!
Người chụp: Nguyễn Giang

CLICK HERE TO SEE COMPLETE SET OF TRẦN ĐÌNH HÙNG'S PHOTOS

CLICK HERE TO SEE COMPLETE SET OF MICHAEL CHÂU'S PHOTOS



Saturday, April 27, 2013

Tình Kiểm Báo



Thơ Trần Đình Phước

Hai năm rời bỏ chốn này,
Và tôi từ đó - tháng ngày lang thang





Paddy - thương nhớ ơi!
Mình chia tay nhau rồi
Em về qua phố cũ
Rượu nồng chén ly bôi.



Panama - xa xôi!
Anh đi tận cuối trời
Để mình em ở lại
Lệ tràn dâng chơi vơi!



Paris - giờ còn đâu?
Bước chân anh u sầu
Xuôi con tàu viễn xứ
Nỗi buồn vương mắt nâu



Peacok - trời vào thu
Nhớ em qua sương mù
Đôi vai gầy bé nhỏ
Tình đôi ta hoang vu,



Pyramid - hoàng hôn
Ánh mắt em dỗi hờn
Theo cơn mưa thác đổ
Khiến lòng anh cô đơn.

Trần Đình Phước



Ghi chú:
Paddy = Cần Thơ,
Panama = Sơn Trà (Đà Nẵng),
Paris = Tân Sơn Nhất,
Peacock = Pleiku,
Pyramid = Ban Mê Thuột



Dưới chân núi Sơn Trà - Đà Nẵng

Friday, April 26, 2013

Nghe Bạn Mình Hát: Bích Liên Hát Nhạc Buồn

Bích Liên Hát Nhạc Buồn

  1. Bến Xuân
    Văn Cao & Phạm Duy
  2. Mộng Du
    Phạm Duy
  3. Đêm Thu
    Đặng Thế Phong
  4. Những Lời Ru Cuối
    Thơ Nguyễn Đình Toàn, Nhạc Tuấn Khanh
  5. Kiếp Nào Có Yêu Nhau
    Thơ Hoài Trinh, Nhạc Phạm Duy
  6. Còn Gì Nữa Đâu
    Phạm Duy
  7. Chiều Khúc
    Hoàng Khai Nhan
  8. Vết Chim Bay
    Thơ Phạm Thiên Thư, Nhạc Cung Tiến
  9. Đôi Mắt Người Sơn Tây
    Thơ Quang Dũng, Nhạc Phạm Đình Chương
  10. Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà
    Thơ Hữu Loan, Nhạc Phạm Duy

Bích Liên Hát Nhạc Buồn


Thursday, April 25, 2013

Hoa Hồng Trắng

Thơ Yến Khanh

Vườn hồng trắng linh hồn em mở ngỏ,
Xin mời anh! Vâng! Cho phép đó anh!
Hương nguyên trinh và lá hãy còn xanh,
Anh có mến nét ngây thơ vụng dại?

Em gom hết yêu thương thời con gái,
Tình trắng trong e ấp thuở hồng hoang.
Anh vào thăm để lại nét son vàng,
Vườn hồng trắng bao giờ em xóa được?

Từ quen anh, em bắt đầu mộng ước,
Đếm thời gian bằng thao thức ươm mơ.
Hoa hồng nay mang dáng dấp đợi chờ
Chợt bẽn lẽn với niềm thay đổi mới!

Người yêu dấu! Em vẫn chờ vẫn đợi
Màu thời gian nào có nghĩa gì đâu.
Trong tâm tư em vẫn nhớ lời nhau,
Ngày đẹp nhất anh về yêu hoa trắng.

Yến Khanh

Một Ngày Tháng Tư

Thơ Hoàng Anh

Em về lại phố nhỏ một buổi chiều
Trong đoàn người lũ lượt trên đường, xơ xác
Thất thểu bước đi, cúi đầu ngăn nước mắt
Có mất mát nào bằng hôm nay

Bừng mắt dậy đời bao thay đổi
Phố điêu tàn, bầy thú đi hoang
Bừng mắt dậy gia đình tan nát
Hận thù này nung nấu tâm can

Bạn bè còn lại nhìn nhau câm nín
Nắng vẫn vàng nhưng vàng chín đau thương
Vẫn cô giáo học trò sao vội vàng ranh giới
Chủ nghĩa nào về đây nhuộm đỏ ngôi trường

Buộc tóc, chân không, tay tập cầm cuốc
Em bủa từng nhát xuống mảnh đất khô cằn
Ươm vào đó bao mồ hôi nước mắt
Có khi nào cây hi vọng lên xanh?

Ôi tháng Tư, buổi sáng không có bình minh
Cuộc sống bao quanh bởi màu cờ chủ nghĩa
Những khúc nhạc như bom gào đạn xé
Thiêu đốt lòng người, uất nghẹn trong tim

Bỗng dưng lo sợ, nghĩ đến anh
Em cầu trời chiến cuộc đừng lan nhanh
Để phương đó bình yên và đứng vững
Dù biết sẽ không gặp lại, cũng đành

Hoàng Anh

Tuesday, April 23, 2013

Sơn Tù Trưởng (phần bốn)

Sơn Tù Trưởng

Phạm Văn Phú

Phần Bốn

Bốc Thăm Nhận Đơn Vị

Sau cuộc hành trình du học, Sơn và các bạn đồng khoá bay vào trình diện Bộ Tư Lệnh Không Quân để bốc thăm ra đơn vị. Sơn bốc trúng Vùng 1, nhưng sau đó hoán đổi với bạn Hoàng quang Trung bốc trúng Vùng 2 vì Trung có bạn gái ở Đà Nẵng còn Sơn có bạn thân khoá 7/68 KQ Võ văn Trung (nickname là Trung già và Trung chứng chỉ) đang làm Trưởng Đoàn Quân Cảnh ở phi trường Nha Trang.

Bốc thăm xong, anh em tách nẻo lên đường thực hiện sứ mạng bảo quốc trấn không khắp bốn vùng chiến thuật... Trước cảnh y như lúc các bạn 7/68 KQ chia tay nhau vào năm ngoái cũng tại bãi sân rộng trước phòng Tham Mưu Phó Huấn Luyện, Sơn lại cảm thấy lòng mình bồi hồi khôn xiết. Lúc này, Sơn mới rõ mình đã khăng khít với các bạn đồng khoá bay qua những buổi địa huấn, những giờ chờ đợi phiên bay, những chặng thực tập tại TAC-X, những lúc gần gũi sau giờ học hay dạo phố cuối tuần, và những phút hàn huyên tâm sự bàn chuyện buồn vui trong đời. Sự gắn bó này thoạt tiên tưởng chừng không đậm nét bằng thuở quân trường Quang Trung đầy ấn tượng, nhưng về sau lại chính là động lực tạo thành tiếng thét rung chuyển tâm can thề bắt diệt quân thù bằng mọi giá khi Sơn phải chứng kiến hoặc hay tin bạn cùng đơn vị hoặc lớp bay hi sinh tại chiến trường...

Phục Vụ Tại Phi Đoàn Thần Tượng 215 Nha Trang

Trong năm đầu tiên khi ra Nha Trang phục vụ tại phi đoàn Thần Tượng 215 thuộc Không Đoàn 62 Chiến Thuật do Thiếu Tá Phạm Bính làm Phi Đoàn Trưởng, mỗi lần bay hợp đoàn tác chiến Sơn thường xuyên chứng kiến cảnh đồng đội che chắn cho nhau trước lưới lửa phòng không của địch cũng như cảnh các phi đội trực thăng anh dũng bất chấp mây giông địa hình hiểm trở lao ngay vào trận địa dưới làn mưa pháo địch để tiếp tế, tản thương, hoặc giải cứu cho bằng được từng chiến sĩ đơn vị biệt kích, dù, biệt động, hoặc địa phương quân với lời quyết thệ “Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”.

Cuối năm 1971, trong một phi vụ bốc biệt kích cùng Đại Uý trưởng phi cơ Nguyễn minh Lương tại toạ độ YV 880 gần biên giới Campuchia, Sơn trúng đạn AK xuyên đùi trái, cần lái bị gãy phải đáp khẩn cấp xuống Đức Cơ. Ngay lúc đó, hợp đoàn chiến hữu Nguyễn bá Thân, người bạn điềm đạm mẫu mực cùng khoá 7/68 KQ và lớp bay 70/11 nón đỏ tức tốc đáp xuống bốc Sơn về điều trị tại trạm xá Sư Đoàn 2 KQ và một tuần lễ sau chuyển qua Quân Y Viện Nguyễn Huệ, Nha Trang. Trong giây phút lâm nạn này, Sơn lệ trào vì xúc động trước sự ân cần lo lắng chăm sóc của Thân đối với mình.

Biệt Phái Pleiku

Năm 1972, sau khi xuất viện được vài tháng, Sơn cùng biệt đội của phi đoàn Thần Tượng 215 rời Nha Trang ra tăng phái Pleiku khi chiến cuộc Mùa Hè Đỏ Lứa diễn ra tại Đắc Tô, Tân Cảnh, Kontum.


Phi trường Cù Hanh Pleiku nhìn từ trên phi cơ

Tại phi trường Cù Hanh, Sơn rất vui vì được gặp lại một số bạn cũ đồng khoá phi hành lẫn không phi hành đang phục vụ tại các Không đoàn Yểm cứ và Chiến thuật, thảy đều tất bật tập trung vào công tác yểm trợ hành quân và kháng, công, diệt địch.


Phi trường Cù Hanh

Vào thời điểm này, trước mắt Sơn, chiến trận Bắc Tây Nguyên diễn biến thật ác liệt với vũ khí tối tân của cả hai khối Thế giới Tự do và Cộng sản Quốc tế càng lúc càng thể hiện rõ nét tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường của các chiến sĩ không quân và hợp đồng binh chủng với kết quả đoàn quân Bắc Việt xâm lược miền Nam bị thảm bại nặng nề tại Kontum.


Cố Trung Tá Phạm Văn Thặng

Trong số nhiều gương vị quốc vong thân chói ngời quân sử của các chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã góp phần tạo nên chiến thắng này, Sơn khắc tâm gương vì bá tánh của anh hùng khu trục, Thiếu Tá Phạm văn Thặng thuộc Phi đoàn Thái Dương 530 vào một buổi chiều ngày 26 tháng 5 khi cánh phải máy bay AD-6 của anh bốc cháy vì trúng đạn phòng không nhưng anh nhất quyết không nhảy dù thoát thân trên vùng trời Kontum khi cao độ an toàn còn cho phép mà đã cố đưa máy bay ra khỏi bầu trời thị xã mới chịu làm crash khiến chiếc phi cơ phát nổ ngay trên mảng ruộng trống ở ngoại ô bên bờ sông Dakbla.

Trong bối cảnh bi hùng đó, một số chiến hữu cùng đơn vị Sơn cũng vĩnh viễn ra đi như Trung Uý Phạm thành Rinh, Trung Uý Trần văn Long, 70/40/B3 Võ Diện và 70/40/B3 Nguyễn tường Vân khiến Sơn bàng hoàng đau đớn thề quyết tâm diệt cộng quân bằng mọi giá dù mình chỉ chuyên vụ bay Slick nên không thể cùng các chiến hữu gunship thiện chiến của đơn vị như Trung Uý Vĩnh Hiếu hoặc 7/68 KQ Phạm chí Thành v.v... đích thân phóng nã hàng loạt rocket tiêu huỷ từng ổ phòng không, từng chiếc T-54, và từng đoàn xe Molotova chở bộ đội Bắc Việt vũ trang xâm lược miền Nam...



Monday, April 22, 2013

Giấc Mơ

Thơ Hoa Lục Bình



Ta về chợt thấy giáng em,
Gầy bên khung cửa, những đêm thức chờ.
Mắt buồn còn dấu lệ xưa,
Dung nhan gầy guộc vì chờ đợi lâu.
Thấy ta, em vội cúi đầu,
Dấu giòng lệ nóng chực trào vì vui.
Nhìn em, ta bỗng ngậm ngùi,
Nét vui tươi trước nhạt phai mất rồi.
Nhìn ta, em cố gượng cười,
Dấu che nỗi nhớ, những ngày tháng qua.
Nói năng lúc đó cũng thừa,
Đôi đầu chụm lai, tay đưa tay tìm.
Bờ môi tìm nụ hôn quen,
Hương thơm tóc rối, thuở quen ban đầu.
Hai tâm hồn quyện lấy nhau,
Bỗng em tan biến vào bầu không gian.
Mất em ta chợt bàng hoàng,
Bừng cơn mộng nhỏ, thấy nằm bơ vơ.
Xứ người qua một giấc mơ,
Mong sao tìm lại người xưa năm nào.

Hoa Lục Bình

Sunday, April 21, 2013

Lâm Tấn Cảnh Photography

Lâm Tấn Cảnh
Lâm Tấn Cảnh và Người Mẫu



Bên Hoa

Photograph by Lâm Tấn Cảnh


Dưới Chân Cầu

Photograph by Lâm Tấn Cảnh


Cô Đơn

Photograph by Lâm Tấn Cảnh


Soi Bóng

Photograph by Lâm Tấn Cảnh

Minh Cà Hùm Thăm Cali

Phóng Sự Bằng Hình

Nguyễn Giang & Michael Châu

Saturday, April 20, 2013



Minh Cà Hùm - Người chụp: Michael Châu


Minh Cà Hùm Thăm Cali, hình chụp tại Café Lily Bakery
Người chụp ảnh: Michael Châu


Quận Cam, Thứ Bảy, 20/4/2013, Các bạn chào đón Minh-Cà-Hùm tại Café Lily Bakery, California.
Trái qua phải: San, Hướng, Minh, Triết, Biên, Linh, Long, Hoa, Lập, Thụy, Hùng
Người chụp ảnh: Nguyễn Giang


Tụ tập nhậu nhẹt tại nhà Lập Huế mừng Minh Cà Hum thăm Ca-li!
Người chụp ảnh: Nguyễn Giang


Tụ tập nhậu nhẹt tại nhà Lập Huế mừng Minh Cà Hum thăm Ca-li!
Người chụp ảnh: Michael Châu


Con nhạn "Thư Sinh" Minh Hướng... giã từ vũ khí!
Người chụp ảnh: Nguyễn Giang


Thấy Chưa Quắc Cần Câu!
Người chụp ảnh: Michael Châu

CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM ẢNH by Michael Châu!

Saturday, April 20, 2013

Sơn Tù Trưởng (phần ba)

Sơn Tù Trưởng

Phạm Văn Phú

Phần Ba

Học Anh Ngữ Trong Nước

Sau khi rời mái quân trường, nhóm 7/68 KQ trở về trình diện Bộ Tư Lệnh để nhận chỉ số ngành, chờ phân phối công tác, thụ huấn chuyên môn, hoặc ra thẳng đơn vị phục vụ. Sau những giờ phút xum vầy còn sót lại là cảnh chia tay. Bồi hồi nhìn các bạn tản mát bước đi trong bộ quân phục thẳng nếp nổi bật nền thêu quân hiệu thiêng liêng Tổ Quốc Không Gian, tim Sơn đập mạnh trước cảnh đoàn đại bàng ra ràng tung cánh.

Cuối hè 1969, khi những trái điệp khô rụng đen đen trải đầy sân cỏ bùng binh khu vực gần phi trường Tân Sơn Nhất, một số anh em Không Phi Hành bắt đầu lên máy bay ra Nha Trang học Anh ngữ tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, còn Sơn cùng các bạn Phi Hành học Anh ngữ ngoại trú tại trường Sinh Ngữ Quân Đội toạ lạc trên đường Nguyễn văn Tráng ở khu vực Ngã Sáu Sài Gòn.

Thấm thoát mùa mưa qua, mùa hanh lạnh tới, Sơn mãn khoá Anh ngữ trong nước, nhập Trại Khoá Sinh (Tent City) chờ làm thủ tục lên đường du học

Học Anh Ngữ ở Lackland

Ngày 4 tháng giêng năm 1970, Sơn sang Hoa Kỳ. Lúc máy bay đáp xuống phi trường Travis trời đã xế chiều; gió mùa đông đất Mỹ thổi từng cơn lạnh buốt. Vậy mà, sau khi được xe bus đưa về BOQ (Bachelor Officer Quarters) nhận phòng nghỉ tạm, Sơn cùng một vài bạn đồng hành vẫn đón Taxi qua San Francisco để thưởng thức cảnh đẹp về đêm của thành phố “Cựu Kim Sơn” lịch sử nổi tiếng này. Sáng hôm sau, Sơn tiếp tục cuộc hành trình qua San Antonio, Texas nhập học Anh ngữ tại căn cứ không quân Lackland.


Lackland 1970 Graduation

Buổi sáng sớm đầu tiên trên đường từ phòng nghỉ tới nhà ăn trước khi vào lớp, Sơn vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy cảnh những vũng nước đọng chiều qua ven lối đi và sân cỏ nay đã đóng băng khiến Sơn thích thú. Cứ như cậu bé con, thỉnh thoảng Sơn vừa đi vừa bước xuống ven lề đạp đạp day day trên những mảng băng mỏng để nghe tiếng lạo xạo vui tai cho đến khi gặp các học viên khác thuộc nhiều thành phần quốc gia trên thế giới đang đi tới mới thôi.

Sau bữa ăn sáng tại Mess Hall, Sơn vào lớp học. Qua tuần lễ kế tiếp, Sơn bắt đầu cảm thấy việc học tại trường Anh ngữ Lackland khá căng thẳng một phần vì đề thi mới tương đối khó hơn so với đề thi ở trường Sinh Ngữ Quân Đội và một phần do áp lực có thể bị gởi trả về nước nếu quá thời hạn qui định vẫn chưa đạt đủ điểm ECL (English Comprehension Level) tiêu chuẩn cho từng ngành nghề du học của mình tại Mỹ. Thế rồi miệt mài cho tới một ngày nắng ấm giữa tháng tư, Sơn được cấp chứng chỉ tốt nghiệp Anh ngữ trước sự chứng kiến của Trung Tá Trần minh Thiện, Trưởng Phòng Sĩ Quan Liên Lạc tại Lackland.


Khoá Bay 70-40-B3

Sau giai đoạn Anh ngữ, Sơn cùng với một nhóm khoá sinh trong đó có 7/68 KQ Phan minh Nhơn qua trường bay lục quân Fort Wolters ở Mineral Wells, Texas để học giai đoạn một cơ bản về trực thăng. Tại đây Sơn nhập khoá bay 70-40-B3 nón trắng bao gồm 25 khoá sinh do Trung Uý Ngô thành Phụng làm trưởng lớp.

Sau khi bầu xong trưởng lớp, toàn khoá 70-40-B3 bước vào chương trình huấn luyện. Ngoài những buổi học địa huấn chung, những buổi học bay được phân định trung bình cứ mỗi IP (Instructor Pilot) phụ trách hai khoá sinh. Vị thày dân sự dạy bay của Sơn và bạn đồng môn Nguyễn văn Thạch là William Comi.

Ngày 23 tháng 4, Sơn chính thức học lái buổi đầu tiên trên chiếc trực thăng TH-55A mang số 6762 với tâm trạng đối nghịch hẳn với niềm háo hức hân hoan tuyệt diệu thuở học trò hằng tưởng tượng mình được cất cánh bay cao. Chiếc TH-55 trông mỏng manh nhỏ nhắn, vậy mà khi vừa ngồi vào ghế bay, Sơn thấy cả một bầu trời hoang mang lạnh toát trong tâm tưởng; tay chân đâm luống cuống vụng về. Đầu óc căng thẳng, miệng nhẩm checklist tiền phi, mắt dán vào bảng phi cụ, tai cố lắng nghe chỉ thị, Sơn gồng cứng toàn thân, tay bám chắc kéo đẩy thật mạnh cần điều khiển phối hợp đồng bộ, nhưng con tàu vẫn cứ ngóc lên chúi xuống hoặc vẹo mình lệch hướng lúc gặp gió giật hoặc bạt mạnh ngang hông.

Đã thế, sau khi trở về barrack, Sơn còn ngồi hàng giờ tập thao tác cho quen tay trong máy bay đồ chơi điện tử. Việc làm này tuy không tác dụng gì trong việc điều khiển máy bay thật, nhưng cũng giúp Sơn vơi bớt phần nào nỗi ám ảnh có thể bị loại ở vòng sơ khởi vì thiếu khả năng. Tuy nhiên, mọi việc đều suông sẻ. Huấn luyện viên William Comi lúc nào cũng nhỏ nhẹ trấn an khiến Sơn từ từ thư giãn sau đó mới chậm rãi chỉ dẫn từng động tác từ đơn giản đến phức tạp. Qua phong thái và cung cách lịch sự điềm đạm của người thày dân sự này, Sơn học được nhiều điều bổ ích. Dần dà khi thao tác càng lúc càng trở nên nhuần nhuyễn, Sơn có thể cảm nhận hướng gió qua cảnh vật lay động xung quanh, đồng thời vừa chính xác điều khiển thăng bằng con tàu lúc hover định vị, nhích phải, trái, tới, lui, lên xuống, đáp đậu trên mọi địa hình ngày cũng như đêm vừa mở rộng tầm mắt thưởng thức cảnh đẹp dọc phi trình.

Ngày 14 tháng 5, Sơn được thả solo. Một mình một tàu, Sơn đem hết khả năng sở học bay thật đúng bài bản dưới sự theo dõi chấm điểm từ phía đài quan sát của HLV William Comi và Flight Commander Donald Wolgamott. Kết quả là nét tươi cười rạng rỡ tràn ngập niềm vui khi Sơn được thày chúc mừng và gắn cánh...

Ngay sau khi Sơn và một vài khoá sinh khác được gắn cánh solo, toàn khoá bay 70-40-B3 cùng lên xe bus tới hồ bơi của Holiday Inn. Đến nơi, các khoá sinh vừa được gắn cánh trịnh trọng bước qua chiếc cổng hình chữ A do hai cánh quạt chính của trực thăng chập lại với nét ngang được nối bằng tấm bảng ghi hàng chữ “Các khoá sinh trực thăng lỗi lạc nhất thế giới đã bước qua dưới những cánh quạt này” (Under these rotor blades passed the finest helicopter students in the world.) Khi vào bên trong hồ, dưới sự giám sát của các huấn luyện viên, lần lượt từng khoá sinh trong bộ đồ bay mới gắn cánh nhảy ùm xuống nước ngụp lặn một hồi giữa tiếng hò reo cổ vũ của mọi người. Tới lượt mình, Sơn vừa tìm cách lựa chỗ cạn vừa la to trước khi nhảy:

- Ê, tao không biết lội nghe tụi bay!!!

Ùm! Mặt nước bắn tung. Sơn lóp ngóp, quơ quơ đập đập hai tay; anh em xúm tới dìu Sơn lên bờ. Lần này, tiếng hò reo cổ vũ của mọi người càng vang động hơn nữa vì thích thú. Nghi lễ chúc mừng truyền thống diễn ra thật đơn giản, nhưng mỗi khi hồi tưởng lại Sơn luôn cảm thấy lòng mình rộn rã...

Cách ngày mãn khoá chừng ít bữa, các khoá sinh đồng sư đã hoàn tất giai đoạn solo được Flight Commander Donald Wolgamott và IP của mình cho phép bay chung. Tiết mục “Buddy Ride” này đối với Sơn thật vui nhộn và đầy ấn tượng vì mình được bay cùng Thạch, người bạn tính tình cởi mở, dễ mến, và trên môi hầu như lúc nào cũng nở một nụ cười hồn nhiên thoải mái. Suốt dọc hành trình luân phiên đáp đậu để hoán đổi vị trí giữa hoa tiêu chính và hoa tiêu phụ trong bước đầu làm quen với việc lên kế hoạch vạch phi trình hợp đồng thực hiện trọn vẹn một chuyến bay, cả hai tha hồ đối thoại với nhau bằng tìếng Việt với những tràng cười rôm rả do sự phối hợp đôi bên thảy đểu nhịp nhàng ăn ý.

Sau này, khi có dịp sánh vai tác chiến bên nhau trên vùng trời Quân đoàn 3 ở quê nhà, chuỗi cười sảng khoái ấy giữa Thạch và Sơn vẫn được duy trì nguyên vẹn, ngoại trừ vào những giây phút then chốt cần căng đầu quyết định thật nhanh chóng và dứt khoát việc phải bắn hạ hay lao xuống bắt sống địch quân. Điển hình trong số nhiều chuyến bay chung với Thạch, Sơn nhớ nhất phi vụ trinh sát nới rộng vòng đai tại Tiểu khu Long Khánh vào thời điểm sau Hiệp Định Paris do Thiếu Tá Trần gia Bảo cắt lệnh hành quân. Trong phi vụ này, Sơn Thạch phát hiện Việt Cộng phía dưới đang vọt chạy sắp lẩn thoát vào rừng.

Trước sự chứng kiến của Thiếu Tá Tân, trưởng phòng 3 tiểu khu, đôi bạn hội ý thật nhanh cho phi cơ lao xuống, và Sơn lấy tư cách trưởng phi cơ đã ra lệnh cho xạ thủ đại liên Bảy bắn hạ một cán binh Trung Đoàn Cộng Sản Bắc Việt vừa mới kết nạp đảng...

Sau chuyến thực tập bay chung lần cuối vòng quanh phi trường trên vùng trời Mineral Wells với Thạch, Sơn từ giã IP William Comi, Flight Commander Donald Wolgamott, một số giảng viên địa huấn, và gia đình ông bà mẹ nuôi Paul và La Verne Justice để lên đường học bay giai đoạn hai bên Fort Hunter ở Savannah, Georgia, cùng các bạn khoá 70-40-B3. Rất tiếc, Trung Uý Ngô thành Phụng, vị trưởng lớp đầu tiên, vì lý do kỹ thuật phải ở lại; sau này Phụng chuyển sang ngành Navigator máy bay vận tải.

Khoá Bay 70-11

Qua tới Fort Hunter, một trường bay rộng lớn cách bờ biển Đại Tây Dương chừng 10 dặm, Sơn nhập khoá 70-11 nón đỏ học lái UH-1, loại trực thăng bán phản lực nhanh, mạnh, to và chắc chắn hơn so với chiếc TH-55 nhỏ bé bên trường bay cũ. Trên vùng trời Savannah, Sơn thích thú điều khiển càng lúc càng nhuần nhuyễn chiếc UH-1 cơ động bên cạnh vị IP dày kinh nghiệm hành quân tại chiến trường Việt Nam nhưng với cung cách ứng xử gắt nhanh như giông bão với dụng ý có lẽ ông muốn tập cho Sơn quen với chuyên thoại thực tế khi lâm trận.

Thấm thoát, thời gian học phi tác cơ bản đáp đậu trên mọi địa hình đã trôi qua cùng với các buổi thực tập bay Beacon FM Homing, Link và phi cụ IFR. Một ngày gần lễ Tạ Ơn, vài anh em xuất sắc nhất trong quá trình huấn luyện tổng hợp được nhà trường chọn học bay trực thăng vũ trang (gunship), còn Sơn và các anh em khác sang khu chiến thuật TAC-X ở Fort Stewart để học chuyên vụ bay slicks bao gồm chiến thuật trực thăng vận, bay hợp đoàn, đổ bộ, tản thương, cấp cứu, thả toán, rưóc toán, chuyển quân, và mưu sinh thoát hiểm.

Sau hơn bốn tuần đóng lều trại dã chiến thực tập ở TAC-X, nhóm Sơn trở lại Fort Hunter để chuẩn bị ra trường cùng với nhóm bay gunship. Lúc này đang nhằm dịp lễ Noel, trời trở lạnh nhiều, Sơn được gia đình ông bà mẹ nuôi Paul và La Verne Justice từ Texas qua thăm mấy bữa. Vào ngày tốt nghiệp, trong phút giây long trọng của buổi lễ, Sơn không cầm đặng xúc động khi được bà La Verne Justice gài cánh bay với những lời chúc lành thay cho má! Sáng hôm sau, giã biệt gia đình ông bà Paul và La Verne Justice, Sơn lên máy bay về nước...

Còn tiếp...


Kỳ tới:

Phần Bốn
- Bốc thăm nhận đơn vị, Phi Đoàn Thần Tượng 215 Nha Trang, Biệt phái Pleiku.