thơ Duyên HưngChừng như mưa giọt từ trời Cũng mang nỗi nhớ trong lời biển dâu Chừng như mộng ước ban đầu Cũng phôi pha trắng như mầu thời gian Chừng như trong chiếc lá vàng Cũng mang theo cả tiếng đàn thiên thu Chừng như trong chút sương mù Cũng mang theo cả mùa Thu tháng ngày Chừng như trong sợi tóc mai Cũng mang theo cả dáng đài các xưa Chừng như ngọn cỏ đong dưa Cũng mang theo cả gíó mùa hắt hiu Chừng như trên nhánh sông chiều Cũng mang theo cả tiếng diều tuổi thơ Chừng như trong phút tình cờ Cũng mang theo cả hững hờ trăm năm Chừng như trong chút âm thầm Cũng mang theo ánh trăng rằm nhớ thương Chừng như trong phút vô thường Cũng mang theo cả đoạn trường trước sau. Duyên Hưng April 1999 |
Thursday, February 27, 2014
Chừng Như
Wednesday, February 26, 2014
Đinh Hùng
Đinh HùngVới Cơn Mê Trường DạTạ TỵĐinh Hùng: Làm thơ, viết văn. Sinh ngày: 3-7-1920 tại Hà Đông. Mất ngày: 24-8-1967 tại Sài Gòn. Tác phẩm: Mê hồn ca, thơ (Tiếng Phương Đông xuất bản, 1954, Hà Nội), Đường vào tình sử, thơ (Nam Chi, Sài Gòn, 1961), Ngày đó có em, thuật ký (Giao Điểm 1967)
Ta suốt đời ngư phủ Đinh Hùng, con người có may mắn được mọi người biết đến từ khi tác phẩm hãy còn là bản thảo. Đinh Hùng, con người kỳ lạ xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với vóc dáng quái dị của ngôn ngữ làm mê hoặc người yêu thơ. Đinh Hùng, tượng hình cô độc trên vòm trời thi ca Việt Nam vào năm 1940 đến 1945. Rồi từ đây, Đinh Hùng mới tìm thấy bạn đường như Trần Dần, Phùng Quán v.v… Chất thơ của Đinh Hùng không giống và không mang một ý nghĩa thông thường của thi ca với những hình ảnh quen thuộc của thi nhân đang nổi tiếng hồi đó như Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Nguyễn Bính v.v… Đinh Hùng đi vào thi ca với những ước mơ kỳ lạ và suy nghĩ về cõi vô thức giữa một thời đại lười suy nghĩ nhất. Tiếng thơ của Đinh Hùng không thuộc về thứ tình cảm chung chung, mà toát ra tự ngôn ngữ làn ánh sáng diễm ảo, ở trong đó, từng nỗi băn khoăn, từng niềm ước vọng chạy xôn xao như tiếng thời gian đuổi nhau trên rừng cây trút lá. Đinh Hùng tự mình tạo nên sắc thái đặc biệt, rất đặc biệt, để ngụp lặn trong dòng mê cảm đó với khổ đau cũng như kiêu hãnh. Từng hình ảnh mông lung, từng nỗi buồn vò xé, từng uất hận nghẹn ngào, tất cả, biến Đinh Hùng thành một nạn nhân, nạn nhân của mặc cảm. Đinh Hùng đã bị mặc cảm giày vò tái tê từ thể xác tới linh hồn. Mặc cảm đó là nỗi bơ vơ lạc loài của kiếp người trói buộc vào áo cơm trách nhiệm với ngần ấy vốn liếng riêng tư giữa cuộc sống xô bồ giả tạo. Đinh Hùng làm thơ chẳng phải để tỏ bày tâm sự mà để xác định thái độ, một thái độ bi phẫn khi nhận thấy kích thước trần gian không phải nơi mình mơ ước. Cõi nhân gian mà Đinh Hùng vọng tưởng đã khuất lìa. Nó là tiếng nói hoang sơ của thời tiền sử. Nó là thiêng liêng cao cả của một khung trời nguyên thuỷ. Nó rộng rinh và chói lói hào quang ân sủng của thi nhân đóng vai Thượng Đế. Nó là cái nước Vô Danh với sự hiện diện của con người Mộng Ảo đi suốt một hành lang cô liêu muôn đời không gặp thực tại. Dòng thơ của Đinh Hùng đi từ sự mê hoặc của tâm linh vượt đến cõi ý thức của thân phận qua thi phẩm Mê hồn ca rồi ném mình theo Đường vào tình sử. Khúc hát nào lênh đênh trôi nổi trên đầu non, và tâm hồn nào còn giữ nguyên màu trinh tuyết trong xác thịt chứa đầy tội lỗi bi thương? Trong cái bóng tối mênh mông dày đặc của tương lai, trong nỗi khao khát hung cuồng đắm đuối cắn chặt ở môi ngậm cứng trái sầu đau, Đinh Hùng nhắm mắt lại, mở hồn thoát du vào ảo giác. Đinh Hùng vào đời như đi trong ác mộng. Những hình dáng con người di động giữa kích thước thành phố đã làm người thơ phẫn nộ:
“Miệng quát hỏi: có phải ngươi là bạn? Đi từ cõi huyền ảo của tiềm thức, Đinh Hùng dùng tâm tư mong biến cuộc đời thành trường mộng. Hình ảnh một sinh vật đơn côi trong một thiên nhiên mới hình thành, tia sáng thứ nhất của tâm linh chiếu rọi vào sự vật như một chứng tích ghi nhận có đời sống trần gian với những huyền bí còn nguyên màu huyễn hoặc. Cái Thiên Nhiên mà người thơ vùng vẫy thả bỏ mọi níu kéo làm Đinh Hùng mơ ước trở về, sự trở về trong những lối hoang sơ – ở đấy – bước chân đi làm rung chuyển núi rừng, đồi suối. Đau đớn thay, sự hiện diện này làm kinh ngạc cả nhan sắc, làm cho tình thương cũng mất chìm trong cô độc. Từ cái nhìn cô độc, Đinh Hùng không tin cõi đời hiện hữu là có thực và người con gái bằng xương bằng thịt kia với những mùi hương quyến rũ, vụt chốc trở thành xa lạ đến nghi hoặc khởi đi từ tri giác:
“Ôm nhan sắc với hai bàn tay sắt Cái vũ trụ mà Đinh Hùng vọng tưởng đó đã mất. Trong bóng tối mênh mông dày đặc của hiện tại, người thơ không trông mong tìm thấy những gì mình chờ đợi. Đinh Hùng nhắm mắt lại để du hồn vào quá khứ, đi về những hướng sao rơi và theo lối chân cầm thú. Trong trời thơ Nguyên Thuỷ, Đinh Hùng bơ vơ, lạc loài giữa thế giới tâm linh, với tất cả tiếc thương, hờn giận. Đinh Hùng ẩn hồn trong toà lâu đài kiến tạo bằng vân thạch, gọi hồn cổ sơ về ngồi chung tâm sự. Người thơ muốn được “ăn hoa man dại” rồi “ngủ như muông thú”. Nhưng cái sống của “Gái-muôn-đời” có “bộ ngực tròn nuôi cuộc sống đương xuân” không còn nữa. Nó đã chết theo tiếng cười man rợ và mối “Tình-thái-cổ” đã “thơ thẩn với trăng suông” tự ngày trái đất có con hươu vàng diệp, cất cao đầu nhìn hoàng hôn chìm vào đêm Thơ hiền hậu. Do đấy, cái khung trời mà Đinh Hùng dùng để viết thơ của mình lên, là một khung trời chứa chấp toàn huyền ảo giữa người và sự vật, giữa suy tưởng và thiên nhiên, giữa mơ mộng và thực tế. Vì nhìn rõ vị trí của mình trong cuộc sống có đấy, Đinh Hùng chẳng cần tra vấn hiện tại, phó mặc thời gian vận chuyển, hằng đêm, bên ánh toạ đăng, lắng nghe tiếng thơ nức nở âm vang theo từng sợi khói mong manh:
“Đi vào mộng những Sơn Thân yên ngủ Cái thời gian tình tự đó, có lẽ, chỉ hiện diện trong cơn say men khói vì “bầy xứ tình” đã khuất chìm theo lối mộng mà người thơ đã từng đi về “ân ái cũ”. Từng nhịp thở của đôi hồn người cô đơn cứ khắc khoải, chập chờn trong trí não Đinh Hùng làm cho chết ngợp cả một vùng ảo diệu. Tiếng thơ Đinh Hùng không phải tiếng thơ buông lơi, dễ dãi hoặc chọn lời lựa chữ cho suôn sẻ thanh âm. Nói cho đúng, nó là chuỗi kim cương sáng ngời, như những vì sao lạ treo chênh vênh giữa vòm trời thi ca hiện đại. Trong giai đoạn nguyên thuỷ, Đinh Hùng mang tâm trạng kẻ lạc loài giữa đồng loại không chấp nhận sự hiện hữu này là thực thể, nên luôn luôn người thơ đi tìm kiếm cho riêng mình một giá trị trong những giá trị có đó. Đinh Hùng mang tâm tư của loài rong biển trôi dạt theo lớp sóng ngầm giữa lòng đại dương bát ngát, phó mặc cho dòng nước luân lưu đưa đẩy, miễn tìm thấy hồn thời gian qua vọng tưởng. Đi từ thơ Nguyên Thuỷ qua Thần Tượng, Đinh Hùng đã xê dịch từ rung cảm thuần tuý sang bình diện con người. Nghĩa là người thơ đã nhìn rõ giá trị của đời sống qua vóc dáng kỳ nữ – làm người thơ choáng váng.
“Ta thường có những buổi sầu ghê gớm Có lẽ, vóc dáng người kỳ nữ một sớm nào đó đã gõ nhẹ vào cửa lòng thi nhân làm cho tỉnh giấc. Bóng dáng động vân thạch bị lu mờ trước giai nhân và thời man rợ bị đẩy lui vào tưởng niệm. Cặp mắt lưu ly nào đó đã chiếu rọi vào tâm hồn thi nhân bằng tia sáng quang tuyến, có khả năng xuyên qua sự vật để nhận rõ bản thể đích thực của sự vật. Hơn thế nữa, nó còn cho người thơ tìm về thân phận với ước mơ còn đấy, với bóng vầng đông thuở trước và con đường sao mọc khi xưa. Thơ Đinh Hùng quả thực có ma lực, nó có đó mà vô cùng xa xôi, vô cùng cao trọng. Thực và Mộng luôn luôn xáo trộn tạo nên ấn tượng hoang vu, man rợ. Nó là tiếng kêu vò xé. Nó là lời thảng thốt giữa cơn mê loạn. Nó là nỗi đam mê bấn loạn. Nó là tiếng thở dài ai oán trút tự cõi lòng cô độc. Nó là thịt da, xương máu của thi nhân. Nó là sự giao hưởng nhiệm mầu giữa thơ và tơ trời kết lại:
“Ôi cám dỗ! Cả mình em băng tuyết Cái nhan sắc ấy làm Đinh Hùng hoảng hốt và mê đắm với lòng “sùng bái” như một tín đồ sùng bái đức “Giáo chủ”. Trong thơ Thần tượng, Đinh Hùng đã đóng vai gã si tình để tỏ bày ngưỡng mộ. Đối với thế gian, Đinh Hùng tỏ ra mình là thi nhân kiêu sa, còn đối với tình yêu Đinh Hùng muốn làm Bạo chúa.
“Ta quên hết! Ta sẽ làm Bạo chúa Nhưng tình yêu với đôi cánh bay lượn chập chờn trong cõi nhớ mong và “người em gái” đã cùng thi nhân gặp gỡ trong “mộng linh hồn” đã vội trở thành một “yêu quái” biết cười vui và nói giọng êm đềm. Đinh Hùng phó mặc cho tình cảm lướt trôi cùng nhan sắc và nụ hôn đầu đã làm tê dại cả tâm can, người thơ gục khóc tưởng tình xưa ngồi cạnh. Rồi gác “ca-lâu” cũng rèm buông, lửa đỏ và xiêm áo như hoa thấp thoáng đi về giữa trời ảo ảnh. Tình yêu đối với Đinh Hùng thoáng đến, thoáng đi và khắc sâu vào tâm khảm người thơ những lằn roi rướm máu. Nhan sắc, nhan sắc thật mong manh và vô cùng diễm tuyệt. Đinh Hùng chưa kịp hưởng say men tình ái mà giông gió cuộc đời đã cuốn vội từng lớp tang thương. Từ hy vọng mê cuồng bước sang trời Chiêu Niệm. Người thơ đi tìm mình, đi tìm chân lý tuyệt đối của tình yêu trong đất lạnh, trong vóc dáng thương yêu gói tròn hoài vọng:
“Trời cuối thu rồi. Em ở đâu? Mùa thu với từng cánh lá vàng đẹp như cánh thơ rơi tự trời cao. Mùa thu làm se ngọn cỏ hanh vàng trên nấm mộ. Mùa thu với đám mây lãng đãng trở về sau cuộc phiêu hành khắp vòm vũ trụ. Mùa thu có hồn Vệ Nữ lạc loài bên cửa huyệt, có cây Từ Bi chợt nở đóa Ác hoa mà thiện căn không tìm đâu thấy. Những vần thơ Chiêu Niệm chảy dài như dòng lệ không bao giờ khô trên gương mặt thi nhân. Nó kéo lê thê như một ám ảnh trong mỗi câu, mỗi chữ với nhịp điệu tiếc nuối, than van với bóng tử thần chập chờn, đe doạ. Nhưng rồi, tháng năm với những u buồn còn đấy, Đinh Hùng ném hồn mình vào cõi Mê Hồn, ở đó, cái đau và cái nhớ chợt tan biến để thi nhân nhìn hé thiên cơ với ánh lửa tinh cầu “dựng lên địa chấn, loạn màu huyền không”. Đinh Hùng van xin Trăng đừng bỏ kinh thành, đừng bỏ nhân gian để thi nhân nằm chờ Siêu Thoát, mơ đến những thanh âm tạo dựng một kiến trúc với chiêm bao thần bí:
“Lời nói im ta nằm chờ siêu thoát Làm sao mà Đinh Hùng có thể hiểu được vì thực tế và mơ mộng không nằm chung ước lệ. Cái chất thơ cứ vươn lên, vươn lên mãi trong khi thân phận nằm đây, soi lệch ánh toạ đăng mỗi đêm với muôn vạn nhọc nhằn:
“Máu ta say không chảy thoát hình hài Trước viễn ảnh chói loà của thi ca, Đinh Hùng dùng nghệ thuật để đồng hóa thể xác mình với thời gian vĩnh cửu.
“Buổi chiều đến, sầu lên Kim tự tháp Đó, tất cả cái sáng láng, cái tinh hoa của Đinh Hùng trình bày với người đọc những nỗi niềm mà người thơ thổ lộ qua vần, qua điệu. Đinh Hùng muốn vượt thoát hình hài, vượt thoát hoàn cảnh để tự do múa lượn trong cõi trường mộng, vì cuộc đời có khác gì mộng ảo? Thơ Đinh Hùng chính thực không hoàn toàn mang tính chất quái dị, đúng ra, nó hình dung những siêu thoát, những nhiệm mầu mà con người trong khi thất vọng thường bám víu lấy để cầu mong an ủi. Người thơ đi tìm bản thân trong chiều sâu tâm giác, trong ngôn ngữ xuất thần với suy tư dấy loạn nội tâm. Do đấy, lời thơ Đinh Hùng bao giờ cũng vượt qua được bức trường thành nhân thế để chiếu từng tia sáng mong manh nhưng sắc bén giữa những tâm hồn đồng điệu:
“Khi mùa Xuân buông dài trước cửa Tình yêu vẫn có uy lực dẫn dắt thi nhân đi vào muôn ngàn lối ân tình. Dù trái đất có tan vào mộng ảo, dù buổi chiều nào tận thế, dù mùa thu phôi pha, mùa đông tàn phế, ta vẫn vì em mà sống đời ngư phủ, thả con thuyền trên mái tóc em buồn lênh đênh và sau cùng để chiêm ngưỡng Em như chiêm ngưỡng một hành tinh xa lạ. Phải nhận rằng, trong tập Đường vào tình sử (Nam Chi Tùng Thư xuất bản, 1961), hơi thở của Đinh Hùng đã phần nào là buông cung điệu và nỗi hoài mong của thi nhân chỉ gói tròn vào tình cảm thông thường nơi tình yêu đôi lứa, dù cho tình yêu có được thắp sáng bởi trí tuệ người thơ. Những nét độc đáo với dòng suy cảm quái đản được gọi về từ thiên cổ không thấy xuất hiện. Lời và ý thơ trong Đường vào tình sử thật dung dị và đẹp:
“Tôi nghe em nói bằng im lặng Toàn tập hầu như thế cả, nguyên lý không gây được ấn tượng sâu đậm nào ở trong tâm thức người đọc như Mê hồn ca. Sở dĩ như vậy vì tập Đường vào tỉnh sử là sự góp nhặt nhiều bài thơ ở nhiều thời kỳ đã đăng tải rải rác trong các tạp chí văn học. Nhưng dù sao, vẫn có trong đó cái “chất” Đinh Hùng, cái “chất” đã đưa Đinh Hùng vào ngôi vị xứng đáng của nền thi ca Việt Nam. Đinh Hùng chịu ảnh hưởng rất nhiều ở dòng thơ Tượng Trưng Pháp với các thi hào Baudelaire và Mallarmé của thế kỷ XIX. Nhất là Baudelaire nhà phù thuỷ ngôn ngữ trong thi ca Pháp, người đã dịch truyện của văn hào Mỹ Edgar Poe và có tập Fleurs du Mal (Ác hoa) đã gây sôi nổi dư luận quần chúng Pháp vì những tư tưởng táo bạo trong thơ.
Khởi hành từ trạng thái đớn đau trong tình yêu với sự dằn vặt đoạ đày ở mỗi không-gian-cuộc-sống, Đinh Hùng nhìn chòng chọc vào nó như thách đố và coi nhẹ hệ luỵ đến đỗi tưởng rằng chỉ có thế giới linh hồn là thực, kỳ dư đều mộng ảo. Có những đêm đông Hà Nội, tôi đến thăm Hùng tại căn nhà cổ nằm sâu trong ngõ hẹp ở cửa Ô Cầu Rền, chẳng cách xa phường Dạ Lạc là bao. Bước chân dò từng phiến gạch gồ ghề trơn trợt dưới lớp bùn quánh đặc. Đi qua chiếc sân đất rộng đầy cây cảnh hiện sừng sững với hình thể đục, nặng vì thiếu ánh sáng. Hương nha phiến thoáng ngát. Tôi bước lên thềm cao, căn nhà trống trải âm u dưới ngọn đèn dầu cháy leo lét ở một góc, chỉ vừa đủ soi sáng một khoảng nhỏ. Tiếng kêu vo vo của nhựa thuốc thiêu trên ngọn lửa làm tôi thấy nôn nao. Đã nhiều đêm tôi ngồi bên để nhìn các bạn vui, nhưng sao mỗi lần gặp tôi, tôi vẫn mang cảm giác rờn rợn như gặp yêu nữ. Tôi đứng yên ở dưới mái hiên nhìn vào. Trước mắt tôi, dưới làn khói mỏng như tơ, Đinh Hùng nằm nhỏ nhoi tựa đứa bé. Mái tóc nặng nề lẩn vào bóng tối. Đôi mắt tinh anh, mở nửa vời dài dại. Tôi biết Đinh Hùng đang nhập mộng. Chừng một phút sau, Đinh Hùng nhỏm dậy, cầm ấm trà màu gạch cua rót vào chiếc chén hạt mít trắng muốt đưa lên môi. Tôi nhẹ nhàng đi về phía giường. Mùi ẩm mốc quyện vào dầu lạc làm khó thở. Biết tính, Đinh Hùng không bảo tôi nằm xuống như bao nhiêu bạn khác mà chỉ mời ngồi, rồi lại thản nhiên nằm nghiêng đối diện với ngọn đèn đỏ khè ngọn bấc. Ở khoảng thời gian đó, Đinh Hùng đang đi vào Chiêu Niệm với sự nuối tiếc một hình ảnh hoang sơ man dại từ khi trái đất mới hình thành mà tất cả vạn vật đều trở thành thần tượng với vóc dáng thiên nhiên in hằn trong tâm tưởng. Vật chất đôi khi làm cho thi sĩ đớn đau nhớ tiếc khôn cùng. Tiếng khóc thê lương đòi về đáy mộ. Tấm hình hài nào đó với đường nét thanh tao, với nụ cười tắt nửa chừng, với đôi mắt lưu ly soi thấu vô cùng vũ trụ, và âm dương đòi tái hợp cuồng mê tâm tưởng! Ôi! Niềm giao ước hung tàn giữa kẻ chết, người sống, giữa cõi nhân gian và đáy mộ vực đen, giữa tiếc thương và hy vọng não nề. Đinh Hùng đi tìm tử thần bên cửa huyệt, hay “Trong giấc ngủ đẫm mùi hương phấn lạ”. Đinh Hùng phóng hồn mình vào cõi bi thương với lời van xin ứ nghẹn. Hùng cầu nguyện với tấm lòng trinh bạch như kẻ ngoan đạo nguyện cầu dưới chân đức Thích Ca hay Đức Jésus xin dâng hiến máu, tim mình cho nguồn sống thiêng liêng cao cả mà chẳng đòi nhận về ân tưởng. Trong cõi Mê cung, Hùng lạc vào với từng bước đắm say giữa “Nghìn yêu ma chung bước cõi luân hồi” với khúc hát Vong tình bay chót vót trên núi non mở hội oan hồn. Trong không gian ấm mốc, giữa vùng mê hoặc của hương nha phiến, Đinh Hùng cất tiếng ngâm bài “Tìm bóng tử thần”. Giọng của Đinh Hùng sang sảng. Ánh đèn le lói với hoa bấc rung rinh. Tiếng thơ đã làm tôi rúng động và tôi đâu ngờ, 10 năm sau, tiếng ngâm thơ đó còn vang trên làn sóng điện, tạo niềm cảm thông sâu xa giữa Thơ và cuộc sống qua hội Tao Đàn. Tôi thường đến thăm Đinh Hùng như thế, đôi khi với nhiều bạn khác. Hùng đã tạo cho mình một vị trí, vị trí đó, Hùng làm chủ suý với các người làm thơ tiến bộ tụ họp, trong số ấy có Trần Dần, Phùng Quán, Lê Văn Thanh, Bích Câu v.v… Vì dấn thân quá sớm, nhất là dấn thân vào một địa hạt phức tạp đầy dẫy ưu phiền, Đinh Hùng đốt cháy thân phận chẳng những trên đầu ngọn bấc mà còn ở men rượu và sênh phách. Đinh Hùng huỷ hoại hoa niên trong những đêm dài Dạ Lạc qua các cửa Ô, cũng như đắm chìm vào đáy ly nồng đắng. Ở tuổi hoa niên, tôi quen nhiều bạn biết uống rượu, nhưng chưa thấy ai uống hào bằng Đinh Hùng và Văn Cao. Riêng Đinh Hùng có thể uống hai lít đế, không cần đồ nhắm. Vì thế, Hùng mới có gan đối ẩm với Tản Đà hằng nửa ngày trời. Trong tháng ngày kháng chiến lênh đênh, chúng tôi gặp nhau ở chợ Đại thuộc Khu 3. Tôi và Hùng ngồi trong một quán nước. Hôm đó, không nhằm phiên chợ nên thật vắng vẻ. Những con đường bùn lầy, hố “tăng xê” ngập nước ở hai lối đi. Những mái lá cũ kỹ nằm trên hàng cột tre già láng bóng. Hùng cao giọng đọc thơ, những vần thơ mà kháng chiến không chấp nhận. Tôi gọi hai cút rượu uống cho ấm lòng. Chúng tôi vừa uống vừa thảo luận về thơ và nhắc đến Hà Nội mến thương cách trở. Chúng tôi gọi tên từng người bạn với u hoài kỷ niệm. Hùng kêu rượu nữa, rồi cho tay vào túi áo lấy một gói nhỏ. Hùng nhẹ nhàng mở ra, dốc dúm bột màu nâu sẫm vào lòng chén. Tôi nhìn Hùng mỉm cười. Hùng lạnh lùng rót rượu, lấy ngón tay trỏ khuấy nhẹ rồi ngửa mặt nuốt ực một hơi. Sau chén rượu bất ngờ đó, tôi và Hùng chia tay. Nhưng bài thơ “Sông núi giao thần” của Hùng vẫn còn âm vang trong tôi như lời cầu nguyện:
“Trăng ơi đừng bỏ Kinh thành Sau thời gian lang thang khắp núi rừng Việt Bắc, bệnh sốt rét đã làm tôi phải trở về Khu 3 để tiếp nối những ngày vô định. Những con người văn nghệ thuở kháng chiến như những cánh chim trời bay lạc loài khắp nẻo. Gặp nhau đấy rồi xa nhau ngay, nên mỗi lần gặp, mỗi lần thương nhớ chẳng rời. Nhân có cuộc họp văn nghệ, tôi và Hùng gặp lại nhau và cùng đi Đống Năm thuộc tỉnh Thái Bình. Lần này đi thêm hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, người hoạ có dáng điệu khù khờ với bộ râu đỏ hoe mọc lởm chởm trên màu da trắng muốt. Tôi nhớ buổi chiều hôm đó trời mưa bụi, chúng tôi lại ngồi uống rượu chờ tối để xuống đò. Mặt Hùng xanh mướt, một phần tại lạnh, một phần vì cơ cực. Chiếc trấn thủ màu cỏ già lem luốc, rộng thênh thang không làm ấm mảnh thân gầy phủ lên bộ quần áo nâu dính bùn bạc phếch. Ba chúng tôi khề khà cho đến lúc không gian mờ đục khuất chìm vào bóng đêm. Từng đốm lửa vàng hoe cháy hiu hắt đó đây. Hùng nhìn ánh đèn với nét mặt đăm chiêu. Qua một đêm trắng nằm đò, chúng tôi lên bến Gián Khuất, đi Đống Năm, lướt qua bao nhiêu làng mạc, bao nhiêu cánh đồng và từng con đê dài thăm thẳm. Trong suốt cuộc hành trình Hùng nói rất nhiều về đủ mọi loại chuyện vui buồn. Hùng đọc thơ Baudelaire và rất thích cuộc sống của thi nhân này. Bài thơ mừng cô vợ da đen chết, Baudelaire lại được tự do, có thể lang thang uống rượu khắp nơi và ngủ ngon lành ở lề đường như con chó, làm Hùng cười sảng khoái. Sau ba ngày đêm chung vui, chúng tôi lại nắm tay nhau giã từ. Hùng ở lại Đống Năm với Vũ Hoàng Chương để dạy học. Vào năm 1949, áp lực chiến tranh mỗi ngày mỗi đè nặng vào vùng đất Liên khu 3. Những con chim trời bay tản mác khắp ngả để tìm nơi an lành trú ẩn. Thời gian trôi đi theo tiếng bom đạn cày nát quê hương đau khổ! Đến cuối năm 50, Hùng trở về Hà Nội. Cuộc sống của Hùng có thay đổi, Hùng đã lập gia đình như lập trường thi ca vẫn y nguyên. Gánh nặng áo cơm và nguồn đam mê đến chết-không-rời quấn chặt lấy thân phận nhỏ nhoi đó mà hành hạ. Thiếu thốn thường xuyên nhưng Hùng vẫn giữ nguyên phong độ của kẻ sĩ. Hùng được một số bạn thương giúp đỡ nhưng sự giúp đỡ này chỉ như những gáo nước nhỏ tưới vào một vùng hạn hán trường kỳ. Cứ như thế, như thế, Hùng sống cho đến ngày di cư vào Nam với thi phẩm Mê hồn ca làm vốn liếng và hành lý. Kể từ đó cuộc đời đối với Hùng đã phần nào đỡ khe khắt. Hùng cố gắng bằng đủ mọi cách như viết truyện dã sử dưới bút hiệu Hoài Điệp Thứ Lang, làm thơ trào phúng ký Thần Đăng, phụ trách mục Tao Đàn v.v… Cuối cùng Hùng đã ngã xuống với tiếc thương đòi đoạn và vĩnh viễn đi vào Cơn-mê-trường-dạ. Đường vào tình sử còn dài lắm, Hùng đành bỏ dở, và có mái tóc nào buồn lênh đênh cho thuyền hồn thi nhân thả mộng?
“Khi anh chết các Em về đây nhé Nói đến Đinh Hùng là nói đến cô đơn, là nói đến khát vọng. Nỗi cô đơn và niềm khát vọng đó in hằn trong kích thước thi ca mà Hùng đã dấn thân như người lính cảm tử. Hùng đã sống trọn vẹn và chung thuỷ đến lúc lìa đời với hướng đi tự nguyện. Bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu mật đắng do cuộc đời trao tặng, Hùng đem thiêu trên đầu ngọn lửa và nuốt trọn vào tim phổi mình với nguồn vui ảo giác. Hùng rất mực đa tình nhưng mối tình đầu oan trái với người em họ đã thui chột nụ hoa tình ái và biến Hùng thành cuồng bạo trong mỗi suy nghĩ về tình yêu. Nói đến Đinh Hùng, không phải nói đến cái gì mới lạ, vì thi ca Việt Nam bây giờ đã vượt thoát khỏi trạng thái ước lệ, nó đi vào cõi mông mênh của Vô Thức. Từ Vô Thức nó trình bày Ý Thức Mới không hẳn là cố định nhưng, nó là thời đại chúng ta đang góp mặt. Nói về Đinh Hùng là nhắc đến một không gian cũ, là nói tới khoảng cách – ở đó – từ hiện tại trở lui về quá khứ, chúng ta vẫn nhìn rõ ánh sáng của ngọn Thần Đăng chói loà hào quang kỳ ảo. Tạ Tỵ
Xin Hãy Yêu Tôi - thơ Đinh HùngGiọng ngâm Hồ ĐiệpTự Tình Dưới Hoa - thơ Đinh HùngGiọng ngâm Bảo CườngTiếng Dương Cầm - thơ Đinh HùngGiọng ngâm Đoàn Yên LinhGửi Người Dưới Mộ - thơ Đinh HùngGiọng ngâm Tô Kiều NgânMột Tiếng Em - thơ Đinh HùngGiọng ngâm Hồng Vân & Đoàn Yên LinhMộng Dưới Hoa - thơ Đinh Hùng - nhạc Phạm Đình ChươngGiọng hát Jo MarcelMái Tóc Dạ Hương - thơ Đinh Hùng - nhạc Nguyễn HiềnGiọng hát Lệ ThuChiều Tím - thơ Đinh Hùng - nhạc Đan ThọGiọng hát Hồ Hoàng YếnVị Tiên Thuở Ấy - thơ Phạm Văn PhúGiọng ngâm Phạm Văn PhúBài thơ "Vị Tiên Thuở Ấy" đã được tác giả Phạm văn Phú viết vào ngày 30-8-1967 để tưởng nhớ Nhà thơ Đinh Hùng, một trong những vị tiên ông trong bầu trời thần tiên thơ mộng thuở ấu thơ của mình. Lúc chương trình của Ban Thi Văn Tao Đàn do Đinh Hùng phụ trách lần đầu tiên được phát truyền qua làn sóng của Đài Phát Thanh Sài Gòn vào năm 1955, tác giả chỉ là một cậu học trò 7 tuổi, thường nằm mơ thấy mình được các vị tiên trong đó có cả Đinh Hùng lẫn Hồ Điệp... dắt dạo trên mây muôn màu muôn sắc với tiếng sáo thiên thai réo rắt mặc dù tác giả lúc ấy chưa hề thấy mặt thật của các vị tiên này vì hồi đó chưa có truyền hình. Mười năm sau, vào tháng 6 năm 1966, sau khi đoạt giải nhất trong bộ môn ngâm thơ tại Sài Gòn, tác giả bắt đầu ngâm thơ trên Đài Phát Thanh, và lúc ấy mới chính thức được diện kiến các vị tiên thuở bé của mình. Nào ngờ, Nhà thơ Đinh Hùng đã sớm giã biệt Tao Đàn vào ngày 24 tháng 8 năm 1967, để thương để nhớ cho rất nhiều thi nhân văn nghệ sĩ và hàng triệu thính giả ái mộ.
|
Cô Hái Mơ - Nguyễn Bính
Cô Hái Mơ
Thơ: Nguyễn Bính
Ngâm thơ: Phạm Văn Phú
Cô Hái Mơ
Thơ: Nguyễn Bính
Phổ nhạc: Phạm Duy
Trình bày: Duy Quang
Cô Hái Mơ
Thơ thẩn đường chiều một khách thơSay nhìn xa rặng núi xanh lơ
Khí trời lặng lẽ và trong sáng
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ.
Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư đường còn xa
Mà ánh chiều hôm dần một tắt
Hay cô ở lại về cùng ta?
Nhà ta ở dưới gốc cây dương
Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
Có suối nước trong tuôn róc rách
Có hoa bên suối ngát đưa hương
Cô hái mơ ơi, cô gái ơi
Chẳng trả lời tôi lấy một lời
Cứ lặng mà đi, rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi.
Nguyễn Bính
Tuesday, February 25, 2014
Nhớ Bạn Cũ
Tùy bútPhạm Minh XuânĐể nhớ về 7/68 Lê Văn Độ
Tôi là chứng nhân của những chuyện xẩy ra ở Phi Đoàn 530 thời 1971-1974. Trong Phi Đoàn 530 trước khi có Thiếu Úy Vĩnh Thuận về (1973) thì chỉ có Lê Văn Độ và tôi là dân Huế chính cống bị thuyên chuyển lên Pleiku cùng một lúc. Trong Phi Đoàn thường hay trêu chọc hai thằng tôi là dân 'Huệ' mà bày đặt đi Không Quân và bay 'Khù-Trục'(?) không trách gì bị tống cổ lên ‘Plề-Cu’ vì thiếu ‘piston’. Hồi đó trong 3 phi đoàn khu trục còn lại của KQVNCH 514, 518, và 530 hầu hết là người Nam và Bắc. Hai phe nầy kèn cựa, chia bè chia đảng, đòn phép ganh đua, và chơi nhau hằng ngày. Chỉ có mấy thằng Huế thủ phận con rơi con rớt, làm... thinh và suốt ngày làm... tầm bậy cho đỡ buồn! Bên cạnh người bạn nối khố trong quân trường của Lê Văn Độ là Nguyễn Văn Trường ra, tôi cũng là một thằng bạn Huế gốc 7/68 chí thân của Lê Văn Độ trong cuộc đời bay bổng. Độ đã gắn liền với tôi từ khi ở trong trường bay cho đến khi Độ được hạ huyệt. Độ cùng đi Mỹ và được sắp xếp vào cùng 'K' Flight với tôi ở trường bay Keesler AFB (MS.). Ra trường Độ có điểm 'academic' và tôi có điểm 'flying' cao của 'K' Flight vì vậy hai thằng là hai candidates duy nhất của 'K' Flight... bị chọn đi Skyraider, vì hồi 1969-1970 US-Navy bắt đầu chính thức chuyển giao toàn thể Skyraider cho USAF và USAF phải mở trường tự huấn luyện Skyraider cho USAF ở ngay tại S.O.G Center / Hurburt Field (Eglin AFB, FL.). Bốn khóa trước bọn tôi (71-01; 71-02; 71-03; 71-04 - See attached pictures) Pilot bị ra cỏ và đập máy bay khá nhiều cho nên trước ngày Class 71-05 bọn tôi mãn khóa, Col. Yeally và Staff của ông ta đích thân bay qua Keesler AFB cho đám T-28 Instructor Pilots biết là Trường Huấn Luyện A-1 không muốn nhận graduated-pilot 'yếu' nữa! Trong dịp nầy, để khuyến khích và động viên tinh thần, đám nầy cho tôi và Độ leo lên 'tham quan' hai chiếc AD-5 đồ sộ, dơ bẩn và 'ugly SOB' bám đầy dầu mỡ mà họ đã dùng để bay qua Keesler. Không ngờ họ đã làm tôi và Độ quá 'khủng' và muốn đái trong quần luôn! Lòng buồn rười rượi vì cái dơ dáy và uy hiếp tinh thần của chiếc A-1. Không biết với trình độ hơi non tay lái, mới ra trường của mình, rồi có thể chế ngự được con 'trâu điên' nầy chăng?! (USAF called it 'A DUMP TRUCK') Về Pleiku Tôi còn được 'adopted' bởi các tay đàn anh cô hồn các đảng: Phạm-Văn-Thặng 'Fulro', T.K.Long 'Lăng Quăng', Phúc 'Gandhi', Phùng 'Django' v.v... để tiếp tục quậy và say sưa vô kỷ luật. Còn Độ thì rất hiền từ và chừng mực. Độ cực kỳ chăm chỉ trong việc bay bổng. Trời xấu là thầy mang DASH-1 ra thầy đọc để toan tính học thuộc lòng luôn cả Emergency Procedure section. Tuy khác lối sống nhưng hai thằng tôi rất thương nhau. Có lẽ là vì có chung Huế và 7/68 DNA, và ở chung phòng. Độ và tôi 'shared' chung một phòng ở cư xá của Mỹ để lại cho PĐ-530 trên đồi cao phía Bắc của căn cứ nhìn xuống phi-đạo, ATC Tower và Tarmac của 2 Phi Đoàn Trực-Thăng. Đêm đầu tiên sau khi Độ bị tai nạn (See the last attached picture) người ta đem bộ đồ bay của Độ từ bệnh xá về quăng vào dưới gường của Độ. Mùi khét của da thịt Độ làm tôi không thể nào ngủ được, phải vác mền mùng qua phòng của Tiến Chỉnh ngủ. Sáng sớm hôm sau, được tin Độ đã qua đời tại Long Bình, Phi Đoàn Trưởng Tr/T Mười 'Lung' kêu tôi vào và yêu cầu tôi đem thi hài Độ về Huế để lo một đám tang thật đàng hoàng cho Độ. Tr/T Mười 'Lung' bảo: "Tôi biết ông anh rể của anh là Đ/T Tôn-Thất-Khiên làm Tỉnh-Trưởng Huế. Anh ráng làm đám tang cho anh Độ càng trịnh trọng chừng nào càng tốt chừng đó để gia đình của người anh em Jupiter chúng ta được vui lòng và thỏa nguyện". Ông thân sinh của Độ rất thật thà và chất phát giống như Độ. Khi tôi gặp và xin được biết ước nguyện của gia-đình thì ông cụ cho biết chỉ muốn lúc hạ huyệt có được một dàn kèn của ban quân-nhạc tiểu-khu thổi bài Chiêu Hồn Tử Sĩ. Ngày hạ huyệt 2 GMC với đầy đủ kèn trống của Tiểu Khu đã làm ông cụ và bà con ở Bao-Vinh/Huế hãnh diện và vui lòng. Kỷ niệm buồn vẫn không bao giờ quên: Những chiều gần Tết thật vắng lặng ở mọi công sở ở Biên Hòa. Tôi theo trực thăng đưa thi hài của Độ về Tử Sĩ Đường Tân Sơn Nhất. Từ Burn-Treatment-Center của Long-Bình Hospital, Trực Thăng dropped tôi xuống Tarmac Khu-Trục A-1 ở Biên Hòa AFB để tôi mượn xe Honda của 1 người bạn Khu-Trục 518 chạy đi ra Tòa Hành Chánh Tỉnh làm giấy khai tử cho Độ trước khi đưa Độ về Huế (vì Độ chết ở Long Bình chứ không phải ở Pleiku). Phòng sở nào cũng có bàn thờ cúng kiến ngay trước cửa để rước Ông Bà về ăn Tết, chạy tìm người muốn hụt hơi mới xong 1 giấy khai tử có đủ chữ ký cho Độ. Tối hôm đó tôi ngồi với ông cụ của Độ trong Tử-Sĩ-Đường cho tới 9:00 đêm. Thật là rợn người, không chữ nghĩa nào có thể diễn tả được cái khung cảnh ghê rợn nầy và lòng thương con vô bờ bến của một người cha. Sau khi đem quan tài vào Tử-Sĩ-Đường, quan tài được kê lên hai 'con ngựa' gỗ thô sơ, một bát nhang và hai cây đèn cầy ở hai đầu quan tài. Mọi người đều biến mất chỉ còn lại hai bác con, một ông già đang đau khổ và một thằng pilot Khu-Trục, tay dao tay súng, trông oai phong lẫm liệt nhưng nhát gan, thỏ đế, sợ ma còn hơn sợ cọp. Thú thật hôm đó tôi cũng không biết phải giải quyết sự việc bằng cách nào!? Rồi sau đây mình phải làm gì nữa đây?? (lần đầu tiên trong đời lo cho 1 thằng bạn mới chết, không biết mô tê gì cả!!!!). Hôm đó quan tài của Độ là chiếc quan tài duy nhất trong căn phòng rộng lớn và ma quái của Tử-Sĩ-Đường. Sự đơn lẻ càng làm cho không khí lạnh lẽo hơn. Tiếng gió hú qua mái hiên ở đằng sau nhà càng làm cho khung cảnh thêm ghê rợn như những chuyện ma quái mà tôi đã đọc lúc còn nhỏ. Hai Bác Con ngồi trong bóng tối của Tử-Sĩ-Đường. Cuối cùng tôi phải lên tiếng và hỏi: "Thưa Bác, Độ về tới đây là cũng tạm thời xong được một bước trước khi chiều mai máy bay C-123 đưa Độ về Huế. Vậy con xin mời bác về nhà con ở Chợ Lớn ngủ qua đêm rồi ngày mai mình trở lại". Ông Cụ cám ơn và từ chối: "Tui muốn ngồi ở chỗ ni với con tui cho hết đêm ni, để hắn nằm một mình lạnh lẽo không đành. tui không đi mô cả. Tết 'dức' tui hiểu, anh đi về với gia đình đi rồi mai trở vô với tui cũng được". Trong những tình huống như thế nầy mới thấy được tình cha thương con. Tôi chạy vội ra ngoài cổng Phi-Long mua một ổ bánh mì thịt và một chai xá xị cho ông cụ của Độ trước khi thắp một nén nhang khấn thầm với Độ: "Độ, mầy biết tau ham chơi nhưng tau đã đưa mầy về tới đây rồi, mầy cho tau chạy về thăm nhà một chút trong ba ngày Tết rồi ngày mai tao vô lại với mầy". Vái xong ba vái là tôi đi lui, trông ông cụ ngồi một mình bên quan tài con, tôi không thể nào đủ mạnh để cầm lại nước mắt của mình vì kính phục lòng hy sinh và tình cao cả của Cha và Con. Ngày hôm sau, sau khi giải thích cho ông cụ, tôi cho phép đục 4 lỗ trên quan tài (để release the pressure trong hòm lúc lên cao độ) để đưa Độ về Phú-Bài Huế và gác hòm 3 ngày 3 đêm trước khi hạ huyệt. Có thể nói Độ là người bạn 7/68 mà tôi đã có duyên gắn bó nhất và dành nhiều thì giờ nhất cho nhau trong cuối cuộc đời binh nghiệp. Nhân một lỗi nhỏ trong bài viết của Hà 'cà-chớn' Trần-Ngọc Nguyên-Vũ mà tôi lại có dịp ngồi ôn lại một kỷ niệm xưa cùng chia sẻ với anh em. Cũng là một cái duyên để nhớ bạn cũ. Phạm Minh Xuân Lê Văn Độ (người đứng bìa phải) và bạn bè Lê Văn Độ (người đứng bìa trái) và bạn bè Máy bay của Độ bị tai nạn ở phi trường Cù Hanh, Pleiku. |
Sunday, February 23, 2014
Chén Rượu Đêm Giao Thừa
Trần Ngọc Nguyên Vũ
Để tưởng nhớ về 7/68KQ Lê Văn Độ, một trong "Ngũ-Thập-Tam Thái-Dương-chi-bảo" của vùng trời Tây-Nguyên ngày nào...
"Rót cho nghiêng dải giang-hà Trần Ngọc Nguyên Vũ |
Rời khỏi phòng hành-quân của phi-đoàn để ra phi-cơ, Đại-Úy Hai vỗ vai Thiếu-Uý Độ nói đùa: - Bữa nay là ngày ông Táo về trời, cẩn thận nghe chú mày, đừng để tao phải tiễn mày theo ông Táo đó. Độ nhe răng cười: - Hì… hì… bom đạn vô tình, hơi đâu mà lo chuyện đời lính trận. Nhưng tui là dân miền Tây, nếu phải tiễn tui, ông nhớ đi một cặp "Đậu Nành" Cần-Thơ cho ấm lòng người chiến-sỹ đó nghe… Cả hai ông phi-công khu-trục của phi-đoàn 530 Thái-Dương cùng cất tiếng cười vang rồi leo lên hai chiếc AD6 trang bị đầy bom đạn…
Hai chiếc phi-cơ nổ máy, lầm lỳ di-chuyển vào đậu song song trên phi-đạo. Hai ra hiệu cho Độ rồi nhả chân thắng và từ từ đẩy tay ga lên vị thế cất cánh. Chiếc phi-cơ lao mình về phía trước. Một luồng gió giật nổi lên như muốn bứng chiếc phi-cơ ra lề cỏ. Hai kềm cứng chân đạp để giữ thăng bằng, rồi gọi số hai: - Thái-Dương 32 coi chừng gió giật mạnh bên cánh phải. - Thái-Dương 32 hiểu. Chiếc AD6 của Độ chưa kịp nhấc bánh đáp đã vặn mình qua bên trái, đập mạnh trên lề cỏ, cầy lên một đường thẳng khoảng 50 thước rồi quay ngang trên mặt phi-đạo và bùng cháy. Có mấy trái bom văng ra khỏi phi-cơ, lăn trên mặt nhựa của sân bay. Những trái còn lại dính hai bên cánh, chập chờn ẩn hiện sau đám lửa, và cột khói phủ quanh chiếc khu-trục cơ bị nạn như đang chờ lệnh khai hỏa của tử-thần. Hai nghe trên tần-số ground của đài kiểm-soát Pleiku dồn-dập vang lên qua nón bay: - Thái-Dương 32, phi cơ đang bốc cháy, bạn thoát ra ngay đi. Coi chừng bom có thể phát nổ. Hai thấy toàn thân mình lạnh cứng như một tảng băng, anh cho phi cơ quẹo gắt với 90 độ nghiêng. Chiếc khu-trục cơ vặn mình rít lên trong không khí, kéo theo hai lằn khói trắng dài hai bên cánh như con thần long đang cuốn nước. Hai cho phi cơ bay ngược chiều phi-đạo ở cao độ 50 feet. Anh thấy Độ nằm vắt ngang bên hông phòng lái, thân hình chìm trong ngọn lửa ngùn-ngụt bốc lên, như đang chống trả với thần chết, để vượt qua khỏi quãng tử-lộ ngắn ngủi của đời người. Không biết là Độ có nghe được tiếng mình qua tần số hay không nhưng anh vẫn gọi như hét lên: "Độ ráng lên đi, coi chừng bom phát nổ!". Không có tiếng Độ trả lời, anh kéo vút phi cơ lên cao rồi vòng lại một lần nữa. Đoàn xe cứu hỏa, xe cứu thương và toán "tháo gỡ chất nổ" (EOD) đang từ bên kia sân bay phóng qua. Từ trên cao độ, Hai thấy những chiếc vòi rồng đang phun chất bột foam trắng xoá như tuyết phủ trùm lên ngọn lửa và những trái bom nằm lăn lóc xung quanh. Hai liên-lạc với đài kiểm-soát: - Đài kiểm-soát Pleiku! Xin bạn cho biết tình-trạng của Thái-Dương 32. - Pleiku đài nhận rõ. Xin báo cho Thái-Dương 31 biết là số hai đã được đưa ra khỏi phi-cơ và đang trên đường tới bệnh xá. - Thái-Dương 31 hiểu, cám ơn bạn. Hai rời tần số của đài kiểm-soát, cho phi-cơ lên cao độ, bay một vòng trên sân bay rồi chuyển hướng tới mục-tiêu… Anh mở tần-số liên-lạc với phi-cơ quan-sát: - Bắc-Đẩu đây Thái-Dương 31 gọi. Hiện tại tôi đang ở hướng Đông Nam của mục-tiêu, cao độ 5,000 bộ. Tôi lên vùng trễ vì số 2 bất ngờ bị nạn trên phi-đạo. Giọng nói trầm ấm của người phi-công quan-sát chuyền qua nón bay như rót vào tai Hai những lời vỗ-về an-ủi: - Bắc-Đẩu nhận Thái-Dương rõ. Chúng tôi đang ở hướng 9 giờ của bạn đó, cao độ 2,000 bộ. Xin bạn cứ yên tâm, Bắc-Đẩu đã được Peacock cho biết tình-trạng của Thái-Dương 32, và đã điều động thêm 2 phi-tuần A37 từ Phan-Rang lên thay thế. Xin bạn cho biết trang bị. Hai cảm động trước mối chân tình của những người bạn Quan-Sát. Anh bấm máy trả lời: - Cám ơn Bắc-Đẩu. Tôi còn đủ sáu trái Napalm 500 cân, và 800 viên đại bác 20 ly. - Bắc-Đẩu nhận rõ. Tôi sẽ cho bạn một trái cam ngay ổ con chuồn chuồn. Bạn có thể salvo làm một pass. - Thái-Dương nghe bạn 5/5. Chiếc O1 nghiêng cánh chúi xuống bắn trái khói rồi vút lên cao. Một cột khói mầu cam cuồn cuộn bốc lên giữa đám rừng cây xanh ngắt. Tiếng người phi-công quan-sát lại vang lên: - Thái-Dương đây Bắc-Đẩu! Mục tiêu ở ngay trái khói là một đoàn xe Molotova của địch được nguỵ-trang, đang ẩn dưới lùm cây, trông có vẻ như một đoàn xe tiếp tế đạn dược... Coi chừng có phòng không 37 ly và SA7. Hai bấm máy trả lời rồi làm một vòng roll quay tròn phi-cơ lao xuống mục tiêu. Anh bấm nút khai hỏa bốn khẩu đại bác hai bên cánh để bắn phủ đầu, và cho phi-cơ xuống một cao độ sát với đầu ngọn cây, vừa để tránh tầm nhìn của địch vừa lấy thêm tốc độ để thả bom lửa. Thấp-thoáng từ những lùm cây bên dưới vút lên những tia đạn đan chéo bên cánh phi cơ. Hai thấy miệng mình đắng chát, mồ hôi trán rịn ra, anh mím môi bấm nút thả từng trái một xuống mục tiêu. Một cuộn lửa trải dài như tấm lụa hồng bung ra phủ trùm lên đầu cây ngọn cỏ... Thả xong 6 trái napalm, Hai kéo mũi phi-cơ thẳng đứng làm một nửa "vòng số tám", quay ngược đầu chúi xuống bắn thêm một tràng đại bác 20ly nữa rồi phóng lên cao độ làm vòng chờ để lấy kết qủa. Tiếng người phi-công quan-sát hét lên qua ống nghe trong nón bay: - Tuyệt cú mèo! Thái-Dương 31 đánh qúa đẹp. Xin báo cho bạn biết là có nhiều tiếng nổ phụ. Thái-Dương 31 đã đánh trúng đoàn xe tiếp tế đạn dược của địch rồi đó. Hai cười bấm máy trả lời người bạn quan-sát: - Cám ơn bạn qúa khen. Chỉ là chuyện nhỏ thôi. Thái-Dương 31 đã thả hết bom, đạn, bây giờ tôi rời vùng. Cẩn thận nghe Bắc-Đẩu.
Nói xong Hai lắc cánh, lấy hướng về phía Bắc-Đẩu, làm một vòng roll 360 độ để chào người bạn quan-sát ở lại nơi chiến trường, rồi kéo mũi phi-cơ vút lên, lao mình mất hút sau những cụm mây xám trong vòm trời cao rộng… Có tiếng người phi-công quan-sát gọi với theo: - Phải "Hiệp-Sỹ say Hai còi" đó không. Xuyên qua đám mây dầy đặc, Hai bấm máy cười trên tần-số: - Ha… ha… ha… Hai còi đây. Nghe giọng nói quen quen: - Phải Bắc-Đẩu thiếu-hiệp Đinh Đức-Bản đó không. Hẹn gặp lại bạn đêm nay tại câu-lạc-bộ không-đoàn. Rời tần-số FM, Hai chuyển qua UHF để liên-lạc với Peacock. Anh được đài kiểm-báo của quân-khu 2 cho biết là phi-trường Pleiku hiện còn đang đóng cửa để toán EOD tháo gỡ ngòi nổ của những trái bom còn dính trên phi-cơ, và chuyển lệnh của phòng hành-quân-chiến-cuộc không-đoàn 72 chiến-thuật yêu cầu Thái-Dương 31 về đáp Phù-Cát. Nhận lệnh từ Peacock, Hai kiểm soát lại đồng hồ nhiên-liệu trên bảng phi-kế thấy còn đủ xăng để bay thêm khoảng hơn một tiếng nữa, anh cho phi-cơ lên khỏi trần mây, và bình-phi ở 11,500 bộ rồi lấy hướng đi Phù-Cát. Nhìn bầu trời đầy mây phủ trắng xóa cả một mảnh không-gian, anh thấy lòng mình chùng xuống khi nghĩ đến Độ, người phi-công trẻ mới về phi-đoàn, như một con phượng-hoàng vừa rời tổ, chưa đủ thời giờ để mài nanh giũa vuốt, đã xoải cánh cô đơn, bay vào vùng trời đầy dông bão… Anh cho phi-cơ xuyên mây, rồi mở tần-số liên-lạc với Phù-Cát xin đáp... Hai cho phi-cơ vào ụ đậu theo sự hướng dẫn của người cơ trưởng rồi tắt máy, leo ra khỏi phòng lái. Một chiếc pickup chạy tới, người trung-sỹ mở cửa xe bước ra tươi cười hỏi Hai: - Hôm nay là ngày ông Táo về trời, Đại-Uý xuống đây có một mình. Hai bắt tay người Trung-sỹ rồi đáp: - Đi hai chiếc nhưng số hai làm "crashed" trên phi-đạo, phi-trường đóng cửa, nên phải bay xuống đây. - Tôi vừa đổi ca trực nên không biết. Xin lỗi Đại-Uý. Hai cười vỗ vai người trung-sỹ rồi quăng bộ giây nịt dù lưng và nón đựng mũ bay vào thùng xe nói: - Ồ không có gì, trong những phi-vụ hành-quân, tai nạn xẩy ra là chuyện thường. Vào đến phòng hành-quân-chiến-cuộc của căn-cứ Phù-Cát, Hai mượn điện-thoại "Hot Line" để gọi về Pleiku hỏi thăm tình trạng của Độ thì được biết là Độ bị phỏng nặng nên đã được đưa về bệnh-viện dã-chiến của Hoa-kỳ ở Long-Bình để chữa trị. Hai gác máy, gương mật đăm-chiêu, ngả người nhìn lên trần nhà, và để thoát ra một tiếng thở dài... Trong cuộc đời chinh-chiến, nhiều lần vào sanh ra tử, nhưng chưa lần nào anh thấy cô-đơn và trống vắng như lần này. Một sự trống vắng pha trộn lẫn với sự hối-hận là đã bỏ lại người bạn đồng hành đang quằn-quại trong cơn đau đớn của thể xác… Anh cảm thấy mình như thiếu trách-nhiệm đối với Độ. Đáng lẽ anh không nên để cho Độ cất cánh trong lúc gió ngang giật mạnh như vậy. Hai lắc đầu xua đuổi những ý nghĩ tiếp nối... Tiếng người sỹ-quan trực đưa Hai trở về với thực tại: - Đại-úy đáp giờ này chắc là chưa dùng cơm chiều. Tôi vừa xuống ca trực, để tôi chở đại-úy tới khu gia-binh trong căn-cứ, mình làm vài chai cho ấm bụng. Bữa nay ngày cúng ông Táo, chắc là có nhiều món ăn đặc biệt. Hai cười cám ơn người sỹ-quan trẻ hào-phóng. Anh móc túi coi còn bao nhiêu tiền. Bỗng anh khựng lại khi biết mình chỉ còn chưa tới hai trăm, không đủ để chi một bữa ăn tối cho một người. Anh nói: - Cám ơn thiếu-úy, tối nay tôi ngủ nhờ nơi phòng trực ở đây được rồi. Nếu tiện, nhờ thiếu-úy mua dùm một ổ bánh mì. Ông thiếu-úy như hiểu ý Hai, tươi cười nói: - Đại-úy đừng ngại, thằng Độ là bạn cùng khóa rất thân với tôi. Hồi nãy nghe báo cáo trên máy, tôi cũng có ý chờ đại-úy xuống. Đêm nay đại-úy cho tôi thay nó đứng ra đãi khách nghe. Ông trung-úy vừa đổi phiên trực cũng phụ họa theo: - Đại-úy đừng bận tâm, thằng này là con ông chủ trại bưởi Biên-Hòa, đẹp trai con nhà giầu và chơi với bạn bè rất có tình nghĩa. Nó biết đại-úy cùng phi-đoàn với thằng Độ, nó sẽ không để cho đại-úy ở đây một mình đâu. Hai cảm-động và thấy lòng mình như ấm lại sau lời nói chân-thành của ngưòi sỹ-quan trẻ; mặc dù chưa hề quen biết, nhưng mới chỉ qua một lần đầu gặp gỡ, mà đã thấy đâu đây phảng-phất những nét giao-tình. Thứ tình bằng-hữu, tri-kỷ của những người trai thời loạn… …Buổi chiều cuối năm. Bầu trời Tây-Nguyên mịt mù sương khói. Những đám mây đen từ đỉnh núi đang kéo về như báo hiệu một cơn dông sắp đổ tới. Phi-hành-đoàn của chiếc C130 đã lấy xong hành-khách từ hậu trạm tiếp-liên, và đang cho phi-cơ di chuyển để rời phi-đạo. Nơi đầu sân bay 09, chuyến bay cuối cùng trong ngày của hãng Hàng-Không Việt Nam cũng vừa bốc khỏi mặt đất, đưa khách lãng tử phong trần trở về nhà ăn Tết, trả lại cái vắng lặng của một buổi chiều cuối năm cho vùng núi rừng biên-trấn. Nhìn đồng hồ thấy đã 6 giờ chiều. Phi-vụ túc trực bao vùng cuối cùng cũng vừa được hủy bỏ vì thời tiết xấu. Hai gấp tấm bản đồ hành-quân rồi quay qua nói với "Mai râu": - Hôm qua bọn thằng "Tuấn Bocassa" và thằng "Xuân tóc đỏ" bên trực-thăng được ông chủ đồn-điền trà tặng con heo rừng. Tụi nó hẹn tối nay đốt lửa đón giao-thừa, nếu Thiếu-Tá không có hẹn với ai thì ghé chung vui với tụi này luôn thể. Hồi trưa ông "Bá chủ" ghé phi-đoàn cho hai chai rượu đậu nành để anh em ăn Tết. Mai cười rung rinh hàm râu giang-hồ nói: - Tao có hẹn với bọn thằng Phong, thằng Chánh, thằng Hậu, thằng Cầu, thằng Quán bên Biệt-Động-Quân và mấy thằng Lôi-Hổ ở KonTum tối nay ngoài quán Diễm… Mai chưa kịp nói hết câu thì có tiếng điện-thoại reo, anh ngừng lại với tay nhấc điện-thoại: - Thiếu-tá Mai phi-đoàn 530 tôi nghe. Xin lỗi ai đầu giây. Hai nhìn Mai nói đùa: - Giờ này mà điều-động cất cánh là tui làm "abort take off" đó nghe… Hai bỗng khựng lại khi thấy gương mặt Mai bất chợt thay đổi. Mai gác máy, rồi nhìn Hai, giọng nói như lạc đi: - Thằng Độ đi rồi… Hai lặng người cảm thấy như có một luồng lãnh khí chạy luồn từ chân lên đầu. Anh để rơi tấm bản đồ, hướng tia mắt lạc thần nhìn lên bảng phi-lệnh như để tìm kiếm một tên tuổi thân quen… Mai đặt tay lên vai Hai, bóp nhẹ để biểu lộ một sự cảm-thông với tâm-tình u-uẩn của người bạn trẻ rồi nói: - Thôi mình đi về cư-xá. Tối nay tụi mình sẽ họp nhau đốt lửa đón giao-thừa và để tiễn thằng Độ… Hai không nói gì, lẳng-lặng theo Mai ra xe. …Chung quanh đống củi đang cháy, ánh lửa bập-bùng chiếu hắt lên từng khuôn mặt rắn rỏi của những người lính chiến Không-Quân của Không Đoàn 72 chiến-thuật, những anh-hùng Lương-Sơn-Bạc của thời đại, tự bốn phương trời tụ tập về đây, để cùng nhau chia xẻ những nhọc nhằn nguy-hiểm trong cuộc chiến. Vầng trán phong sương của mỗi người hằn lên những vết nhăn buồn… Hai cầm chai rượu đậu nành rót cho từng người rồi cất giọng hào-sảng nói: - Ngày xưa khi lớn lên vừa lúc biết say cuộc tình, đã phải gĩa từ người yêu để vào say cuộc chiến… Bây giờ cuộc tình đã vỗ cánh bay xa, và trong cuộc chiến bạn bè cũng lần lượt bỏ ta đi, trong ta… chỉ còn lại có cuộc rượu đời để tiễn những thằng ra đi, và say với những thằng còn lại… Nói rồi anh giơ cao ly rượu hướng về phía phi-đoàn trưởng "Mười Lung"; các bạn "Hiệp cò", "Thặng Fulro", "Mai râu", "Sơn Đ…", "Liêu say", Trung, Long, Xuân, Sơn xịt, Phúc, Lộc, Cơ, Xanh, Kỳ, Thành, Chỉnh… cùng các bạn khác nói: - Dzô thiếu-tá, tụi bay… Ly này uống cho thằng em vừa nhập cuộc, chưa kịp thi thố tài năng, đã gĩa từ cuộc chiến… Nói xong anh ngửa cổ uống cạn rồi rót đầy ly khác, tưới lên đống lửa nói: - Ly này để tiễn người hiệp-sỹ đã qua sông không bao giờ trở lại… Ngọn lửa bùng lên như cánh tay tráng-sỹ giơ cao, nâng ly cùng chiến-hữu, uống cạn chén rượu ân tình… Văng vẳng từ xa ngoài phố thị, vọng lên tiếng pháo giao-thừa mừng mùa Xuân mới nơi vùng trời biên-trấn… (Một thời ly-loạn!) Trần Ngọc Nguyên Vũ Hình ẢnhTrần Ngọc Nguyên Vũ và các bạn cùng Phi Đoàn 530 / Pleiku.
|
Điều Bố Không Dặn Lại
Tùy Bút, Tản Mạn
Trần-Công Anh-DũngNgày 11 tháng 7 năm 2010 Còi trọng tài rít lên ba hồi dứt khoát: Trận chung kết World Cup 2010 đã kết thúc sau 120 phút giao đấu quyết liệt của hai đội Hoà Lan và Tây Ban Nha. Trên màn ảnh TV lớn trong hội trường nhật báo Người-Việt, Nam Cali, các cầu thủ đội thắng ôm nhau nhảy nhót tưng bừng, cầu thủ đội thua ôm nhau khóc có người nằm lăn ra sân cỏ không còn thiết ngồi dậy nữa! Bên dưới cử tọa, các khán giả Việt Nam, nam phụ lão ấu đủ cả, lục tục đứng dậy. Hàng mấy trăm người đã hoan hỉ tự ý chen chúc, lèn ép và nhồi nhét... nhau vào trong hội trường này gần 3 tiếng đồng hồ, bây giờ đã tới lúc mình được mình trả... tự do! Tôi thận trọng vịn hai tay đẩy của chiếc xe lăn có bố tôi ngồi trên đó để đứng lên. Khi đã có tới 6 bó rưỡi que để đếm những năm có mặt với đời thì làm gì cũng chậm chạp, nhất là bây giờ sau gần 3 tiếng đồng hồ quỳ sau xe lăn trên nền nhà, hai chân tôi tê mỏi và đầu gối muốn cứng lại; đứng dậy thật không dễ dàng chút nào! Hì hì hì! Đừng ai nghĩ là tôi đã ra cái điều “nhị thập tứ hiếu” quỳ bên cạnh hầu bố xem đá banh! Tôi quỳ vì không có chọn lựa nào khác: Ngồi bệt xuống sàn nhà thì đầu tôi thấp hơn vai bố tôi, không thấy gì trên màn ảnh; còn đứng lên thì... chết sướng hơn! Đứng lên thì đã là thậm bất lịch sự và không khác gì chọc cho hàng hàng lớp lớp khán giả ngồi phía sau mình nổi giận. Trước khi trận đấu mở màn, tôi đã nợ các vị ngồi phía sau một chút ân tình. Chúng tôi đến nơi chỉ trước giờ khởi sự trận đấu chừng mươi phút; so với đại đa số khán giả khán giả họ đã đến đây sớm hơn rất nhiều và hiện diện đầy trong hội trường người ngồi kẻ đứng sít như nêm; dù vậy, các vị đã vui vẻ cũng có, càu nhàu cũng có nhưng vẫn bảo nhau ép qua ép lại hai bên mở ra một lối đi hẹp vừa đủ cho chúng tôi (“chúng tôi” gồm bố tôi trên xe lăn, con gái út tôi xách giỏ “phụ tùng” cho một “ông thọ” — không phải sữa Ông Thọ — hơn 99 tuổi và tôi trong vai Kim Liên em hỡi Kim Liên; đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê) di chuyển dần lên phía gần màn ảnh. Món nợ ân tình trên đường đời này nghĩ qua thì chỉ là một chút với người cho, nhưng nghĩ lại mà đem nhân cái “một chút” đó với hàng trăm người đã cho thì người nhận sẽ mang một món nợ không nhỏ chút nào! Chắc chắn là tôi không có cách nào trả xong ngoài cách... cười trừ.
Tấm hình trên đây vừa được một đứa con rảnh việc của tôi ngẫu nhiên tìm thấy từ Người Việt Online ngày 11 tháng 7 năm 2010 trong một bài viết ngắn của ký giả Tư Túc Cầu để “bế mạc” chiến dịch World Cup tại trụ sở Người Việt. Tấm hình ghi lại một ngày vui của mọi người, ngày của trận chung kết World Cup 2010. Ở chính giữa ảnh, bố tôi là ông cụ áo quần màu xám đậm, ngồi trên xe lăn, tôi thập thò phiá sau cụ, cháu gái nhỏ áo đỏ trước mặt cụ là con út của tôi. Tới trễ mà đến được “toạ độ” này là may mắn lắm rồi, tuy chưa mấy gần màn ảnh, nhưng vòi vĩnh quá với vận may là điều không nên! “Gia đình tôi” (và mươi khán giả “mất trật tự” khác, toàn là thanh thiếu niên), đang chắn bít lối đi hẹp giữa hai lô ghế của hội trường. Đám thanh niên đó “nhẹ tội” hơn tôi vì họ chỉ như những “khinh binh”, cơ động rất nhanh, khi cần thì họ biến dễ dàng; phần tôi thì không dễ gì xoay trở với cái “chiến xa” và cụ “trưởng xa” 99 tuổi rưỡi. Lôí đi giữa hai lô ghế hẹp té! “Chiến xa” của bố tôi tới ngang dãy ghế nào thì cả hai phiá của dãy đó xem như bị khoá cứng lốí exit duy nhất, cho nên tới đâu cũng được “nhân dân địa phương” hai bên mời khéo đi chỗ khác: “Lên nữa đi mé trước còn trống mà” hoặc bác ái hơn “lên nữa đi cho ông cụ nhìn rõ thêm chút.” Trong một bài hát “mô đi phai” từ ca dao, nhạc sĩ Phạm Duy... “nhồi” động tác leo cây bưởi của người con trai trèo lên, lên, trèo lên; trèo lên, lên trèo lên... rồi sau cùng anh ta cũng không còn chỗ để mà trèo nữa. Tôi cũng vậy, khi không còn đẩy xe lên thêm được nữa thì tôi ngừng lại nhận đại nơi này làm quê hương trước sự khó chịu hợp lý của những người bị chúng tôi đến ngồi sát bên cạnh. Tôi lúng túng cố giãi bày...“hoàn cảnh gia đình”, phân bua về “tình thế trận liệt” với vị khán giả phản đối kiên trì và gay gắt nhất trong số các “nhân dân địa phương” nơi chúng tôi “hạ trại” để ông thông cảm. Sau vài “thông điệp” mạnh mẽ vẫn thấy tôi nhỏ nhẻ điều đình và không nhúc nhích, ông bạn này hiểu rằng “đối phương” của ông đang ở vào thế “no choice” sẵn sàng đổ lì một cách “không gì lay chuyển nổi” ông bèn không thèm “đấu tranh trực diện” với tôi nữa. Trước khi diễn tả nét mặt của một người thà để dành hơi nói chuyện với đầu gối mình, ông buông cho tôi một câu “nhận định thời cuộc”. Câu nói đó gieo cho tôi một sự áy náy bất an suốt thời gian sau đó, "anh làm bít lối đi như vậy là mất an toàn, như vầy mà city mà nó tới kiểm tra, nó phạt báo Người-Việt chết luôn!" Trời đất! Có vụ này nữa hả? Đừng nha “city”! Hôm nay chịu khó... làm biếng một bữa đi, tha cho báo Người-Việt nha, cứ ngồi yên trong văn phòng coi TV đá banh đừng đi kiểm tra gì hết. May quá! Đúng là ở hiền gặp lành, cho đến khi tan hàng, hổng thấy “city” tới làm khó dễ, ngoại trừ vài vị ứng cử viên đến cười tình với bà con khán giả xin “vote for me”!
Bố tôi dắt tôi đi xem đá banh từ năm tôi học lớp nhất (bây giờ gọi là lớp năm); hầu hết những lần này đều có anh cả của mẹ tôi (mà tôi gọi bằng cậu theo cách của người Huế) và một bác bạn của cả bố lẫn cậu cùng đi. Lúc đó đang là những năm cuối cùng của sân Tao Đàn; khi đưa vé qua cổng ba người lớn quây tôi vào giữa, những người soát vé thấy ba người lớn “đồng bảo trợ” cho một nhóc tì loắt choắt thì họ cho vào dễ dàng. Tôi vẫn được tiếp tục theo bố đi xem đá banh ở sân Cộng Hoà cho đến hết năm học lớp Đệ Lục (lớp 7). Qua năm học Đệ Ngũ tôi bắt đầu nhổ giò những người soát vé không cho tôi đi “ruồng theo” người lớn nữa; tôi ở nhà ôm radio chờ nhạc hiệu “tèn ten ten tén ten tèn tén ten – tarèng –, tèn ten ten tén ten tèn tén ten – tarèngtenten – tèn ten ten tén ten tèn ten tén... để nghe ông Huyền Vũ trực tiếp truyền thanh. Ông Huyền Vũ là một nhân tài hiếm có; không ai không khâm phục và mến mộ ông trong các trận banh quốc tế trên các sân banh của Saigon: Sân Tao Đàn, sân Cộng Hòa, ông tường thuật rất lưu loát, linh hoạt hấp dẫn và văn vẻ nữa. Lúc thì ông khoan thai tả bao quát quang cảnh sân banh với hàng chục ngàn khán giả trên các khán đài khi mưa thế nào, khi nắng ra sao; lúc thì dồn dập trực thuật các đợt tấn công, phản công quyết liệt của hai đội banh, lại có lúc phân tích gãy gọn dễ hiểu những gút mắt về một quyết định của trọng tài. Tôi thích nhất những khi ông kể lại chi tiết như đoạn phim quay chậm, những diễn tiến lắc léo, dồn dập mà từ đó một cú sút “sấm sét” được phóng ra, một đường “bay” vừa dũng cảm lại vừa lả lướt của thủ môn để cứu “một bàn thua trông thấy”, (nhất là của thủ môn “Lưỡng Thủ Vạn Năng Phạm Văn Rạng! Ôi, một thần tượng lẫy lừng khác của hàng trăm ngàn trái tim thanh thiếu niên chúng tôi thời đó!) Ông Huyền Vũ không bao giờ biết rằng khi ông say sưa trực tiếp truyền thanh những gì diễn ra trước mắt ông thì trong một căn nhà nhỏ ngoại ô, một thằng nhóc, (tôi chứ ai!), cũng say sưa làm cái việc... ngược lại. Tôi tưởng tượng ra một cách chầm chậm hay hối hả bằng hình ảnh những gì tôi nghe ổng nói. (Tất nhiên là không dễ dàng gì!) Trong đám bạn cùng vào lớp trung học của tôi có một đứa nhái giọng ông Huyền Vũ rất giống, nó cũng có cái đam mê rất nhiều với thể thao nói chung và túc cầu nói riêng. Chưa xong lớp Đệ Tứ, nó đã có bài đăng trong tuần báo thể thao Đuốc Thiêng, lên các lớp đệ nhị cấp nó thành cây bút thường xuyên về thể thao cho vài nhật báo và tuần báo Thao Trường. Bây giờ nó ở Utah và tiếp tục viết báo Việt ngữ cho nhiều nơi về đủ thứ lãnh vực tất nhiên là cả thể thao nữa. Trước khi World Cup 2010 khai mạc mươi ngày, nó email cho tôi một bài bình luận... dài hơi những hơn 20 trang về sự kiện thể thao toàn cầu sắp diễn ra. Tôi in ra chữ to và đậm để bố tôi dễ đọc; không biết cụ đoc hết chưa, nhưng một hai hôm trước khi World Cup khai mạc cụ khen “tay này” viết “được”. “Được” là mức bình điểm cao nhất bố tôi tặng cho người khác tự hồi nào tới giờ! Cái gì mà cụ khen “được” thì tương đương với “hay quá” hoặc “tốt lắm” theo tiêu chuẩn đánh giá của những người... phàm như tôi! Có lẽ văn phong quen thuộc của thời Đuốc Thiêng, Thao Trường của bạn tôi đã gõ đúng mật hiệu cho cánh cửa ký ức thể thao đóng kín lâu ngày của cụ mở ra khiến cụ... hào phóng lời khen đến thế! TV cùng với tập phụ bản báo Người Việt in lịch trình các trận đấu đưa bố tôi đi sâu vào World Cup, cụ ghi chép kết quả rất đầy đủ các trận cụ có thể xem. Thường xuyên ngồi xem cùng với cụ trong thời gian này là con gái út của tôi cũng là đứa cháu nội út của cụ lúc đó vừa thôi việc, ở nhà chờ niên khoá mới khai giảng để đi học thêm. Tuy là một bé gái gầy gò bởi những năm đầu đời suy dinh dưỡng nhưng cháu rất thích... đá banh. Sự mê say môn túc cầu và tính quả quyết hơn cả... con trai, đưa cháu đến vai trò thủ quân đội bóng tròn... lớp Năm 3, vô địch của trường Tiểu học Phùng Hưng, Quận 11 Saigon 17 năm về trước khi lên 10 tuổi! Trong World Cup này cháu đang là bạn bình luận thể thao... tương đắc với ông nội! Cùng ngồi trước TV hai ông cháu tuy cách nhau 72 tuổi nhưng hay la to những tiếng giống nhau cùng một lúc: “sút!”, “zô!”, “hay quá!”, “penalty!” v.v... Cái giờ của các trận banh World Cup buổi trưa là giờ tôi phải chuẩn bị đi làm ca 2 (swing shift). Tiếng reo hò của hai ông cháu tuy rập ràng, sôi nổi thật đấy, nhưng tôi nghe mà có chút buồn se se trong lòng. Không! Không! Tiếng reo hò của đá banh phải rền như sấm phải phát ra từ hàng vạn lồng ngực bật ra khỏi hàng vạn đôi môi cùng một lúc dù không một ai chỉ huy, điều khiển. Đó là âm thanh sống động của cầu trường. Con tôi, chưa từng xem đá banh “live” trên sân Cộng Hoà, nên có thể không có cảm giác gì sau những tiếng la hò cổ võ của nó, nhưng bố tôi thì khác, khi tiếng reo hò của cụ không được náo nức hoà tan mất hút vào các đợt sóng âm thanh ào ạt “sấm rền” quen thuộc trong ký ức cầu trường của cụ thì cụ lại nhận ra rằng mình đang ngồi nhà xem đá banh trên TV vào “một ngày như mọi ngày” trong chuỗi ngày đằng đẵng, hắt hiu buồn của tuổi già trên đất khách! Tôi nghĩ đến các “cầu trường thu nhỏ” do các nhật báo lớn tổ chức trong trụ sở của mỗi tờ báo trên đường Moran, Westminster, tuy cũng là cầu trường “ảo” nhưng lại có rất đông khán giả... thật cùng đến xem. Khá đông những khán giả đó hẳn đã từng cùng ngồi trên các khán đài A,B,C,D của sân Cộng Hoà cùng xem những trận đấu bố tôi xem, cùng hò reo góp giọng vào những cơn sấm rền không ai điều khiển của cầu trường. Vì thế ngày hôm nay ba thế hệ của gia đình tôi đã có mặt ở đây để xem trận chung kết này, để trong khi xem, bố tôi có thể gởi những tiếng la, tiếng reo của cụ hoà nhập một cách hào hứng vào cơn lốc, cơn bão âm thanh cùng loại của đám đông cuồng nhiệt. Hơn nữa gia đình tôi, cả ba thế hệ “hiện hành”, đều yêu mến, mê tín, tha thiết ủng hộ đội banh của xứ đất thấp hơn biển, xứ của hoa tulip, xứ của những “ngự lâm pháo thủ” trên sân cỏ Johan Cruiff, Ruud Gullit, Van Basten, Ronald Koeman: “Cơn Lốc Màu Da Cam”.
Kết quả trận đấu đã trái với ước mong của gia đình chúng tôi! Cơn Lốc Màu Da Cam lần thứ ba bị vuột mất cúp vàng Julies Rimet. Con gái tôi buồn ít nhưng có vẻ bực nhiều, nghe cháu cằn nhằn luôn miệng: Hoà Lan ơi là Hoà Lan! Tôi đang bâng khuâng tiếc cho Hoà Lan chưa biết diễn tả ra sao, chợt thấy vai mình có người vỗ nhẹ, ông bạn khán giả “nạn nhân” bị bố con tôi chiếm ngụ khoảng không gian sát cạnh đứng trước mặt nhìn tôi cười cười thân thiện. Ông khen tôi có hiếu (tôi đâu dám nhận ẩu!) và bày tỏ sự hối tiếc về những chấp nhất ban đầu của ông. Tôi cũng chân thành xin lỗi cùng bày tỏ lòng cảm phục về sự thẳng tính của ông. Chúng tôi siết tay nhau thân thiết nồng nàn như đôi bạn tri kỷ lạc nhau đã lâu mừng tái ngộ. Còn bố tôi, dù phải ngồi thật lâu một chỗ, trông cụ vẫn bình thường và còn có vẻ hả hê nữa. Tôi còn mong muốn gì hơn! Một khán giả lớn hơn tôi mươi tuổi đi qua nhìn ông cụ và khen với tôi: “Ông già giỏi thiệt, ngồi lâu vậy mà... không đi tiểu”! Về đến nhà bố tôi mới hé lộ tâm sự mình, tiếc cho Hòa Lan không đoạt cúp và tiếc cho cụ không được thấy đội banh cụ yêu thích lên dài vinh quang. Bốn năm sau không biết cụ còn không mà xem World Cup và làm sao mà Hoà Lan tranh nổi cái cúp với Ba Tây ngay trên sân nhà của họ. Tôi nghe mình nói , “Cụ lo gì, sự bất quá tam, lần thứ tư đá trận chung kết thế nào Hoà Lan cũng thắng; bốn năm mà ngay cả tám năm nữa cụ vẫn dư sức chờ mà”. Bố tôi cười nhìn tôi bằng cái nhìn thấu suốt của ông bố biết rành về thằng con của mình khi nó nói điều mà chính nó không tin tưởng lắm.
Bố tôi qua đời bình thản trước Lễ Tạ Ơn 2010 vài hôm. Đứa cháu nội út, “bạn” xem đá banh của bố tôi, từ trường học ở Paolo Alto trên đường về nhà nghỉ lễ chạy thẳng đến nhà thương được vài phút thì ông trút hơi thở cuối cùng! Sống tròn một thế kỷ, minh mẫn đến những ngày cuối đời bố tôi ung dung ghi lại dặn dò thật chu đáo hậu sự của mình như Khổng Minh để cẩm nang cho các thuộc tướng thi hành. Có một điều cụ quên không dặn, khi World Cup trở lại những lần sau; không còn “Cụ Trưởng xa” nữa, “chiến xa” đã được cất kỹ trong garage thì tôi, Kim Liên em hỡi Kim Liên, phải làm gì và khi Hoà Lan đoạt giải vô địch chúng ta sẽ ăn mừng thế nào.
Xin cảm ơn báo Người-Việt. Trong hội trường của quý vị, trong không khí hào hứng, sôi nổi, ồn ào của hàng mấy trăm con người chen chúc nói cười; một kỷ niệm rất riêng tư, rất sâu lắng đã lặng lẽ ngấm vào tâm não bố con, ông cháu chúng tôi. Cảm ơn bạn H-N-N, Utah, cựu CVA đã “có mặt” trong kỷ niêm đặc biêt này của gia đình tôi; và sau hết T-M-T, Hội Y Nha Dược Florida, một cựu CVA nữa, dẫu “nghìn trùng xa cách” vẫn “tam tứ cố thảo lư” bằng email an ủi, và thúc giục: “Hãy viết về Ông Cụ cho bớt buồn bạn ơi.”
Trần-Công Anh-Dũng Fifa 2010 Final Match Spain Vs Netherlands - 2nd extra time FIFA World Cup South Africa 2010 All Goals (có lời bình) FIFA World Cup South Africa 2010 All Goals 2010 World Cup - 50 Most Shocking Moments |
Saturday, February 22, 2014
Cuối Tuần Nghe Bạn Mình Hát
Thu Quyến Rũ (Đoàn Chuẩn & Từ Linh)
Lê Văn Mạnh
Đêm Tàn Bến Ngự (Dương Thiệu Tước)
Dzuyên Hà
Tà Áo Tím (Hoàng Nguyên)
Thanh Chi
Nếu Anh Về Bên Em (Huỳnh Anh)
Chị Trương Tấn Thảo
Sóng Nước Biếc (Nhạc Ngoại Quốc Lời Phạm Duy)
Thái Ninh
Tình Khúc Cho Em (Lê Uyên Phương)
Phạm Xuân Trường & Ngọc Lan
Khúc Hát Thanh Xuân (Johann Strauss II - Lời: Phạm Duy)
Đệm đàn: Đinh Sinh Long
Thúy Anh
Mùa Đông Của Anh (Trần Thiện Thanh)
Trần Đình Phước
Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay (Đoàn Chuẩn & Từ Linh)
Thanh Chi
Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa (Tô Vũ)
Trương Văn Thanh
Ngăn Cách (Y Vân)
Ngọc Lan
Đêm Không Quân Quê Người (Lời Vũ Văn Khanh)
Trương Tấn Thảo
Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn (Văn Phụng)
Nguyễn Giang
Thiên Thai (Phạm Duy)
Hoàng Anh & H.K. Nhan
Đây Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước)
Ban Đồng Ca 7/68KQ
Friday, February 21, 2014
Chàng Và Nàng
Đoản văn
Xanh Thỵ Nhạn TrắngChàng có thói quen của loài gấu sau ăn là ngủ. Giấc ngủ đến với chàng thật nhanh và dễ dàng. Chỉ cần vài giây yên lặng, là nàng đã nghe tiếng thở đều của chàng. Bình thường thì cũng chả có gì để nói, nhưng những lúc mệt nhọc thì phải, cái âm điệu đều đều đó lại tăng tốc, thành tiếng nổ của chiếc xe lam bị ngạt xăng. Những lúc đó, nàng lại nhổm dậy nhìn chàng. Hai môi chàng nhếch lên, hạ xuống, phì phò như người ta đang kéo gỗ lên dốc, không, cũng không đúng, giống như những người thổi kèn Trum Pét bị lấy mất kèn mà không biết vậy hà. Âm vang to và hùng dũng làm sao! Nhiều lúc nàng cứ nghĩ, giá có thể gắn một cái loa vào miệng chàng lúc đó, thì có thể là vũ khí chống lại với sự ồn ào của hàng xóm những lúc cần. Tuy vậy, ngó chàng lúc ngủ cũng bắt mắt lắm, ”đẹp chai” là đằng khác. Nếu không, hồi xưa nàng đâu có ưa, bởi đó cũng là một trong những tiêu chuẩn chọn lựa của nàng mà. Vả lại, tụi trong lớp nàng, cũng có vài đứa đóng đèn chàng, làm nàng phải cắt cái rụp, giảm hẳn sự giao lưu vô bổ, đầy lo lắng đó thôi. Tuy vậy cái mà nàng yêu nhất ở chàng là sự quan tâm, chăm sóc nàng. Nàng yêu những cử chỉ chăm sóc nhẹ nhàng của chàng. Như hôm kia, khi vừa đi chợ về, mở cổng vào nhà, nàng thấy chàng đang tranh thủ lúc cháu ngủ, ngồi vo mấy cái quần đái dầm của cháu, thấy nàng, chàng hỏi: - Có mệt không em? Nàng thấy mình như vừa đi dự hội nghị Asian về vậy. Có le không. Nàng hỉnh mũi đáp “Không“ thật hùng dũng, như Mafia sau trận chiến càn quét chợ búa, rồi nghiêng cái giỏ đầy chiến lợi phẩm ăn vặt, vừa được thu tóm ở chợ về, định đánh bài chuồn lui sau bếp. Thế nhưng chàng gọi giật lại: - Nhà anh vừa mới lau để cháu lăn lê đó. Em lại đây rửa chân, rồi vào kẻo tội cháu! Thôi thì đành nhắm mắt xuôi tay cho mệ nuốt vậy. Nàng lừ lừ nhích bộ vó đen thui, đầy cát, xê dịch tới cái thau nước vừa xả đồ xong của chàng. Đặt giỏ chợ bên cạnh, nàng cúi xuống, định khoác tay vào thau, lấy nước để rửa, thì bỗng chàng lại nói: - Đưa chân đây, anh rửa cho! Chao ơi, nghe mới mê tơi làm sao. Giữa thanh thiên bạch nhật, với lượng người qua lại thường xuyên trước đường, chàng lại có show diễn độc đáo thế sao? Nàng lịm người đưa chân cho chàng. Lim dim thưởng thức cái cảm giác dễ chịu lan tỏa trong người. Nàng nhớ lại mấy câu thơ từ hồi bé tí vẫn thường đọc:
“Trên trời có đám mây xanh Ừ, chàng rửa chân cho nàng thế cũng chả sao. Lý ra phải có cái hồ bán nguyệt cơ. Nhưng thôi, cái thau giặt có hình tròn, nó gấp đôi hình bán nguyệt, chứ phải chơi đâu! Hơn nữa, có hồ thì nàng phải tự chao chân, nay lại được tự tay chàng rửa, thế mới oách chứ. Thế là nàng đê mê ngập tràn trong sung sướng, với tiếng nói của chàng: - Có chồng rửa chân cho, sướng chưa... Đưa chân kia đây cho anh! Chao ơi, nàng thấy mình như bé đi vài chục tuổi, đã đời làm sao. Giá có thể đái dầm nữa thì tuyệt biết mấy. Có tiếng nói của chàng vang lên: - Xong rồi đó em! Làm cắt đứt dòng tư tưởng lộn xộn của nàng. Tiếc thật. Nàng đi như trong mơ, và nghĩ mình đang bay với đôi cánh thiên thần của mình để vào nhà. Chà, dù gì ngày xưa nàng cũng là tiên nữ hạ giới mà lỵ. Nàng còn nhớ mấy mươi năm về trước, các con của nàng đã mê tơi, vì câu chuyện thêu dệt về chính bản thân của nàng. Nàng vẫn thường kể với tụi nhỏ, cái câu chuyện bịa đặt, mỗi lần dỗ chúng nó ngủ, thế mà tụi nó vẫn tin và hãnh diện vì có bà mẹ là... tiên nữ như nàng. Chuyện nàng kể rằng "Ngày xưa, nàng ở trên trời. Một bữa nọ, sau tiệc vui, nàng cùng các tiên nữ khác, lén xuống trần gian vui chơi tiếp, rồi cùng nhau ra tắm suối. Chàng tình cờ đi ngang qua, thấy vậy, vội thu cặp cánh của nàng. Các nàng tiên khác thấy động, liền vội vã khoác vội cặp cánh và bay về trời. Chỉ còn lại nàng, không thể bay về trời nữa vì mất cặp cánh. vì thế nàng đã theo chàng về làm vợ và sinh ra các con như bây chừ!..." Chuyện chỉ có thế, nhưng với trí óc non nớt dễ tin, các con nàng, thỉnh thoảng vẫn hỏi chàng “dú” cặp cánh của nàng ở mô, hay thi thoảng vẫn kể với chúng bạn, về nguồn gốc tiên nữ của nàng và cãi cọ nhau, vì lũ bạn dám không tin vào câu chuyện 100% láo toét của nàng. Khà khà, láo có sách, mách có chứng chứ! Nếu không, làm gì nàng có thể bay với cặp cánh vừa mới lú của nàng như bây chừ chứ? Lượn một vòng quanh bếp, đảo mắt kiếm tìm... Chao ơi, chàng dễ thương quá. Tuyệt cú mèo là đằng khác!... Phải làm một món ăn chi cho độc đáo, để đền đáp tấm lòng đại bác mấy mươi ly của chàng mới được. Thế là nàng quyết định cho xuất xưởng một về chả cá thu thơm lựng, khiến chàng phải rập rình vừa đi vào, vừa xuýt xoa: - Chao ôi, em làm chi mà thơm dữ rứa??? Nàng hỉnh cái mũi tuyệt vời của nàng tiên mất cặp cánh, đáp: - Làm món mà anh thích... Chàng tiến lại, ghì chặt nàng vào lòng, mê ly a rùng rợn!... Thế mới biết đâu cần gì to tát... Chỉ một chút quan tâm nhau, cũng đủ cháy bùng lên niềm hạnh phúc diệu kỳ!... Tuyệt vời quá! Chàng ơi!... Xanh Thỵ Nhạn Trắng |
Thursday, February 20, 2014
Cờ Bạc Là Bác Thằng Bần
Thơ Bùi Hữu Giao
Nhớ lại Kim Chung Tiếng “hối a”! Nghe ghê như tiếng hú hồn ma. Tim tôi đau sót như se lại, Bao cảnh điêu tàn bỗng hiện ra. Có kẻ giang sang hưởng đủ mùi, Còn tìm đen, đỏ để mua vui. Nhà lầu hàng dãy đi đời sạch, Còn lại gì đâu? Mã dẻ cùi! Có kẻ làm công, tháng lãnh lương, Vợ con nheo nhóc, chẳng hề thương. Vào sòng đem nướng, tiền tong hết, Thụt két, nhà pha cảnh rất thường. Có bác cần lao, chú xích lô, Suốt ngày vất vả, tối đi vô. Bạc bài đánh mãi, hầu bao hết, Vợ khóc, con gào vẫn tỉnh khô. Có ả mặt hoa, dáng mỹ miều, Ham mê đen đỏ, cũng đâm liều. Thua cay, tiền hết, còn... trinh tiết Đem bán bừa đi, để gỡ tiêu. Biết bao cảnh nhuộm đặc màu tang! Chỉ bởi ham mê giấc mộng vàng. Tỉnh mộng, hỡi ơi! Tiền mất sạch, Đành ôm mối hận, sống lầm than. Hỡi ơi! Cờ bạc! hỡi ơi Trời! Vui thú gì đâu: cạm bẫy người. Càng hám ăn to, càng chóng chết, Khuyên ai tỉnh mộng, chớ chơi bài. Bùi Hữu Giao 1954 ( Nhạc phụ bạn Phạm Minh Hoa ) Cờ Bạc Là Bác Thằng Bần Giọng ngâm Phạm Văn Phú |
Wednesday, February 19, 2014
The Golden Gate Bridge
The Golden Gate Bridge
Photos by Hoàng Khai Nhan
Cầu Treo Golden Gate
Nhìn bởi Hoàng Khai Nhan
Cầu Treo Golden Gate
Nhìn bởi Hoàng Khai Nhan
Cầu Treo Golden Gate
Nhìn bởi Hoàng Khai Nhan
Cầu Treo Golden Gate
Nhìn bởi Hoàng Khai Nhan
Cầu Treo Golden Gate
Nhìn bởi Hoàng Khai Nhan
Cầu Treo Golden Gate
Đêm Sinh Nhật 75
Nhìn bởi Hoàng Khai Nhan
Cầu Treo Golden Gate
Đêm Sinh Nhật 75
Nhìn bởi Hoàng Khai Nhan
Fireworks Over Golden Gate Bridge - 75th Anniversary
Videotaped by Hoàng Khai Nhan
Frequently Asked Questions about the Golden Gate Bridge
Mây Trời, Biển và Chàng
Đoản văn
|
Tuesday, February 18, 2014
Ru Đêm
Thơ Duyên Hưng
Ru ngàn gió lạc bâng khuâng Rú trên phiến đá vô thường lên mây Rượu mình ta uống vừa say Tìm sao rụng cuối biển dài hư vô Đêm nhìn gai nở trên bờ Nghe xao xuyến gọi địa hờ dưới chân Mờ sông nước kẻ vong nhân Cuối tay một dáng thuyền gần đâu đây Trĩu lòng đá cuội lên mây Treo hoang sợi tóc ai dài hôn mê Chờ con nước chở hồn về Ru đêm những sáng tin về đầu non Chân đi nghìn dặm vẫn còn Ngỡ ngàng một sáng không còn quê hương Mai thân thế rũ phố phường Xác trôi ra biển rộng đường lưu vong. Duyên Hưng ( Thân phụ chị Duyên Hà ) |
Ru Đêm (Tác giả: Duyên Hưng)
Diễn ngâm: Phạm văn Phú
Monday, February 17, 2014
Nghe Bạn Mình Hát: RU-43
Trấn Thủ Lưu Đồn
Nguyễn Giang, Nguyễn Hữu Triết, Phạm Minh HoaCô Thắm Vè Làng
Ái Liên & Phạm Văn PhúNếu Anh Về Bên Em
Chị Trương Tấn ThảoCâu Chuyện Toàn Chữ "T"
Trương Hữu TrungAnh Về Thủ Đô
Hoàng Anh, Thanh Chi, Dzuyên HàSaturday, February 15, 2014
Vĩnh Biệt Bạn Phạm Trần Dương
Vĩnh Biệt Bạn Phạm Trần DươngKhoá 7/68 Không Quânhình chụp bởi Nguyễn Thế Long Tùy bút Trần Đình Phước Sau khi tham dự Hội Ngộ 45 năm Khoá 7/68 KQ ở Nam Cali về, bỗng nhiên vào cuối tuần sau đó, trong lúc ngồi xem TV thì chuông điện thoại nhà reo lên. Đầu dây bên kia cho biết là Phạm Trần Dương. Tôi biết Dương đang bệnh, nên liền hỏi thăm ”Bộ khoẻ rồi sao gọi cho tôi?" Dương trả lời là “kha khá” một chút! "Muốn nghe kể về Hội Ngộ vừa qua thế nào? Nên gọi hỏi Phước, vì biết Phước có tham dự." Tôi trả lời là "vui lắm! Phải chi Dương có mặt thì sẽ gặp nhiều bạn bè cùng khoá, mà sau bao nhiêu năm biền biệt mới gặp lại trong lần hội ngộ này." Tôi nhớ lại năm 2012, Dương dự định tham dự họp khoá thì bận chuyện gia đình bất ngờ. Năm nay cũng dự tính đi thì lại bị bệnh, nên không thể đi xa được. Dương mong sức khoẻ tốt lại để năm sau - 2014 - sẽ tham dự hội ngộ khoá 7/68 KQ. Tuy nhiên niềm hy vọng của bạn tôi đã không được toại nguyện vì Dương đã ra đi vĩnh viễn sau một thời gian dài nằm trên giường bệnh. Dương ra đi, bỏ lại người vợ hiền, đứa con gái ngoan, hai cháu ngoại, những người thân yêu và bạn hữu vào ngày Thứ Bảy, 8 tháng 2, năm 2014, tại: Eden Medical Center, 20103 Lake Chabot Rd., Castro Valley, CA 94546. Giữa Dương và tôi không có nhiều kỷ niệm vì chúng tôi không cùng một ngành và không cùng một đơn vị. Tuy nhiên trong thời gian thụ huấn quân sư thỉnh thoảng gặp nhau trò chuyện đôi câu xã giao. Tôi thấy ở nơi Dương là một mẫu người kín đáo, khiêm nhường. Tôi cam đoan một điều: Dương được mọi người thương quý vì hiền hoà và đôn hậu. Tánh tình Dương rất tốt, hay giúp đỡ bạn bè. Trên môi lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện, dễ gây cảm tình khi tiếp xúc với mọi người. Một kỷ niệm mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như mới ngày nào. Lúc đó, khoảng giữa tháng 7, năm 1970. Sau khi tốt ngiệp khoá Weapons Controller ở Tyndall (Florida), tôi cùng một anh bạn đồng khoá về nước. Cả hai trình diện Phòng Nhân Viên Bộ Tư Lệnh để bắt thăm chọn đơn vị. Ông Chuẩn úy già làm ở đây nói cả hai vô phòng và mời chúng tôi ngồi xuống ghế. Ông nói: ”Có hai đơn vị đang cần Sĩ Quan bổ sung. Một ở Sàigòn (Tân Sơn Nhất) và một ở Đà Nẵng (Sơn Trà.)" Liền lúc đó, ông cho biết bạn tôi có lý do gia cảnh đặc biệt, đã làm đơn xin được phục vụ ở gần nhà và đã được thượng cấp cứu xét, chấp thuận đồng ý cho phục vụ ở Sàigòn. Đương nhiên là tôi phải ra Đà Nẵng. Thú thật, tôi chỉ biết Đà Nẵng khi nhìn trên bản đồ. Còn Sơn Trà thì địa danh này quả là xa lắc, xa lơ đối với tôi. Ông tiến hành làm thủ tục, ngay chiều hôm đó tôi quay lại nhận sự vụ lệnh thuyên chuyển. Tôi được mười ngày phép để thu xếp việc nhà và tìm phương tiện ra đơn vị. Thời tiết Đà Nẵng vào tháng Bảy rất là nóng bức và khó chịu. Vừa bước chân xuống phi cơ, mồ hôi ra nhễ nhại, ướt đẫm cả áo và hoa cả mắt. Ngước nhìn phi đạo làm bằng những tấm vỉ sắt đang bốc khói, mà trong lòng buồn vô hạn. Vì lẽ vừa chân ướt chân ráo ở Hoa Kỳ về và mới được hưởng vài ba ngày phép hàn huyên bên gia đình ở Sàgòn chưa được bao nhiêu. Bây giờ chỉ hơn hai tiếng đồng hồ ngồi phi cơ C-123K cất cánh từ Sàigòn ra Đà Nẵng. Tôi đã xa gia đình, xa những người thân yêu hàng ngàn cây số. Không biết đến bao giờ mới được đi phép về thăm nhà. Bước đôi chân mệt mỏi, tay kéo lê chíếc Sac Marin với những thứ lỉnh kỉnh tiến về phía trạm Hàng Không Quân Sự Đà Nẵng để tạm nghỉ chân và hỏi đường đi đến Sơn Trà. Chợt nghe tiếng gọi: "Phước, Phước, Phước!" Tôi nhìn quanh chẳng thấy ai hết! Thì lúc đó một chuẩn úy trong trạm hàng không bước ra, với nụ cười rạng rỡ chạy đến bên tôi. ”Phước nhớ tôi không?” Tôi định thần vài giây và trả lời: ”Bạn là Phạm Trần Dương, Trung Đội 381, Đại Đội 38 Không Quân phải không?" Dương cho biết là đang phục vụ ở Trạm Hàng Không Quân Sự này. Dương hỏi lại tôi tại sao có mặt nơi đây? Tôi nói, "vừa mới xuống phi cơ tức thì, đang kiếm người để hỏi đường và tìm phương tiện trình diện đơn vị, thì may mắn gặp bạn." Tôi đưa Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển cho Dương xem và hỏi Dương có biết đơn vị này ở đâu không? Dương kéo tôi ra ngoài và đưa ngón trỏ tay trái chỉ “Hai Trái Bầu Tròn Khổng Lồ Màu Trắng” ngự trị chót vót trên đỉnh núi Sơn Trà ở tận xa tít mù khơi, đang bị mây mù bao phủ. Dương nói: “Đơn vị Phước sẽ phục vụ đó! Còn có tên ”Panama- Monkey Mountain hay Núi Khỉ, vì núi này có rất nhiều khỉ, mà dân địa phuơng gọi chúng là con Vá Hoàng. Trên mình nó có màu vàng, xám, nâu. Chúng được xếp vào loại thú quý hiếm, chỉ còn lại rất ít. Ngoài ra, nơi đây quanh năm có sương mù. Đường đi lên Đài Radar quanh co, uốn khúc. Lâu lâu thời tiết xấu thường xảy ra tai nạn." Nghe xong tôi thấy lùng bùng lỗ tai vì tôi vẫn nghĩ trong đầu “Đơn vị tôi nằm ở thành phố, đường xá dễ đi lại.” Tôi tình nguyện đi vào quân ngũ, chứ đâu phải tìm đường lên núi “TU” để thành Tiên, thành Thánh? Trời, Chúa, Phật ơi! Bây giờ tôi phải làm cách nào để đi đây? Bằng phương tiện gì? Làm sao để đến một nơi mà tôi chưa từng nghe? Trình diện trễ thì không thể được. Dương cho biết muốn đến đó phải đi đò Sông Hàn. Tiếp đến, đón xe Lam ba bánh đi ngã ba Sơn Trà và từ đó phải dùng lô ca chân, hay đón xe các đơn vị quân đội xin quá giang mới vào được. Vì đơn vị đóng trong khu vực quân sự, nên xe dân sự không được phép chạy vào. Còn nếu như dùng phương tiện cá nhân thì đi vòng qua cầu Trịnh Minh Thế, rồi cứ thế tiếp tục đi thẳng hoài sẽ gặp Sơn Trà. Tôi đang phân vân chưa biết phải tính thế nào! Dương nói tiếp: “Thôi! Phước đừng lo gì hết! Hãy tạm nghỉ chơi vài ngày với Dương cho vui. Vì khi trình diện đơn vị xong, Phước sẽ ít có dịp qua Đà Nẵng. Nhất là những hôm mưa to, gió lớn và bão tố. Ở đây mỗi khi mưa thì dai dẳng, dầm dề đến thúi đất lận! Chờ cuối tuần này nghỉ làm, Dương thu xếp rồi sẽ lái xe đưa bạn qua bên đó.” Tôi sợ trình diện đơn vị trễ sẽ gặp phiền phức. Nhưng Dương bảo là có quen với Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng mà! Chỉ cần nói với ông một tiếng là xong ngay! Thế là tôi an tâm xách hành lý theo Dương về phòng ở cư xá độc thân, nằm trong phi trường. Ngoài thời gian làm việc ở trạm, chiều chiều Dương chở tôi đi vòng quanh Đà Nẵng để giới thiệu thành phố mà Dương đã đến đây trước tôi. Vào đầu thập niên 1970 Đà Nẵng có nhiều hàng quán, chợ Cồn bán hàng hoá lấy từ PX Mỹ, Cổ Viện Chăm, Các trường: Trung Học Phan Chu Trinh, Nữ Trung Học Sao Mai, Phan Thanh Giản, Bồ Đề, Nguyễn Công Trứ, Bán Công... Bánh Xèo, Bánh Khoái đường Lê Đình Dương, Hủ Tíu Mỹ Tho đường Nguyễn Thị Giang đối diện sân Vận động Quang Trung, Quán ăn của Hoạ Sĩ tên Mùi, Cà phê Thằng Cuội, Cà Phê Chiều Tím, Cà Phê Rừng... Rạp Hát Kim Châu, Rạp Hát Trưng Vương, Mè Xững, Kẹo Gương Song Hỹ, Nem Tré Bà Đề, Khu Tam Toà, Các quán Phở Bình Dân trên đường Ông Ích Khiêm và đường rầy xe lửa gần chợ Cồn với giá tương đối bình dân, nên vừa túi tiền những chàng lính chiến độc thân xa nhà... Đặc biệt có Bún Bò Bà Đào ở đường Trần Bình Trọng mà ai đã từng ở Đà Nẵng cũng đều biết tiếng. Nếu không một lần ghé thưởng thức là coi như thiếu sót. Bà chủ có nét lai Ấn và những cô con gái rất duyên dáng, làm mê mệt những anh hùng tứ xứ đang lưu lạc vùng đất đi dễ khó về này. Rồi những ngày phù du qua mau. Cuối tuần đó Dương thu xếp công việc xong chở tôi qua Sơn Trà bằng xe Pick Up màu xanh đậm của Trạm Hàng Không Quân Sự. Trước tiên Dương cùng tôi dùng điểm tâm ở tiệm ăn Thời Đại, nằm mé bên sông Hàn và đối diện với Nhà Thờ Lớn Đà Nẵng, còn gọi là nhà thờ Con Gà, hay nhà thờ Chánh Toà. Sau đó cả hai trực chỉ Sơn Trà. Trên đường đi Dương chỉ cho tôi biết cây cầu Trịnh Minh Thế, tên cũ là De Lattre, Đò Xu, An Hải, biển Mỹ Khê, các Xóm An Cư 1,2,3,4, quán thịt chó có tên “Đúng Rồi tại Đây”, Xóm Mân Quang, nơi trồng toàn những cây Mai đẹp, cho hoa vào dịp Tết Nguyên Đán. Nhìn về phía xa xa thấy Non Nước. Khi đến ngã ba Sơn Trà. Dương cho xe quẹo phải, giới thiệu cho tôi về con đường duy nhất ở đây, dẫn ra bờ biển. Về đêm có hàng trăm thuyền thúng của bà con hành nghề câu Mực. Đèn dầu mù u đốt sáng cả một góc biển. Ven bờ bển có quán bán mực sống thái lát mỏng, đem nhúng giấm ăn với nước chấm đặc biệt rất ngon. Và cuối cùng thì Dương cũng chở tôi đến Trung Tâm 2 Kiểm Báo. Bộ chỉ huy của đơn vị nằm đưới chân núi. Tôi vào trình diện Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng có biệt danh thân thương là Dupont. Tôi trình Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển cho ông xem và nhận lỗi đã không trình diện đơn vị đúng ngày ấn định. Ông tỏ vẻ thông cảm và bỏ qua cho một Sĩ Quan trẻ ham vui, chưa làm nên trò trống gì mà đã bắt đầu ba gai, vô kỷ luật. Sau đó ông nói sơ qua về đơn vị, rồi ra lệnh cho Thượng Sĩ Thường Vụ hướng dẫn tôi đến chỗ cư xá sĩ quan độc thân. Đó là nơi cư ngụ của Sĩ Quan Hoa Kỳ trước kia. Phòng ốc nơi đây đầy đủ tiện nghi. Tôi cảm ơn Dương đã giúp tôi. Dương trả lời “Bạn bè giúp nhau là chuyện bình thường. Đừng nghĩ ngợi làm gì, Phước ơi!" "- Thôi! Nhiệm vụ của Dương đến đây là chấm dứt. Xin chào bạn. Chúc bạn ở lại an tâm công tác. Khi nào rảnh rang thì ghé trạm Hàng Không kiếm tôi nhé!" Dương bắt tay tôi chào từ giã, rồi trở về lại Đà Nẵng và không quên gửi gấm tôi cho ”Xếp” săn sóc. Thỉnh thoảng tôi có dịp sang Đà Nẵng để lãnh lương. Tôi không quên ghé thăm Dương và mời Dương đi uống cà phê và ăn trưa. Một thời gian sau thì Dương được đổi về Sài gòn. Kể từ đó tôi không có dịp gặp lại. Tôi trân quý Dương ở chỗ giúp đỡ bạn bè mà không tính toán nề hà! Thể hiện đúng câu ”Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn Bè.” Ngoài ra cảm tình tôi dành cho Dương sâu đậm hơn, khi được biết lúc còn nhỏ Dương sinh hoạt Hướng Đạo Việt Nam ở Đạo Lâm Viên, Đà Lạt. Sau này định cư ở San José, nghe tin gia đình Dương đang sống ở Hayward, nhưng tôi không có dịp đi thăm. Năm 2007, tôi mới gặp lại Dương trong một lần hội ngộ khoá 7/68 KQ ở San José và thỉnh thoảng vài lần hội ngộ khác. Mỗi khi gặp nhau thường nhắc lại chuyện tôi ra Đà Nẵng và may mắn gặp Dương lúc tôi chân ướt, chân ráo đến vùng đất xa lạ này. Nếu không gặp Dương lúc đó, có lẽ tôi sẽ bơ vơ không biết đường đâu mà tìm được đơn vị. Bây giờ bạn Dương đã đi xa. Đối với gia đình, bạn là người chồng, người cha gương mẫu. Đã làm tròn trách nhiệm với vợ con và người thân. Còn đối với bạn bè, bạn không hề làm mất lòng ai! Hầu như tất cả mọi người đều quý mến bạn. Tôi tin rằng: ”Với bản tánh hiền lành, thật thà, khiêm tốn và hết lòng giúp đỡ bất cứ ai, Duơng sẽ để lại cho mọi người sự nuối tiếc, nhớ thương. Dù ở bất cứ không gian và thời gian nào!" Xin vĩnh biệt bạn Phạm Trần Dương. Một người bạn dễ mến của khoá 7/68 Không Quân và của riêng tôi. Xin cầu nguyện cho linh hồn bạn sớm về cõi vĩnh hằng. Chúng tôi trước sau gì cũng sẽ xếp hàng tiếp nối theo bạn. Chỉ còn là vấn đề thời gian đến nhanh hay muộn mà thôi! Trần Đình Phước (San José - California – Valentine 2014) |
Bạn bè 7/68 đưa tiễn Phạm Trần Dương
hình cung cấp bởi Nguyễn Giang
Bạn bè 7/68 đưa tiễn Phạm Trần Dương
hình chụp bởi Nguyễn Giang
Vĩnh Biệt Bạn Phạm Trần Dương
hình chụp bởi Nguyễn Thế Long
( click on the left/right arrow on the photo to browse the photo set )