Saturday, August 31, 2013

Juneau Alaska

Hoàng Lão Tà Tà


2013-08-05 Juneau Alaska-3440

Bến Tàu Juneau Nhìn Từ Xa

Juneau, Alaska



2013-08-05 Juneau Alaska-3475

Mây Giăng Đầu Núi

Juneau, Alaska



2013-08-05 Juneau Alaska-3341

Mendenhall Lake & Mendenhall Glacier
with Nugget Falls on the Right
Juneau, Alaska



2013-08-05 Salmon Place-3419

Cầu Câu Cá Salmon

Juneau, Alaska



2013-08-05 Salmon Place-3387

Cầu Câu Cá Salmon Gần Salmon Creek

Juneau, Alaska



2013-08-05 Salmon Place-3415

Salmon Bơi Đầy Dưới Cầu

Juneau, Alaska



2013-08-05 Salmon Place-3401

Ngư Ông Địa Phương và Con King Salmon Vừa Bắt Được

Juneau, Alaska



2013-08-05 Juneau Alaska-3438

Cruise Ships From a Distance

Juneau, Alaska





Gõ vào đây để xem toàn bộ ảnh
JUNEAU ALASKA





Videos from the Internet



Tram in Juneau, Alaska:



Explore the Mendenhall Glacier
( Holly Firfer reports for CNN )




Glacier Dog Sledding Tour in Juneau, Alaska



The Collapse of a Glacier



Arctic Glacier Collapses. Too Close for Comfort



Have a Good Day!




Wednesday, August 28, 2013

Tuesday, August 27, 2013

Mây Quyện

Thơ Vũ Khanh


Chiều hôm ấy Sài Gòn giăng sương khói,
Chẳng khác gì vùng đồi núi cao nguyên.
Muôn ngựa xe xuôi ngược bỗng tịnh yên,
Như tranh vẽ nhạt phai miền hư ảo.

Em công viên gió vương vương tà áo,
Anh cuối thềm chân chao đảo liêu xiêu.
Nắng nghiêng nghiêng tô đẹp nét diễm kiều,
Đang hờn dỗi vì người yêu lỗi hẹn.

Nha Trang đi, từ khi xanh xanh biển,
Suốt hàng giờ, sao vẫn biển xanh xanh!
Em tôi cười: Mây quyện chuyến bay anh,
Mình hạnh phúc, mây hờn ganh không muốn!

Hai bên phố ngựa xe như nước cuốn,
Cả Sài Gòn vui rộn với hồn anh.
Ngày mai về chốn biển xanh,
Tóc mây quyện chuyến bay anh trọn đời.

Vũ Khanh



Monday, August 26, 2013

Windowlight Portrait Posing

Windowlight Portrait Posing

with Bambi Cantrell


Top-tier wedding photographer Bambi Cantrell takes us through how she uses the power and beauty of windowlight to make her brand of breathtaking portraits. Using any brand of mirrorless or DSLR, you'll learn how Bambi preps the window and window dressings, positions the subjects, sets her camera exposure and color settings, then enjoy how this world-class photographer moves, connects and poses her subjects with ease and flair to create photographs that will stand the test of time.

Click on the video below to watch:



Windowlight Portrait Posing with Bambi Cantrell





Sunday, August 25, 2013

Photography Tutorials: Depth of Field


Understand
Depth of Field (DOF)



Sample Images to Demonstrate the DOF





Click on the videos below to learn about DOF











REMEMBER

3 THINGS TO CONTROL DEPTH OF FIELD:


. Aperture
. Focal Length
. Camera Distance from Subject


Friday, August 23, 2013

Mẹ


thơ hoàng khai nhan

Tặng mẹ tôi và những bà mẹ Việt Nam



Mẹ như bụi mía sau hè
Ngọt ngào những buổi trưa về nắng chang
Mẹ như lúa chĩu ruộng vàng
Bóng tre mát rượi trên đàng con đi
Mẹ như đồng cỏ xanh rì
Sáo diều vi vút bờ đê đầu làng
Mẹ là chăn ấm mùa đông
Là dòng sữa nóng từ nguồn chảy ra
Mẹ là biển mặn bao la
Là sông cuồn cuộn phù sa đắp bồi
Mẹ là xanh thẳm bầu trời
Vòng tay rộng mở, nụ cười yêu thương
Mẹ như dàn mướp trong vườn
Để con bầu bí nương cành con leo
Mẹ ơi! con thương mẹ nhiều!

Hoàng Khai Nhan
Mẹ




Photography Tutorials: Composing Portraits

Composing Portraits

Watch this video to learn the do's and don'ts of portrait photography. Also learn how to break the rules. When can you chop off the top of someone's head or limbs? What are the real no-nos of portrait photography. Mark gives you the rules of thumb as well as good posing advice.


Digital Photography 1 on 1: Composing Portraits



Thursday, August 22, 2013

Hối Hận

Thơ Hoa Lục Bình


Ta đã biết ta là người phạm tội
Đêm trở về nằm sám hối, ăn năn
Hình dung em môi cong cớn giận hờn
Ta lại thấy lòng ta thêm hổ thẹn

Đêm hôm đó trong lòng ta quỉ hiện
Sau cơn đam mê thể xác hỏi đòi
Em cúi đầu, lệ mắt đẫm bờ môi
Ta chợt hiểu ta là người chiếm đoạt

Năm năm trời ta sống trong khao khát
Không ái ân, đầu óc bất bình thường
Gần bên em, không giữ được tà tâm
Nên ta đã trở thành người thô bỉ

Mặc cho ta cố van lơn, nài nỉ
Em cũng không thèm vị thứ cho ta
Em nhìn ta bằng đôi mắt lạ xa
Ta đau đớn hơn là em trách mắng

Em nhìn ta với cái nhìn câm lặng
Không oán hờn khiến ta mãi ăn năn
Em hỡi em! Ta hối hận trăm lần
Sao em vẫn lạnh lùng không tha thứ

Em yên lặng để cho ta tự xử
Cả trăm lần vẫn chưa đủ sao em?
Em bỏ ta đi trong lặng lẽ, âm thầm
Để ta khổ trong tháng ngày chờ đợi

Ta đã biết ta là người phạm tội
Em hãy về cứu rỗi lấy hồn ta
Ta đớn đau trong hối hận dày vò
Em quay lại, đừng bỏ ta em nhé!

Hoa Lục Bình




Wednesday, August 21, 2013

Photography Tutorials: Tips For Beginners

Tips For Beginners

In this episode Mark will show us some tips for becoming a better photographer using the basic elements of composition.


Digital Photography 1 on 1: Tips For Beginners


Click on the link listed below for:

The Top 5 Photography Tips For Absolute Beginners


The Rule of Thirds

Các bác có thích và thấy lời chỉ dẫn này có lợi không? Xin các bác cho comments, để tôi theo đó mà tiếp tục research giúp mình học hỏi về chụp ảnh. Cám ơn các bác. HLTT

Tuesday, August 20, 2013

Photography Tutorials: Exposure

Exposure

A photograph's exposure determines how light or dark an image will appear when it's been captured by your camera. Believe it or not, this is determined by just three camera settings: aperture, ISO and shutter speed (the "exposure triangle"). Mastering their use is an essential part of developing an intuition for photography.

Click on the link listed below to understand more about Camera Exposure:

UNDERSTANDING EXPOSURE

In this episode Mark talks about the basics of exposure. Learn how the Aperture, Shutter and ISO work together to control how an image is exposed.


Digital Photography 1 on 1: Exposure


Các bác có thích và thấy lời chỉ dẫn này có lợi không? Xin các bác cho comments, để tôi theo đó mà tiếp tục research giúp mình học hỏi về chụp ảnh hay không. Cám ơn các bác. HLTT

Monday, August 19, 2013

Nghe Bạn Mình Hát - Lời Chúc Xuân Xưa


Lời Chúc Xuân Xưa

Vọng cổ & đờn: Phạm Văn Phú

Hình ảnh: Phạm Văn Phú & Internet

Video: Hoàng Khai Nhan


Trình bày: Ái Liên


Thân tặng quí phu nhân các bạn Khoá 7/68 Không Quân



Gõ con chuột vào video dưới đây để thưởng thức:


Lời Chúc Xuân Xưa

Trình bày: Ái Liên



Tân Nhạc (phổ theo bài thơ Chúc Xuân của thi sĩ Vũ Lang)


Chúc em năm mới ngoan hiền
Chúc em năm mới nhiều tiền để tiêu
Chúc em năm mới vui nhiều
Chúc em năm mới người yêu đón chờ
Chúc em hạnh phúc vô bờ
Chúc em năm mới cơ đồ rạng danh
Chúc anh năm mới tốt lành
Chúc em năm mới xuân xanh chẳng tàn
Chẳng tàn xuân xanh bên người hùng anh
Chẳng tàn xuân xanh bên người tài danh

Vọng Cổ câu 1 và 6


Ôi lời chúc xuân xưa
Như làn gió trong lành dịu mát
Nhẹ thổi đưa em về quá khứ êm... đềm
Cô bé mà anh từng chúc ngoan hiền
Nay đã thành người nâng khăn sửa túi
Suốt trọn đời sánh bước bên anh
Bên người tiết nghĩa hùng anh
Thuỷ chung một dạ, má hồng tâm an
Bên người quân tử chính nhân
Em thấy dạt dào vui niềm hạnh phúc
Trải thời gian, ôi thân thương điệu chúc
Bao năm rồi em chẳng hề quên
Ngày đó em thường xoã tóc thề
Đứng ở bên hè ngong ngóng mong anh
Mong người quân tử tài danh
Dịu ngọt ân cần, tình điệu thiết tha
Trải bao thử thách, can qua
Anh luôn tiết nghĩa, vị tha, anh hùng
Hôm nay sánh bước bên anh
Em luôn được chiều như thời con gái
Lời chúc xưa anh không còn nhắc lại
Em vẫn trọn đời mãi mãi không quên

Viết tại Garden Grove, California, ngày 8/8/2013

Phạm văn Phú






Sunday, August 18, 2013

Tình Khúc Thứ Nhất

Tình Khúc Thứ Nhất

Nhạc: Vũ Thành An

Lời: Nguyễn Đình Toàn

Trình bày: Tuấn Ngọc









Thursday, August 15, 2013

Tình Cờ Trên Một Chuyến Xe

Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn Bè




Trần Đình Phước

Còn vài ngày nữa là đúng một tháng thân mẫu bạn T. mất. Tôi xin viết vài hàng để nhớ lại một lần tình cờ gặp bà trên chuyến xe đò thăm nuôi tù cải tạo từ Sàigòn đi Xuân Lộc, Đồng Nai, vào đầu năm 1983. Chuyến đi là do tôi tự nguyện, vì tôi đã thắm thía thân phận kẻ mồ côi không được ai thăm nuôi và cũng vì hoàn cảnh gia đình tôi lúc đó quá bi đát.

Tôi đi thăm một niên trưởng Không Quân, mà vợ con anh đang chịu khổ cực ở vùng kinh tế mới, với bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn, cũng như không thể nào có điều kiện để có thể đi thăm nuôi anh.

Chuyến xe khởi hành ở số 54 đường Hoà Hưng, Quận 10, vào lúc 5 giờ sáng. Chủ xe kiêm tài xế tên Hạnh rất vui vẻ và thông cảm với bà con đi thăm nuôi. Vé xe cho mỗi người là $50.00 (bằng một tháng lương của giáo viên hay công nhân viên), nhưng không hiểu sao ông ta chỉ tính tôi nửa giá, chắc là ông tội nghiệp cho tôi!

Xe chở chật cứng, hành khách phải ngồi chen chúc lên nhau. Mỗi người đi thăm nuôi thân nhân ai cũng cố gắng mang theo các quà cáp càng nhiều càng tốt. Nếu ai có người thân ở nước ngoài tiếp viện thì quà cáp sẽ rủng rỉnh hơn. Riêng phần tôi chỉ đựng trong một cái giỏ đệm gồm: 2 ký đường tán loại Oval, 2 ký muối hột, ít bánh kẹo, ít chà bông, 1 hũ dưa muối, 1 lon Guigoz đậu phụng, 1 ký mè đen, 1 ký tôm khô, 2 cây thuốc lá hiêụ Hoa Mai, 2 bánh thuốc lào Cái Sắn, 1 bịch thuốc rê, nửa ký cà phê, 1 cây kem đánh răng, ít thuốc bổ, 20 viên Aspirin, và 3 viên Fansida (thuốc trị sốt rét rất công hiệu.) Lúc này hoàn cảnh tôi cũng không khá gì! Tôi phải nhờ đến anh em trong gia đình. Kêu gọi một số bạn bè và người quen có lòng tốt, mỗi người giúp một ít quà cho chuyến đi thăm nuôi tự nguyện này.

Đường từ Sàigòn đi Long Khánh chưa đầy 100 cây số. Tuy nhiên, phải mất rất nhiều thời gian di chuyển vì phải qua nhiều trạm kiểm soát của quản lý thị trường và công an kinh tế. Xe chạy cứ một chập là phải ngừng lại, để cho họ leo lên lục soát. Họ cố tình đặt nhiều trạm kiểm soát dọc đường để tìm bắt hàng lậu, hàng nhà nước cấm. Thật ra mục đích là bắt bà con đi buôn chuyến phải nộp tiền mãi lộ cho họ. Riêng phần tài xế, đều phải chung cho họ một số tiền đóng hụi chết hàng tháng, tùy theo họ ấn định ở mỗi trạm, mỗi lần xe sắp đến trạm kiểm soát.

Tài xế cho xe chạy chầm chậm, rồi ngừng lại cách xa trạm khoảng 50 mét. Anh lơ xe lật đật nhảy xuống, chạy thật nhanh đến trạm, trên tay cầm một cuộn giấy báo vo tròn bằng ngón tay trỏ, trong chứa một số tiền gọi là “bồi dưỡng” và dúi thật nhanh vào tay em nhỏ bán thuốc lá lẻ đứng kế bên trạm. Khi em này ra dấu hiệu riêng là coi như xe đã làm tròn bổn phận, lúc đó họ lẹ làng vẫy tay cho xe đi. Nếu xe nào không biết lễ độ thì họ sẽ tìm cách gây khó khăn, khám xét đủ thứ, bắt xuống hết hàng, có khi đến chiều mới được rời khỏi trạm. Một đôi khi xe bị tạm giam, tài xế bị tịch thu bằng lái. Khi đó hành khách bị đuổi xuống hết, tự tìm xe khác tiếp tục đi. Đây là một hình thức tàn nhẫn, sách nhiễu, ngăn sông, cấm chợ gây rất nhiều phiền phức, và khổ sở cho người dân lương thiện.

Khi xe sắp đến thị xã Xuân Lộc, mọi người đều vui mừng, thầm cầu mong không còn gặp bất cứ trở ngại nào khác, đế cho kịp giờ thăm nuôi. Nếu chậm trễ sẽ bị dời sang ngày hôm sau mới được thăm thì rất nhiêu khê. Có một vài trường hợp, khi vừa đến trại, trình đơn thăm nuôi, thì được biết thân nhân đang bị phạt kỷ luật. Thế là không được gặp người nhà. Lúc đó phải để quà cáp lại ngoài cổng, nhờ giám thị mang vô giùm (đôi khi không đến tay người thân hoặc bị thất thoát nhiều thứ) và uể oải ra về trong hờn căm, uất hận.

Ngồi bên cạnh tôi là một bà cụ khoảng ngoài 60 tuổi với dáng điệu mệt mỏi. Bà đang sắp xếp, kiểm tra và đếm lại các giỏ nylon chất đầy quà trong đó.

Thấy bà cụ mang theo nhiều quà quá. Tôi hỏi bà: ”Có ai đi theo phụ giúp bác không? Làm sao bác có thể mang hết các thứ ấy đến trại với sức của bà?” Tôi nói: “Chắc là bác trai sẽ vui mừng khi nhận được hết các món quà này?” Bà chậm rãi trả lời: “Làm gì có bác trai mà vui với mừng. Tôi đi thăm thằng con giai tôi. Giời ơi! Nó cứng đầu, cứng cổ quá và lại nóng tính nữa, Nên giờ này vẫn chưa đươc người ta cho về. Trong khi bạn bè cùng lứa, cùng cấp bậc với nó đã được thả gần hết, đã có người vượt biên đến đảo, gửi điện tín về báo tin mừng cho gia đình đã đến được bến bờ tự do. Bác nghĩ mà tội nghiệp và thương cho nó, không biết đến bao giờ họ mới cho nó về sum họp với gia đình!..”.

Tôi lại hỏi tiếp: ”Thế anh ấy cấp bậc và chức vụ gì mà bị giữ lâu quá hở bác?” Bà trả lời: “Nó chỉ là Sĩ Quan Không Quân, cấp bậc và chức vụ tầm thường thôi! Đâu phải ông tá hay ông tướng gì cho cam. Nhưng tính nó hay cãi bướng và không biết nhẫn nhịn, nên nó tự làm khổ tấm thân. Mặc dù gia đình bác đã nhiều lần khuyên nhủ ”Hãy im lặng là vàng.”

Tôi tiếp tục hỏi: “Thế anh ấy tên gì và làm việc ở đâu?” Bà cho tôi biết con trai bà tên T..., làm Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị ở Bộ Tư Lệnh Không Quân. Khi bà vừa nói xong, thì tôi liên tưởng ngay đến T... Tôi liền diễn tả con trai bà, vóc dáng cao ráo, giọng nói rõ ràng, nửa Nam, nửa Bắc và khuôn mặt có nét hao hao giống bà. Tôi cho bà biết, con trai bà cùng khoá với tôi. Hồi ở quân trường. Anh và tôi ở chung trung đội. Anh nóng tính, lúc nào cũng như sắp gây gổ. Anh em trong khoá chọc quê hay đùa giỡn môt tí là anh sẵn sàng sừng sộ ngay, như muốn đánh nhau tới nơi. Thật đúng như bà nói!

Bà hỏi tôi: ”Sao cháu được về sớm và bây giờ đi thăm nuôi ai vậy?” Tôi trả lời với bà: ”Do may mắn” và biết “Nín Thở Qua Sông” nên được về sớm. Nay thấy một đàn anh gặp khốn đốn, hoạn nạn, đang sống trong tuyệt vọng mà gia đình thì ở xa và hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn, nên cố gắng tìm cách đi thăm một lần, để cho anh ấy giữ vững tinh thần, lạc quan chịu đựng cảnh cá chậu chim lồng, không biết đến bao giờ được về đoàn tụ với vợ con.

Chẳng những thế, đôi khi lại:

“Đến đây thì ở lại đây,
Chờ khi xanh cỏ, xanh cây mới về”

Bà rất ngạc nhiên vì bà đi thăm nuôi trên tuyến đường này nhiều lần. Đây là đầu tiên bà mới gặp trường hợp thăm nuôi như vậy. Sau đó bà tháo kim băng nơi túi áo bà ba nâu, lấy ra hai tờ giấy $10.00 đưa cho tôi và nhờ tôi cầm biếu cho anh ấy, gọi là chút quà. Nhưng tôi lịch sự từ chối khéo và cám ơn lòng tốt của bà đã nghĩ đến niên trưởng của tôi cùng chung cảnh ngộ, giống như con trai bà. Đang trao đổi câu chuyện với bà nửa chừng, thì phải ngưng lại, vì tài xế Hạnh cho biết xe đã đến ngã ba Ông Đồn. Tất cả những ai đi thăm nuôi thân nhân ở hòm thư Z30A và B Xuân lộc - Đồng Nai phải xuống xe, để đổi xe khác vào trại. Riêng những ai đi thăm nuôi thân nhân ở hòm thư Z30C và D Hàm Tân - Thuận Hải, thì ở lại xe, để ông ta chở đi tiếp.

Khi đó, tôi mới biết bà đi Hàm Tân thăm anh T... Tôi xuống xe, chào từ giã bà, không quên chúc sức khoẻ đến bà và nhờ bà chuyển lời thăm đến con trai bà. “Cầu chúc anh sớm được về đoàn tu cùng gia đình, để bà không phải lặn lội thân già đi thăm con.” Bà cám ơn tôi và cũng chúc gia đình tôi, cũng như niên trưởng tôi được sớm về.

Nghe đâu khoảng đầu năm 1984, vào dịp Tết Giáp Tý, anh T... được trả tự do từ trại Z30C Hàm Tân - Thuận Hải, mà không phải “Nín thở qua sông hay Im lặng là vàng.” Niên trưởng của tôi cũng được thả ra từ trại Z30A Xuân Lộc - Đồng Nai, hình như cũng trong khoảng thời gian này. Hiện anh và gia đình đang định cư ở San José. Thỉnh thoảng anh em gặp nhau, ngồi tâm sự bên ly cà phê đắng của quán Vỉa Hè, H.O., hay Paloma để tìm về một thoáng hương xưa, hầu quên đi quảng đời tị nạn, tha phương xứ người, mà ở đây cái tình, cái nghĩa, sự tương kính và cách đối xử của con người đôi khi rất bạc bẽo, tàn nhẫn, trắng tựa như vôi!

Có một lần anh hỏi tôi: “Em không là thuộc cấp của anh, em chưa một ngày giờ nào làm việc với anh mà sao lại đi thăm nuôi anh, trong khi hoàn cảnh em, cũng như gia đình em đâu dư dả gì”.

Câu hỏi này làm tôi nhớ lại lúc được vào thăm anh ở Z30A - Đội 5 B máy cưa, tôi phải trải qua các thủ tục đầu tiên - tiền đâu từ lúc bắt đầu làm đơn xin đi thăm nuôi ở địa phương, chờ đợi họ cứu xét chấp thuận cho phép đi thăm, tìm hỏi mua vé xe, thu xếp mọi chuyện gia đình và khi đến được trại, phải trải qua rất nhiều cam go, bị hạch sách, bị hoạnh hoẹ, bị điều tra, bị vặn vẹo, hỏi tới, hỏi lui và chất vấn đủ điều, đủ cách vì tôi không phải là thân nhân ruột thịt của anh mà tại sao lại đến đây. Trong khi đó nghề nghiệp của tôi lại là cựu tù cải tạo với giấy tạm tha cho về và có thể bị đưa trở lại trại tiếp tục cải tạo bất cứ lúc nào! Ngoài ra, họ có thể gây bao nhiêu khó khăn, rắc rối cho tôi và tôi sẽ gặp nhiều bất trắc, nguy hiểm không lường đuơc vì dám cả gan đi vào hang hùm.

Tuy nhiên, vì tấm lòng, vì tình chiến hữu nên tôi điếc không sợ súng, đã lỡ leo lên lưng cọp, nên tôi không sợ hãi và sẵn sàng chấp nhận bất cứ những tình huống, cho dù xấu nhất, có thể xảy đến cho tôi. Anh đã xúc động, nước mắt chảy ròng vì quá bất ngờ, khi gặp mặt tôi, một thằng em trong quá khứ chưa hề nhận được bất cứ một ân huệ nào từ anh. Tôi chỉ cười và nói với anh: “Lá rách mà đùm lá nát trong lúc khó khăn, hoạn nạn mới quý anh ơi! Xin anh hãy quên đi, đừng bao giờ nhắc lại câu hỏi này nữa.“

Viết vài hàng để nhớ lại một lần tình cờ trên chuyến xe thăm nuôi tù cải tạo, bất ngờ gặp thân mẫu bạn T.., Một bà Mẹ Việt Nam đúng nghĩa. Lúc nào cũng thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, trong những hoàn cảnh nghiệt ngã và bi đát của con mình. Nghe đâu! bà đã mất ở Úc Đại Lợi cách đây mấy năm.

Cầu chúc bà yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng vì bà đã sống suốt một cuộc đời tận tuỵ, hy sinh cho chồng con. Cầu xin bà phù hộ cho các con cháu, những người chung quanh đưọc bình an và hạnh phúc.

Riêng phần tôi. Tôi đã làm được một điều:

“Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn Bè.”

Trần Đình Phước (San José – California)

Wednesday, August 14, 2013

Kỷ Niệm

Trần-Công Anh-Dũng



Gốc cây này em còn nhớ không?
Ngày xưa có lần mình núp mưa bên nó.
Dù người lớn vẫn thường nhắc nhở:
“Trời mưa con đừng núp dưới tàn cây!”

Ngày xưa...

ngày xưa,
khi còn thơ ngây,
sao chúng mình hay quên lời người lớn.
Người lớn bảo các con đừng yêu sớm,
Mà chúng mình hay lén hẹn hò nhau!
(Hẹn vậy thôi nào biết đã yêu đâu!)
để lắm lần chung cơn mưa ướt áo
và có lần che chung nhau... tờ báo!
(đâu che được gì, chỉ để dựa vào nhau!)
Em ơi, em ơi!
ngày xưa...
Ngày xưa ngọt ngào!

Chiều nay,
đột nhiên cơn mưa rào,
ném anh vào đây từ giòng đời xuôi ngược,
và kỷ niệm êm đềm thuở trước
vỗ về anh trong lúc gió mưa này.
Giờ chỉ còn anh với... gốc cây
Em đã cách muôn trùng, xa xôi quá!
Đường đời chia nhiều ngã
Mỗi người mỗi gia đình!
con em,
và,
con anh!

Con em và con anh,
nay lớn bằng hai đứa mình thuở ấy.
Chắc chúng cũng đã bắt đầu... như vậy.
(cũng tin rằng mình chẳng biết gì đâu!)

Phải chi...
Ừ phải chi...
Mình được ở gần nhau.
cho tụi nhỏ quen nhau, rồi hò hẹn
để khi có cơn mưa nào ập đến,
chúng sẽ chụm đầu,
tờ báo nhỏ,
che chung!

Trần-Công Anh-Dũng
Saigon, muà mưa 1990



COCC

Hồ viết Yên



Mấy ngày hôm nay Nam California bị cháy. Cháy dữ dội, lửa khói rực Trời. Hơn 2,000 lính cứu hoả, trực thăng, máy bay đã được điều động, nhưng không thể kiềm chế được ngọn lửa. Tất cả các đài truyền hình chiếu hình ảnh cháy và nói về cháy từ ngày này qua ngày khác liên tục suốt ngày đêm. Cháy hừng hực, cháy phừng phừng, cháy luôn cả nhà dân và đe dọa mạng sống con người. Nhìn cảnh những gia đình thu xếp đồ đạc, lo chạy di tản, tránh thần hỏa thật quá tội nghiệp.

California có hai biến họa luôn luôn rình mò, chờ chực để tàn phá và làm khổ con người, đó là động đất và cháy rừng. Biết bao trận động đất lớn nhỏ đã xảy ra, biết bao cảnh cháy rừng thường xuyên tiêu hủy nhân mạng và tài sản con người hàng năm. Thêm vào đó, California cũng là một tiểu bang với nạn thất nghiệp cao, sưu cao thuế nặng, vật giá leo thang, nhà cửa mắc mỏ… Thế nhưng dân chúng vẫn không sao xa lánh hoặc rời bỏ mảnh đất này được. Nhiều người cho rằng thời tiết ấm áp quanh năm là lý do chính để mọi người đổ dồn về đây, bất chấp động đất, cháy rừng hay vật giá leo thang… Thật không hiểu nổi.

Nghĩ về lửa, về di tản, về thần hỏa, nó gợi cho tôi nhớ về quê hương vào những năm tháng cuối cùng. Cuối cùng của một đời quân nhân và cuối cùng của một đời binh nghiệp. Đối với tôi và các bạn đồng ngũ, chúng tôi đã được gì và mất gì? Chúng tôi không hối tiếc, không quản ngại hy sinh. Vì khi dấn thân là chúng tôi chấp nhận dâng hiến cuộc đời cho một lý tưởng… Chúng tôi hãnh diện với con đường mình đã chọn… Con đường dù tràn ngập chông gai và gập ghềnh với những viên đạn vô tình sẵn sàng xả nát tim gan nhưng đó là con đường đúng và oanh liệt…

Nghĩ về lửa, nó cũng đưa tôi về với quãng đời binh biến của 37 năm trước, của mùa hè đỏ lửa. Mùa của kinh hoàng tột độ, mùa của tang thương và nước mắt, mùa của hận thù, tận diệt giữa những con người mang cùng dòng máu. Hãy đọc Phan Nhật Nam qua đoản bút sau đây để thấy rằng lửa chiến tranh, lửa hận thù do con người tạo nên cũng tàn bạo và man rợ khôn cùng. Đoản bút này đã được diễn đọc trong một băng nhạc phát hành bởi trung tâm Asia với chủ đề về lính

Đã từ lâu... Lâu lắm, người dân của ba miền đã qua những mùa hè trong cạn đáy khắc khoải để hy vọng tiếp tục đời sống với mơ ước chỉ đầy chén cơm.

Nhưng mùa Hè năm nay, 1972 tất cả hy vọng và mơ ước nhỏ nhoi tội nghiệp kia tan vỡ trong tận cùng kinh ngạc. Bao năm qua, chiến tranh đã quá nặng độ, chiến tranh quá dài, dài thê thảm, dài đau đớn tràn ngập. Người dân Việt mong mỏi đi qua thêm một mùa, một năm, chiến tranh lắng dịu và được sống sót. Nhưng, 30 tháng 3 ở Đông Hà, 24 tháng 4 ở Tân Cảnh, 7 tháng 4 ở An Lộc, 1 tháng 5 cho Huế và Quảng Trị... Hoài Ân, Tam Quan, Bồng Sơn, Bình Giả, Đất Đỏ... Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, cuối khe suối, tận con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ...

Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt. Lửa ngùn ngụt. Lửa bừng bừng. Lửa kêu tiếng lớn đại pháo. Lửa lép bép nức nở thịt da người nung chín. Lửa kéo dài qua đêm. Lửa bốc khói mờ trời khi ngày sáng. Lửa gào chêm tiếng khóc của người. Lửa hốt hoảng khi cái chết chạm mặt. Lửa dậy mùi thây ma. Lửa tử khí trùng trùng giăng kín quê hương thê thảm khốn cùng.

Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy. Mùa Hè năm 1972- Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện. Mùa Hè cuối đáy điêu linh. Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đày!”.

Và nhớ lại những bản nhạc, những câu thơ về một thời binh biến đã được trình bày. Những hình ảnh cuộc chiến năm xưa lại từ từ hiện về trong tâm trí. Nó gợi cho tôi một kỷ niệm nho nhỏ, khó quên, và muốn được ghi lại cùng chia sẻ với các bạn trong đời bay bổng.

Hôm đó, sau một ngày bay từ sáng sớm tới chiều, đổ quân, tiếp tế, chở dân, chở lính vào ra Chơn Thành, An Lộc, Phước Long. Thành phố An Lộc đang bị Việt Cộng bao vây và chúng quyết chiếm cho bằng được thành phố huyết mạch này. Một thành phố phải chịu hàng ngàn quả đại pháo mỗi ngày, thêm vào đó là súng cối, súng cá nhân liên tiếp nhả đạn vào lòng thành phố. Nhưng các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã anh dũng chống trả mãnh liệt để bảo vệ từng tất đất và sinh mạng cho người dân.. Hình ảnh khói bay ngập trời và âm vang bom đạn cứ mãi xoay vần trong tâm trí tôi…Liệu mình có còn thấy được một ngày bình an trên quê hương chăng..

Tôi bước vào phòng hành quân ghi sổ bay, thì Th/tá Nguyễn văn Hoa trưởng phòng hành quân đến. Ông bảo tôi gặp văn thư phi đoàn và nhận sự vụ lệnh về trình diện Bộ Tư Lệnh KQ (BTLKQ). Tôi ngỡ ngàng không biết có chuyện gì đây! Lòng tôi hơi xôn xao và một chút lo âu đến với tôi, nhưng vì đang mệt và lo ghi sổ bay nên tôi không muốn hỏi Th/tá Hoa. Sau khi làm xong thủ tục, ghi chép xong báo cáo cho những công việc của phi hành đoàn thực hiện trong ngày. Tôi đến gặp anh văn thư phi đoàn (lúc đó hình như là Hạ sĩ quan Lê). Tôi nhận sự vụ lệnh đã được ký sẵn từ tay Lê để về trình diện BTLKQ.

Mấy tháng nay tình hình căng thẳng, Việt Cộng mở những trận đánh lớn từ Chơn Thành đến An Lộc qua Phước Long, rồi Ban Mê Thuộc, Komtum, Quảng Trị, những trận chiến thật tàn khốc. Hàng ngàn quả đạn bắn vào thành phố, số người chết đếm không biết là bao nhiêu. Chúng tôi thì bay mệt nghỉ, bay không ngày nghỉ ngơi, bay phờ cả người, ngày nào về cũng phải kiểm lại tàu coi bị bao nhiêu lỗ đạn để kịp sửa chữa cho phi vụ ngày mai. Ngoài những phi vụ tiếp tế, đổ quân còn chở hàng ngàn người dân từ An Lộc, Chơn Thành về Lai Khê để tránh bị Việt Cộng pháo kích giết hại. Vùng trách nhiệm của Phi đoàn 237 là vùng 3 chiến thuật, nhưng vì những phi đoàn khác chưa thành lập kịp nên PĐ237 phải gánh thêm trọng trách cho vùng 2 và vùng 4. Về sau lại thêm vùng 1. Chúng tôi phải thay phiên nhau đi biệt phái: biệt đội Pleiku, Cần Thơ và Đà Nẵng để hổ trợ, tiếp tế, chuyển quân cho các đơn vị bạn.

Mình đã làm gì? Có ai báo cáo? Để phải về trình diện BTLKQ. Tôi cố gắng kiểm điểm lại những phi vụ mình bay nhưng không tìm được lý do. Tôi định nói chuyện với Th/tá Hoa hy vọng anh cho biết, để chuẩn bị tinh thần. Thời gian gần đây, bay hành quân đỗ bộ, chở người, đồ tiếp tế cho quân bạn đều bị An Ninh Không Quân gài người theo dõi, (không biết đám an ninh này có dám lên máy bay vào vùng lữa đạn không? hay chỉ ở dưới đất rồi báo cáo… lấy điểm), dù đồ tiếp tế đó hay những người được đưa lên máy bay do quân bạn sắp xếp và yêu cầu. Nhưng bất kỳ lý do gì liên hệ đến phi vụ thì người trưởng phi cơ chịu trách nhiệm. Pilot ngoài sự đối đầu với tử thần trong các phi vụ hằng ngày để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó thì còn bị quấy rầy với những chuyện không đâu…, làm mất hết ý chí chiến đấu của những người trai đã một lần thề và mang trên người Tổ Quốc, Danh dự, Trách Nhiệm và còn đang chấp nhận hy sinh để bảo vệ sự tự do của miền Nam Việt Nam. Nhiều lúc đau lòng mà phải từ chối sự yêu cầu của quân bạn mà đáng ra bằng mọi giá mình phải giúp họ.

Tôi nhớ lại chuyện người bạn tôi bị vợ chê là “Pilot gì! không bằng thằng lơ xe đò”, vì đưa chị ra gởi 1 người bạn của phi đoàn khác cho theo tàu về Cần Thơ thăm gia đình thì bị người bạn đó từ chối, vì sợ bị cho vào hồ sơ chở người bất hợp pháp. Lúc nghe chuyện đó tôi bất mãn với người bạn đã từ chối không cho vợ của bạn mình đi. Nhưng sau đó, thời gian không lâu thì chính bản thân tôi cũng bị mời lên phòng an ninh KQ Biên Hoà và được chính vị Th/tá trưởng phòng an ninh đích thân hạch hỏi. Sau khi nghe tôi trả lời qua loa thì vị Th/tá trưởng phòng có vẻ không bằng lòng và đưa ra trước mặt tôi tập hồ sơ khá dày và cho biết đã liệt kê rõ rệt và chi tiết những sinh hoạt của tôi: bay ở đâu, chở những gì, ăn ở đâu, uống gì, vào ngày nào, trong bàn có bao nhiêu người, tốn bao nhiêu tiền. Không chỉ ăn ngoài phố mà ngay khi ăn trong câu lạc bộ sĩ quan cũng được ghi rõ ràng vào hồ sơ. Vị trưởng phòng còn cho tôi biết là đã theo dõi liên tục trong nhiều tháng, và thêm nữa tất cả nhân viên trong phi đội của tôi đều đã bị gọi lên trình diện và lấy khẩu cung. Ngay cả phi đội phó của tôi là Tr/uý Nguyễn vĩnh Châu cũng bị gọi lên để hỏi về tôi. Khi tôi nghe đến Đại Bàng Châu cũng bị hỏi, thì tôi thấy không có gì để nói thêm vì ĐB Châu và tôi đi đâu gần như cũng có nhau, vì chúng tôi cùng phi đội và thân thiết với nhau.

Tới lúc đó tôi mới giựt mình, không biết mình theo Việt Cộng từ bao giờ mà bị đám an ninh KQ này chiếu cố kỹ như vậy! Tôi lúc đó là Phi Đội Trưởng, 23 tuổi, cấp bậc Đại Úy nên tôi cảm thấy bị sỉ nhục và bị xúc phạm đến danh dự và lý tưởng của tôi hơn là lời hăm doạ từ vị Th/Tá trưởng phòng an ninh và cũng từ đó mỗi lần nghe anh em trong phi đoàn hay những phi đoàn bạn bị mời lên phòng an ninh KQ thì tôi chỉ mỉm cười… và nghĩ tới 1 đám ăn không ngồi rồi, làm chuyện ruồi bu và thông cảm hơn cho những người bạn “Pilot không bằng thằng lơ xe đò” của tôi.

Đến khi Biên Hoà di tản, “cháy nhà thì lòi mặt chuột”. Những tên Việt Cộng nằm vùng trong căn cứ KQ Biên Hoà lộ bộ mặt thật, trong đó có tên Đại Uý coi cổng 1 và 2 của phi trường Biên Hoà cũng chường mặt nằm vùng ra. Thì ra an ninh KQ Biên Hoà chỉ giỏi quấy rầy cái đám “Pilot không bằng thằng lơ xe đò” này, mà ngày ngày phải đối đầu với những phi vụ vào sinh ra tử, nên không còn thì giờ hoặc không đủ khả năng để theo dõi những tên Việt Cộng nằm vùng, nằm ngay trong phi trường. Địch ở trong ta mà ta đếch biết…

Qua tới xứ tạm dung này, từ những ngày tháng vừa mới đến, tìm được nhau. ĐB Châu hay kéo vài anh em và lái xe từ Houston qua San Antonio để cùng tôi ăn uống, tán dóc cho hết 2 ngày cuối tuần rồi lại lái xe về. Tới cuối năm 1977 tôi qua California thì gặp lại Tr/uý Đoàn văn Lập đến từ xứ lạnh và gặp thêm nhiều bạn bè. Nhưng tôi và Thiên Bằng Lập lại tiếp tục cuộc vui như xưa, thường hẹn nhau ăn nhậu từ tối cho tới khi mặt trời mọc mới từ giã nhau. Thỉnh thoảng cũng có vài người bạn lính đồng minh ngày xưa trong binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ cũng đến tham gia cuộc vui, cũng ăn rau răm, cũng xơi hột vịt lộn và cũng uống cho tới khi mặt Trời mọc mới về. Ăn uống và vui chơi với nhau từ lúc còn độc thân, chưa vợ, chưa con, cho đến nay con cái đã trưởng thành, đã hơn 30 mấy năm rồi mà chưa thấy một ông CIA hay một bà FBI nào mời lên hỏi tiền đâu mà ăn nhậu dữ vậy!!! Chắc họ đang dồn tâm trí lo theo dõi, tìm kiếm đám khủng bố, ăn cơm Mỹ mà mưu mô tìm cách giết hại dân Mỹ, hơn là theo dõi đám ăn nhậu vui chơi nhưng làm tròn bổn phận công dân, đóng thuế ê càng như chúng tôi.

Tôi đứng đó suy nghĩ một hồi lâu và thấy có hỏi Th/tá Hoa cũng chẳng ích lợi gì, thôi thì cứ mặc kệ, chuyện gì tới thì tới. Sống chết còn có số phần, huống chi bị phạt. Có bị lột lon thì mất lon, hay bị lột cánh bay thì khỏi đi bay, nhiều khi lại là điều tốt và tự nhiên mình được mang chữ “THỌ” trên lưng. Tôi lên xe về phòng lấy ít đồ cần thiết rồi lên đường về SàiGòn. Tối đó tôi rủ vài người bạn ra bến Bạch Đằng ngồi ăn uống lai rai và nói chuyện đời gần giới nghiêm mới về nhà.

Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, quần áo chỉnh tề, vào căn cứ Tân Sơn Nhất trình diện BTLKQ. Ngạc nhiên đến thích thú khi tôi được biết BTLKQ cho tôi đi nghỉ dưỡng sức ở Đài Loan. Trái với những gì tôi đã suy nghĩ và lo lắng. Tôi sẽ tháp tùng theo phi hành đoàn C-47 qua Đài Loan để nhận chiếc C-47 vừa được overhaul xong. Tôi được giới thiệu với Tr/Tá Tuấn (nếu tôi nhớ tên không lầm) là người trưởng đoàn đưa chúng tôi đi Đài Loan và cũng là Trưởng Phi Cơ, Đ/uý Kim là Co-pilot, 1 Th/Tá là Navigator, 1 Tr/sĩ là Cơ Phi và 1 Tr/sĩ là Áp Tải. Tin vui làm tôi cảm thấy dể chịu và thỏai mái.

Chúng tôi nhận chỉ thị là sẽ đi Đài Loan bằng phi cơ quân sự nên nhiều việc cấp bách phải lo cho xong, nhất là thủ tục xuất ngoại và đổi tiền. Chuyến bay sẽ được thông báo. Tr/Tá Tuấn yêu cầu chúng tôi mỗi ngày vào đây gặp nhau, rồi cùng đi làm giấy tờ và cũng để cập nhật chuyến đi nếu có gì thay đổi.

Tình hình chiến sự mỗi ngày mỗi gia tăng dữ dội trên khắp các miền đất nước và lệnh của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu cấm xuất ngoại cho mọi thành phần trong nước, kể cả quân đội, ngoại trừ trường hợp đặc biệt khi người già cần xuất ngoại để chữa bệnh. Thế là “nội bất xuất và ngoại bất nhập”. Chúng tôi không đi được, nhưng mỗi ngày phải vào trình diện BTLKQ cho đến khi có lệnh mới. Ngày ngày lên trình diện rồi về. 7 ngày trôi qua mà vẫn chưa có tin đi. Tôi bất đầu cảm thấy buồn chán. Tôi có ý định lên Biên Hoà chơi và thăm các bạn, nên sau khi được cho phép về, tôi liền phóng lên Biên Hoà. Khi bước vào phòng hành quân thì gặp ngay Th/tá Hoa.

Anh hỏi tôi: đi về rồi hả?

Tôi trả lời anh: chưa đi được vì lệnh cấm xuất ngoại của T.T. Thiệu.

Anh hỏi tôi: vậy Yên lên đây làm gì?

Tôi hỏi: Th/Tá cho tôi bay lại được không? Khi nào có lệnh đi, thì tôi sẽ về lại BTLKQ.

Anh Hoa quắc mắt nhìn tôi rồi nói: tụi nó bay thở không ra hơi, bị bắn tơi bời mỗi ngày mà chú đòi xin đi bay! Anh tiếp: chú đi về ngay! anh cho Quân Cảnh nhốt chú bây giờ.

Tôi gật gật đầu, đi qua câu lạc bộ phi đoàn chào thăm bạn bè, rồi ra xe trở về lại Sài Gòn. Trên đường về tôi nghĩ đến anh Hoa. Tôi biết anh thương tôi, không muốn tôi bị nguy hiểm nên hăm dọa, và đuổi tôi về, vì hơn ai hết anh rất rõ tình hình chiến trường.

Thêm cả tuần lễ nữa, cứ vào trình diện rồi lại về và cuối cùng thì lệnh của TrungTướng tư lệnh KQ Trần văn Minh cho chúng tôi đi bằng Air Việt Nam. Nhưng để để tránh cho sự dòm ngó của mấy nhà báo (hại), chúng tôi phải mặc đồ thường phục khi lên máy bay, và đem theo bộ đồ bay để mặc cho chuyến về. Tr/Tá Tuấn lại muốn tất cả phải mặc đồ vest để giữ thể diện cho quốc gia làm tôi phải chạy gấp qua tiệm may của ông Chú bên Thị Nghè nhờ may gấp cho bộ đồ vest. Hai ngày sau thì chúng tôi lên phi trường dân sự Tân Sơn Nhất để đi Hồng Kông. Khi đi qua hàng rào an ninh và quan thuế, tôi bị nhiều cặp mắt nhìn tôi chăm chú như tôi mang đồ lậu trong người và giấy tờ của tôi được chuyền tay coi tới, coi lui.

Khi lên chiếc Boeing 727 của Air Việt Nam thì ngoài 6 người chúng tôi ra, tất cả là người ngoại quốc và có khỏang 20 hành khách trên chiếc Boeing này, tha hồ cho chúng tôi chọn chỗ ngồi. Tôi ngồi phía sau Tr/Tá Tuấn khoảng 3 hàng ghế, gần phòng lái. Sau khi máy bay cất cánh khá lâu, tôi thấy các cô chiêu đãi viên hàng không (CDVHK) đi qua, rồi đi lại nhìn đám chúng tôi, có cô đi vào phòng lái, rồi ra nhìn chúng tôi nhiều lần. Tôi nghe nói Tr/tá Tuấn hình như có quen biết với vị trưởng phi cơ, (nghe tên hình như là Đại tá Phương hay Phong của KQ), nên tôi nghĩ không có gì lạ. Cuối cùng thì 1 cô CDVHK đến trước tôi và hỏi: có thể cho cô biết tôi là con của ai? Thân phụ tôi tên gì? Sau khi tôi trả lời thì cô đi vào phòng lái. Lúc sau cô lại đến hỏi tôi lần nữa là muốn biết tên thật của tôi và cha mẹ tôi, và tôi cũng trả lời như đã nói với cô lần trước, cô trở vào phòng lái. Vài phút sau thì tôi thấy cô đi ra với viên phi công. Viên phi công sau khi bắt tay và chào thăm Tr/tá Tuấn thì ông bước đến và hỏi tôi như cô CDVHK đã hỏi tôi lần thứ hai, và tôi cũng trả lời như trước. Ông nhìn tôi thật kỹ, rồi trở vào phòng lái. Tôi băng khoăn, suy nghĩ một lúc thì chợt hiểu, à… thì ra vì T.T. Thiệu ra lệnh cấm cả nước không ai được xuất ngoại mà tự nhiên có 1 tên theo phi hành đoàn đi ra ngoại quốc thì chắc là “Con Ông Cháu Cha” được cha mẹ gởi ra ngoại quốc để tránh bị động viên, tránh bị bắt vào lính! Tôi ngồi đó mỉm cười và lòng cảm thấy thích thú.

Đến Hồng Kông chúng tôi chuyển sang 1 chuyến bay khác để đi Đài Loan. Tôi ở Đài Bắc chơi trong những ngày phi hành đoàn đi Đài Nam để bay thử chiếc C-47. Tôi rãnh rỗi và có nhiều thì giờ đi chơi đây đó. Tôi thích nhất là thăm được viện bảo tàng nằm ở ngoại ô Đài Bắc, trên sườn đồi với những đồ vật cổ kính và quí giá của các vị vua được mang sang từ Trung Hoa lục địa, khi Trung Hoa lục địa bị rơi vào tay Cộng Sản.

Những ngày vui qua mau, chiếc C-47 được mang về Đài Bắc và thủ tục giấy tờ để đem về Việt Nam đã xong. Khi cất cánh rời Đài Bắc rồi, thì Tr/Tá Tuấn hỏi tôi có muốn bay C-47 không? Tôi thích thú trả lời muốn thì ông cho tôi lên phòng lái, chỉ cho tôi những điều cần thiết, ông cho tôi ngồi vào ghế của ông, tôi bay cho tới khi vị Navigator gọi Hồng Kông xin đáp thì tôi rời và trả ghế lại cho Tr/tá Tuấn. Ngồi ghế của Tr/tá Tuấn trên chiếc C-47 cho tôi cảm giác vừa lạ, vừa thích thú và thấy thì gian qua mau.

Tôi không biết thời gian ở tại Hồng Kông trong chương trình là bao lâu hay có lệnh thế nào mà chúng tôi ở Hồng Kông hơn 1 tuần. Thời gian ở đây tôi được 2 thanh niên người Hoa biết nói tiếng Việt, gốc ở Chợ Lớn đến khách sạn, hướng dẫn đi ăn uống, mua đồ, đi chơi, và thăm viếng nhiều thắng cảnh. Trong 1 bữa đi chơi tôi có hỏi thăm anh hướng dẫn viên là trong trường hợp nào đã đưa các anh qua xứ Hồng Kông này? thì anh cho tôi biết có nhiều thanh niên như anh đang sống tại đây, sanh đẻ, và lớn lên ở Chợ Lớn. Đến khi tới tuổi đi lính thì cha mẹ sợ các anh bị chết, nên đã trả tiền cho tàu buôn để các anh được trốn dưới gầm tàu sang đây để khoải phải bị bắt đi lính. Ở đây sống nhờ nhà bà con hay bạn bè của cha mẹ. Vì không có giấy tờ hợp pháp để có thể đi làm, nên các anh sống nhờ tiền cha mẹ gởi qua, và làm nghề đưa mối buôn bán, kiếm thêm chút tiền hoa hồng. Sau những ngày vui chơi, giờ đã đến lúc trở về Việt Nam, về với bổn phận, về với nhiệm vụ.

Lên trình diện phi đoàn và tiếp tục cùng với anh em thực hiện những phi vụ được giao phó hằng ngày. Sau này khi có dịp nói chuyện với anh Hoa, tôi muốn tìm hiểu nên hỏi anh: lý do nào tôi được BTLKQ cho đi nghỉ dưỡng sức ở Đài Loan? thì anh cho biết, những tháng trước đó số giờ bay mà phi đoàn báo cáo lên BTLKQ hằng ngày rất cao, nên để tưởng thưởng cho phi đoàn thì BTLKQ mới cho 1 chổ trong chuyến đi đó. Tôi lại hỏi anh: lý do nào tôi được chọn? Anh trả lời tôi: bộ chỉ huy phi đoàn họp lại và thấy anh em ai cũng xứng đáng được sự tưởng thưởng này, nhưng phải chọn 1 người thì không biết phải chọn ai? Nên cuối cùng, bộ chỉ huy phi đoàn quyết định cộng hết giờ bay của tháng trước, của từng nhân viên phi hành, và nếu ai có số giờ bay cao nhất thì sẽ được đi. Anh nói tiếp: hầu hết anh em đã bay trên 200 giờ trong tháng đó. Nhưng riêng số giờ của tôi và Tr/uý Mã qưới Trung (biệt danh Mr. Trung Horse) là cao nhất, tôi hơn ĐB Trung 2 giờ. Tôi nhớ lại trong tháng đó ĐB Trung đã phải nghỉ 1 ngày không bay, vì bị áo giáp trước ngực quá nặng đè lên bọng đái, tiểu ra máu, và phải nghĩ đi khám bệnh. Nếu ĐB Trung không bị bệnh thì chắc tôi không được làm C.O.C.C. (như đã bị hiểu lầm).

Cảm ơn các Niên Trưởng là những cấp chỉ huy trực tiếp của chúng tôi. Các anh đã chia sẻ gánh nặng, mệt nhọc, nguy hiểm với chúng tôi trong những phi vụ đi thì có, về thì... cũng như đã đối xử công bình và tốt với anh em chúng tôi, trong thời gian chúng tôi phục vụ dưới quyền các anh. Ngày hôm nay dầu ở nơi nào, hoàn cảnh ra sao, chúng tôi vẫn luôn kính trọng và quí mến các anh.

Hồ viết Yên
K7/68KQ - PĐ237 / PĐ241 Chinook

Monday, August 12, 2013

Beautiful Portland, Oregon

Con Đường Tình Ta Đi

Nhạc: Phạm Duy
Hát: Sĩ Phú


Con Đường Tình Ta Đi


Models:
Chi & Michael Châu,
Hàn Vinh & Nguyễn Văn Biên,
Violet Hoàng & Đặng Trần San,
Hiền & Nhan Hoàng

Photographers: Hoàng Khai Nhan, Michael Châu, Đặng Trần San
Cameras: iPhone & Canon G12
Location: Columbia River Gorge, Portland, Oregon, USA



2013-07-30 Portland-2379

Con Đường Tình Ta Đi
( E Historic Columbia River Hwy - Portland Oregon )



2013-07-30 Portland-4606

Con Đường Tình Ta Đi
( E Historic Columbia River Hwy - Portland Oregon )



2013-07-30 Portland-4612

Con Đường Của Đôi Mình
Đôi Tình Nhân Cay & Chi


2013-07-30 Portland-4623

Con Đường Tuổi Măng Tre Nắng Vàng Tươi Đẹp Đẽ
Đôi Tình Nhân Biên & Vinh


2013-07-30 Portland-4656

Bóng Người Dài Trên Hè Con Đường Tình Ta Đi
Đôi Tình Nhân San & Thủy


2013-07-30 Portland-4619

Con Đường Thảnh Thơi Nằm Nghe Chuyện Tình Quanh Năm...
Đôi Tình Nhân Nhan & Hiền


2013-07-30 Portland-2381

Wahkeena Falls
( Thủy, Hiền, Chi, Vinh )


Multnomah Falls


2013-07-30 Portland-2447

Multnomah Falls
The Icon of Portland, Oregon



2013-07-30 Portland-4733

Multnomah Falls
( Chi, Hiền, Vinh, Thủy )



2013-07-30 Portland-2404

Multnomah Waterfall
( Thủy, Hiền, Chi, Vinh )



2013-07-30 Portland-2415

Hiền Phạm at Multnomah Waterfall


2013-07-30 Portland-2431

Violet Thủy Hoàng at Multnomah Waterfall


2013-07-30 Portland-4716

Hàn Vinh at Multnomah Waterfall


2013-07-30 Portland-4719

Châu Chi at Multnomah Falls


2013-07-30 Portland-2449

Đặng Trần San at Multnomah Waterfall


2013-07-30 Portland-2469

Nguyễn Văn Biên at Multnomah Waterfall


2013-07-30 Portland-4667

Châu Cay at Multnomah Falls Sign


2013-07-30 Portland-2464

Hoàng Khai Nhan at Multnomah Waterfall


2013-07-30 Portland-4766

Đôi Tình Nhân Chi & Cay Châu at Multnomah Falls


2013-07-30 Portland-4639

Đôi Tình Nhân Thủy & San Đặng at Wahkeena Falls


2013-07-30 Portland-4767

Đôi Tình Nhân Vinh & Biên Nguyễn at Multnomah Falls


2013-07-30 Portland-4755

Đôi Tình Nhân Hiền & Nhan Hoàng at Multnomah Falls



Location Map ( Bản đồ nơi chụp ảnh )




Click Here To See All Photos of "Portland Oregon"
Photos by Hoàng Khai Nhan
( Camera: iPhone )


Click Here To See All Photos of "Portland Oregon"
Photos by Hoàng Khai Nhan
( Camera: Canon G12 )



Click Here To See All Photos of "Tình Tự Bên Đường"
Photos by Michael Châu