Friday, December 27, 2013
Thursday, December 26, 2013
Reunion 45 Video - Part 3
Đại Hội
Kỷ Niệm 45 Năm Ngày Nhập Ngũ
28 September 2013
Disk 3 of 3
Click on the image below to play the video:
( Nhớ vô YouTube và mở HD option để xem cho rõ! )
Đại Hội
Kỷ Niệm 45 Năm Ngày Nhập Ngũ
Click on left or right arrow to browse the photo library!
"Tiền Hội Ngộ" by Trần Đình Hùng
Click on left or right arrow to browse the photo library!
"Cà Phê Sáng Ngày Hội Ngộ" by Trần Đình Hùng
Click on left or right arrow to browse the photo library!
"Hậu Phi" by Trần Đình Hùng
Wednesday, December 25, 2013
Reunion 45 Video - Part 2
Đại Hội
Kỷ Niệm 45 Năm Ngày Nhập Ngũ
28 September 2013
Disk 2 of 3
Click on the image below to play the video:
( Nhớ vô YouTube và mở HD option để xem cho rõ! )
Đại Hội
Kỷ Niệm 45 Năm Ngày Nhập Ngũ
Click on left or right arrow to browse the photo library!
Đêm Đại Hội RU 45 Tập 2 by Trần Đình Hùng
Tuesday, December 24, 2013
Reunion 45 Video - Part 1
Đại Hội
Kỷ Niệm 45 Năm Ngày Nhập Ngũ
28 September 2013
Disk 1 of 3
Click on the image below to play the video:
( Nhớ vô YouTube và mở HD option để xem cho rõ! )
Đại Hội
Kỷ Niệm 45 Năm Ngày Nhập Ngũ
Click on left or right arrow to browse the photo library!
Đêm Đại Hội RU 45 Tập 1 by Trần Đình Hùng
Tưởng Nhớ Đến Các Bạn 7/68 KQ Đã Khuất
Năm Cũ Gần Qua - Năm Mới Sắp Đến
Cùng Tưởng Nhớ Đến Các Bạn 7/68 KQ Đã Khuất
( Trích Từ Video Reunion 2013 )
-( 45 Năm Ngày Nhập Ngũ )-
Monday, December 23, 2013
Mùa Đông Denver
thơ Vũ KhanhMùa Đông này nữa cách xa nhau Biển Thái Bình Dương, nửa địa cầu Denver vừa chớm vào băng giá Tuyết trắng mênh mông một nỗi sầu Bưu điện dài ra mấy quãng đường Ngọn đồi lạnh lẽo ánh tà dương Hàng cây trút lá, cành xơ xác Đợi gió Đông về đọng tuyết sương Anh đi lặng lẽ cuối chiều Đông Thương nhớ miên man nặng trĩu lòng Quê Mẹ đường về sao diệu vợi Tình em canh cánh mỏi mòn trông Lá thư ngàn dặm góc trời xa Cho khách ly hương bớt nhớ nhà Ô hay! Bão táp từ đâu đến Cuốn mất thư hồng đi rất xa Tình thư em viết gió thầm ghen Băng tuyết chừng như cũng giận hờn Nên cố vùi chôn lời yêu dấu Nhưng mộng ước đầu ai dễ quên Bao giờ mới hết gió chiều đông Cho tôi tìm lại cánh thư hồng Hay là gió biết ai kia sắp... Nên tránh cho tôi cảnh não lòng Vũ Khanh |
Saturday, December 21, 2013
RU-44 Nhớ Lại Phút Vui
Nhớ Lại Phút Vui
RU-44 Đêm Tiền Phi Dancing
RU-44 Vui Quậy
Hình Ảnh
Click on the link below to see all photos:
Hình Ảnh RU-43 (2011)
Photos by Nguyễn Thế Long
Click on the link below to see all photos:
Hình Ảnh RU-44 (2012)
Photos by Nguyễn Thế Long
Wednesday, December 18, 2013
Mùa Thu Trong Nhạc Đoàn Chuẩn
Bích Huyền
Mùa Thu Trong Nhạc Đoàn Chuẩn 1
Mùa Thu Trong Nhạc Đoàn Chuẩn 2
Mùa Thu Trong Nhạc Đoàn Chuẩn 3
Mùa Thu Trong Nhạc Đoàn Chuẩn 4
Source: http://saigonline.com/bichhuyen/VOA/
Xuân Về Chưa
thơ Hoa Lục Bình
Tặng các bác bên miền Đông H.K.
Hôm nay đã Tết chưa chị nhỉ Viễn xứ lâu ngày em lãng quên ở đây tuyến phủ, cây trơ lá Em không tìm thấy dáng Xuân quen! Em nhớ khi xưa ở bên nhà Xuân về, cây cỏ nở muôn hoa Gió Xuân phơi phới, hương Xuân thắm Ríu rít trên cành, chim hót ca Phố phường lấp lánh, đèn muôn sắc Chùa chiền tất nập, khách phương xa Giáo đường nô nức, người đi lễ Xác Pháo hồng tươi khắp mọi nhà Bên này Xuân đến cũng như không Chẳng pháo mừng vui, chẳng rượu nồng Hoa không thấy nở, cây trơ lá Xuân về viễn xứ vẫn là Đông Hoa Lục Bình |
Monday, December 16, 2013
December Birthdays
Sinh Nhật Tháng 12
Videos
Click on the videos below to play!
Cùng hát "Happy Birthday!"
Khóa 7 Dựng Lều!
Ồn Ào Quá Xá!
Quá Nhiều Ý Kiến
Nhiều tay chụm lại gì mà chẳng xong!
Hình Ảnh
Click on any thumbnail to see its larger image!
Birthday boy (Nguyên) and birthday girls (Khanh & Hiền)
surrounded by friends
Chị Hiền (H.K.Nhan) |
Chị Khanh (T.K.Linh) |
Anh T.N.Nguyên |
Hội nghị bàn chữ nhật |
Vượt đèo vượt nương... dô! |
Những người đổi đời khóa 7 |
Hiền Nhan |
Khanh Linh |
Dzuyên Hà Nguyên |
"Lập Thân!" |
"Linh Hướng!" |
"Cây Tùng!" |
"Gian.. Hùng!" |
"(Công) Còn.. Nguyên!" |
"Long Nhan!" |
"Từ Tâm!" (Tú Tầm) |
Ban tam ca "Phê"! |
Mời anh xơi... xôi! |
Tam ca "3 Sao Sẹt" |
Tứ ca "Xóm Nhà Lá" |
Ca sĩ "Giangaliano"! |
Ru hồn trong tiếng nhạc! |
Cay điều khiển chương trình |
Đôi song ca tình tứ |
Chị Dzuyên Hà |
Chị Thanh Chi |
Chị Hoàng Anh |
Nguyễn Minh Hướng |
Hoàng Lão Tà Tà |
A/c Tùng nướng sườn BBQ |
Click here to see a complete photo set
DECEMBER BIRTHDAY
Nghe Bạn Mình Hát: Ngày Anh Đi
Sáng tác: Trần Thiện Thanh
Tiếng hát: Trần Đình Phước
Nhắc đến các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, đa số đều đề cập đến các bài hát như: Anh không chết đâu anh, Ai nói yêu em đêm nay, Anh về với em, Bảy ngày đợi mong, Biển mặn, Chiều hẹn hò, Chiều trên phá Tam Giang, Dấu đạn thù trên tường vôi trắng, Đám cưới đầu xuân, Đôi ngả đôi ta, Đồn vắng chiều xuân, Đời còn nhiều gian dối, Giây phút tạ từ, Hai sắc hoa Ti Gôn, Hàn Mặc Tử, Hoa Trinh Nữ, Khi người yêu tôi khóc, Không bao giờ ngăn cách, Lâu đài tình ái, Một đời yêu anh, Mùa đông của anh, Mười sáu trăng tròn, Người ở lại Charlie, Người yêu của lính, Rừng lá thấp, Tạ từ trong đêm, Tình có như không, Tình đầu tình cuối, Tình thiên thu, Tình thư của lính, Trên đỉnh mùa đông, Tuyết trắng, Yêu... và một số nhạc phẩm khác ký tên là Anh Chương. Riêng một bài hát về “Lính” là "Ngày Anh Đi," do Diên Hồng phát hành, kiểm duyệt số 3532, xuất bản ngày 4 tháng 12, năm 1964 hiếm khi được nhắc đến, ngay cả các trung tâm phát hành các chương trình văn nghệ, cũng như các ca sĩ ở hải ngoại ít khi phổ biến nhạc phẩm này. Xin mời các bạn click vào video dưới đây để thưởng thức "Ngày Anh Đi," qua một giọng hát thật bình thường và không chuyên nghiệp của một người đã từng là lính. Để tìm lại một thoáng hương xưa của thời hoa mộng cũ, và cũng xin được tưởng nhớ đến ca nhạc sĩ tài hoa Nhật Trường - Trần Thiện Thanh đã ra đi vĩnh viễn cách đây hơn 8 năm (13/05/2005)
Trần Đình Phước (San José – California)
|
Saturday, December 14, 2013
Nước Mỹ Trong Tôi
Tạp ghi Huy PhươngTheo bản thống kê dân số của nước Mỹ năm 2010, hiện nay có 1,737,433 người Việt đang sinh sống trên nước Mỹ. Chúng ta những ai hiện nay đang sống, học hành, làm việc hay dưỡng già ở đây, đều đã trải qua một phần đời mình trên mảnh đất này, thường gọi là “tạm dung,” nhưng thực tế là vĩnh viễn.
Từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây, ngoài huyết thống ra, chúng không khác gì những đứa trẻ Mỹ. Những người trung niên còn mang theo cả một thời thơ ấu và những kỷ niệm không quên từ nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn lăn lộn với cuộc đời trên đất khách này để mưu sinh, có người thời gian sống với quê hương ngắn ngủi hơn là ở nơi quê người. Tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt sinh sống nhất đã rộng lớn bằng diện tích cả nước Việt Nam, nên cũng chưa có ai trong chúng ta tự hào đã đặt chân đến hết 50 tiểu bang của nước Mỹ, cũng như không ai dám nghĩ rằng mình hiểu hết những gì về nước Mỹ, dù đây chỉ là một nơi mới lập quốc hơn 300 năm. Có người cho Mỹ là anh chàng trẻ tuổi, xốc nổi, dại khờ, nhưng cũng có người công nhận nước Mỹ là ông cụ thâm trầm thường triển khai những bước đi tính toán trước cả trăm năm. Ðối với những người già đã đến nơi này muộn màng, nhưng cả cuộc đời còn lại coi như sống chết với nước Mỹ, thường gọi là quê hương thứ hai, mà không bao giờ còn cơ hội trở về nằm trong lòng đất quê mẹ, nếu sự thực khốn nạn, chế độ Cộng Sản còn tồn tại trên quê hương vài ba mươi năm nữa. Một người Việt về thăm lại quê hương, nơi họ đã từ bỏ tất cả để ra đi, lúc đặt chân trở lại nước Mỹ, cho rằng tâm hồn lại cảm thấy an toàn, nhẹ nhàng hơn là lúc về nhà. Một người Việt xa quê hương đã lâu trở về Sài Gòn, có dịp vào Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nhìn những hình ảnh tổng thống hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những lúc lang thang ở Hà Nội nhìn hình lãnh tụ và quốc kỳ Cộng Sản. Ðó không phải là vong bản, mất gốc mà chế độ này đã nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi. Gần như chúng ta không còn lệ thuộc gì với đời sống nơi quê nhà, ngoài những tình cảm sâu đậm trong máu huyết, làm cho chúng ta gần gũi với ngôn ngữ, đời sống Việt Nam, mà chúng ta có cảm tưởng đang dần dần tách rời, cho đến một lúc nào đó trở thành xa lạ. Phải chăng vì vậy, mà đã có những đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất nước xa lạ, không còn là của họ nữa. Quê hương ngày nay chỉ còn là nơi thăm viếng mà không phải là nơi để trở về. Nước Mỹ đã là nơi quen thuộc chúng ta đang sống, có gia đình, nhà cửa, công việc, bà con, bạn bè, thì làm sao chúng ta lại không có những suy nghĩ, có những câu chuyện buồn vui, hay những trăn trở về nước Mỹ. Cách đây 38 năm, chưa lúc nào, chúng ta, những người dân ở một đất nước xa xôi bên vùng trời Ðông Nam Á, cách biệt nơi này đến nửa vòng trái đất, lại có ý nghĩ rằng, một ngày kia chúng ta sẽ đến đây, sống lâu dài nơi đây, sinh con đẻ cháu nơi này, để tạo ra một nhánh người Việt lưu vong. Ðời sau, còn giữ được ngôn ngữ, phong tục hay không, lại là một điều mà nhiều người khác đang trăn trở, lo âu làm sao để duy trì, gìn giữ! Trong cái cộng đồng gần gũi, thân mật gắn bó này, với sách vở, báo chí, truyền thông, quán xá, chợ búa, tiệm buôn, món ăn thức uống, cả cái tên vùng đất hay bảng hiệu Saigon chúng ta mang theo, đôi khi gần như quên hẳn là chúng ta đang sống trên đất Mỹ. Cả cái bữa cơm, cá mắm, canh rau, đôi đũa, chén nước mắm ớt, có khác gì ở Việt Nam. Cả cái bàn thờ nhang khói, hình ảnh tổ tiên, ông bà, cành mai, chậu lan, những cô thiếu nữ, trẻ em mặc quốc phục lên chùa ngày Tết, hồi trống, tiếng pháo Mùa Xuân làm chúng ta quên mất là chúng ta đang sống thật xa quê nhà. Ðiều tôi muốn nói ở đây là chúng ta thường quên chúng ta đang sống trên đất Mỹ. Ông Khổng Tử của nước Trung Hoa có ví von: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình cũng đã hóa ra thơm vậy.” Một kẻ vào vườn hoa lan đầy hương thơm, lúc đầu còn nhận ra mùi hương nhưng dần dà trở thành quen thuộc, trở thành bình thường, không còn thấy hương thơm, như kẻ tiểu nhân sống với người quân tử dần dần được cảm hóa lúc nào mà không hay biết. Nước Mỹ có nhiều hương thơm như thế mà cảm giác chúng ta bị dung hòa lúc nào không hay đến nỗi không còn cảm nhận được mùi thơm nữa. Hương thơm đó là những điều tốt lành, thấm nhập vào con người chúng ta lúc nào chúng ta cũng không biết, không hề quan tâm hay nhận ra được sự khác biệt trước và sau. Chúng ta học hỏi được ở nước Mỹ tính bảo vệ đời sống riêng tư, tôn trọng luật pháp, sống an hòa, sự tử tế và mối tương quan giữa con người và con người trong xã hội. Ðiều này không chỉ có ông Bá Dương (1920-2008), sau khi đi New York, Las Vegas hay San Francisco về, đã tường thuật lại trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” mà bất cứ người Việt Nam nào khi đi du lịch nước Mỹ về cũng nhận ra. Có người thắc mắc sao lái xe trên đường vắng vào một hai giờ sáng, gặp bảng “stop” cũng phải đừng lại, sao một đứa bé phải đi tìm cái thùng rác để vứt cái giấy kẹo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, sao ở đây xe hơi nhiều như thế mà không nghe một tiếng còi? Trong cái không khí dễ chịu, thanh thản, an lạc người ta cảm nhận ra khi bước chân trở lại một nơi, có một chút mỉa mai, không phải là quê nhà của mình. Chúng ta bước đi từ môi trường tử tế, trong lành của miền Nam qua giai đoạn “thống nhất” để bước đến một xã hội hỗn loạn như hôm nay, khi mà con người tốt đẹp dần dà trở thành vô cảm, lừa lọc, gian trá, đạp lên nhau mà sống, để mưu tìm một đời sống ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy đó là bất thường, bất nhân và vô loại. Thì chúng ta, trong xã hội này, cũng theo lời ông Khổng Tử: “Ở chung với người bất lương, như vào trong chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết mùi hôi, vì mình cũng hóa ra hôi vậy!” Như người mới vào chợ cá, lúc đầu còn nghe mùi hôi tanh, dần dà quen thuộc, không còn nghe mùi tanh tưởi khó chịu nữa, như người quân tử sống với kẻ tiểu nhân, dần dần đồng hóa bởi cái xấu mà mình không hay biết. Thử hỏi một viên chức trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay, xem những chuyện cường quyền áp bức, mạng sống của người dân xuống hàng súc vật, con người chỉ biết có đồng tiền và dục vọng, tráo trở, vô đạo lý hiện nay có là điều gì làm cho con người lạ lùng, khó chịu không? Hay đó là chuyện bình thường, thấy đã quen mắt, nghe đã quen tai, đầu óc đã xơ cứng, chai đá như khứu giác của con người ở lâu trong chợ cá, còn đâu phân biệt được mùi hôi nữa! Ðiều cuối cùng chúng tôi muốn nói là sự may mắn đã giúp ta có cơ hội không phải chỉ cho riêng mình mà cả con cháu đời sau, tránh khỏi được kiếp oan nghiệt, ra khỏi được cái chợ cá ấy, được sống trong cái “chi lan, chi thất” cái vườn lan thơm ngát, mà qua một thời gian chúng ta không còn cảm nhận được mùi thơm nữa, nhưng trên thực tế, mùi thơm đó vẫn hiện hữu. Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó lòng trả nổi. Huy Phương(Source: Người Việt Online) |
Monday, December 9, 2013
Phở Bò
Cách Nấu Phở BòPhụ Trách: Chị Hiền
NGUYÊN LIỆU
A. NẤU NƯỚC PHỞ:
B. LÀM THỊT NẠM, GẦU:
C. SỬA SOẠN RAU THƠM:
D. LÀM TÔ PHỞ:
|
Huntington Harbour Boat Parade
Music Around the World
Huntington Harbour
Christmas Boat Parade
December 7 & 8, 2013
Click on the video below to watch the Boat Parade!
Music Around the World
Huntington Harbour Christmas Boat Parade
December 7&8, 2013
Videotaped by Hoàng Khai Nhan
Sunday, December 8, 2013
Tôi Đi Tìm Quán Nét
Tôi Đi Tìm Quán NétCâu Chuyện Tản MạnVân AnhDecember 8, 2013 at 10:30am Bạn có biết phải làm thế nào để tìm cho ra một quán nét ở thành phố Hồ Chí Minh không? Nếu bạn ở đó, thì sẽ dễ dàng thôi, bạn chỉ việc cuốc bộ vòng vòng khu phố của bạn là thấy ngay. Nếu bạn không ở đó mà muốn biết thì phải làm sao? Cũng hơi khê đấy bạn. Những tưởng chỉ một vài mốc tay gõ trên phím là hiện ra ngay một danh sách đầy rãy những cửa hiệu chuyên dịch vụ mạng nhện. Đó là lối suy nghĩ ngây thơ của tôi. Tôi quen với “Gú-Gồ” và mọi việc có sẵn trên mạng mà quên rằng mạng Việt khác! Việc đầu tiên, tôi dùng chữ “internet café” - đây là cụm từ tôi có nghe nhiều người từ Việt nam về giao lưu như thế. Tôi cũng ngài ngại vì cụm từ quá ngoại ngoại khó mà đạt kết qủa như ý muốn, Tôi thắc mắc, suy nghĩ mãi nhưng cứ đánh đại. Vừa đánh vừa đàm. "Đánh" là đánh máy tìm thông tin còn "đàm" là chát – còn bạn đọc theo tiếng tây thì là "mèo”. Tôi mèo mỡ với các cháu ở trong nước, hỏi cháu biết internet café tiếng việt là gì không? Ban đầu cháu chưa hiểu ý tôi nói gì, cháu hỏi “Là răng hả bác? Con chưa hiểu ý bác?“ Tôi giải thích bác cần tìm dịch vụ dùng máy vi tính, trả tiền theo thời gian, bác muốn biết dịch vụ tên gọi là gì? Cô cháu gái nhanh nhẩu trả lời ngay “Có chớ bác, muốn dùng máy vi tính... trả theo giờ... thì mình vào quán nét”. Quán nét, cái tên cũng hay hay đấy phải không bạn? Với cụm từ “intenet café”, Gú Gồ trả lại tôi danh sách mà mục đầu tiên là dịch vụ sửa nhà Quận Hóc Môn Tp hcm. Tại sao vậy? tại vì đây là một trang fb có chữ Cybercafe. Anh Chàng chủ dịch vụ này like Cybercafe – gọi anh này chắc sẽ ra quán nét nhưng mà anh ta ở tận Hốc Môn mà tôi cần tìm ở quận 10. Mục thứ 2, thứ 3, thứ 5 của danh sách này cho tôi tên, địa chỉ và điện thoại của ba quán café. Truy cập thêm tôi được biết “Nét Quảng Coffee” ở quận Tân Bình, Thấy một địa chỉ ở 7A/67 Thành Thái, Phường 14, Quận 10 (ngay trường dạy lái xe Quân Đội), Hồ Chí Minh. Trường dạy lái xe quân đội làm tôi nhớ đến ngày mẹ tôi học lái xe ở thành phố Sài Gòn xa xưa. Trường dạy lái xe ở một khu gần ngã sáu ngã bảy gì đó. Lúc ấy tôi còn bé nên không rõ tên đường chỉ nhớ là công ty dạy lái xe nhìn ra con đường xoay tròn ngã mấy đó. Hồi đó mẹ tôi học lái xe bằng xe Jeep, “Jeep Lùn”. Loại xe quân đội do chính phủ Việt Nam viện trợ vào những năm 1960 – 1975. Một người đàn bà mặc áo dài chạy xe Jeep giữa lòng thành phó Sài Gòn là một hình ảnh khá hiếm của thời đó. Từ địa chỉ này, tôi lại nhớ đến khu ký túc xá sinh viên trên đường Trần Hoàng Quân gần đó mà gia đình em ông nội tôi ở từ lúc di cư từ Bắc vào Nam cho đến lúc ra đi năm 75. Tôi đến đó một hai lần, nhớ mài mại căn nhà có khu vườn rào lại đàng trước, bằng tường gạch hay bằng hàng dậu cây thì tôi không rõ. Nhìn và xem xét bản đồ để định hướng và nhớ những điểm cần biết là một thử thách khó khăn với nhiều chướng ngại vật. Tôi cố gắng nhớ lại những khu mình đã đi qua, những tên đường xưa. Tôi buồn cho những con đường đã mất, với những tên anh hùng dân tộc mới quá xa lạ. Duy Tân, tên một vị vua triều Nguyễn, bị lưu đày ra nước ngoài vì tội âm mưu khởi nghĩa chống Pháp và cũng là tên một con đường tình thơ mộng, cây dài bóng mát của tuổi học trò trong lịch sử nhạc vàng đã bị khai tử, thay vào đó tên Phạm Ngọc Thạch, một người tôi không hề biết ất giáp gì hết. Trần Quốc Toản thành “3 tháng 2”. Tự Do – Đồng Khởi, Hồng Thập Tự, một thời là Xô Viết Nghệ Tĩnh, sau này thành Nguyễn thị Minh Khai, tên những người xa lạ. Một vòng thành phố, một vòng trở lại những kỷ niệm xưa mà vẫn chưa truy ra quán nét nào. Lại thử thêm - nào là "cyber café", "cà phê internet",... Đến đây tôi lại học được cụm từ mới "truy cập không dây" làm tôi cũng hơi lo. Với đà tiến mạnh của công nghệ thông tin điện tử, mỗi người có một "điện thoại thông minh" smartphone chắc các quán càfé internet dần dà sẽ không còn dịch vụ máy vi tính cho khách hàng dùng mà chỉ còn thuần tuý truy cập không dây. Một trong những trang này cho tôi một danh sách có tên và địa chỉ của tiệm của quán những người chơi ghem.
Được danh sách này tôi muốn biết xem bằng ấy tiệm, tiệm nào còn hoạt động mạnh mẽ và chủ yếu tôi tìm một tiệm ở gần chợ Hoà Hưng. Tiệm, cơ sở thương mại tại thành phố dường như thay đổi nhanh chóng, mà mình thường hay ví von, nhanh như chong chóng. Tôi cần xác nhận tiệm còn hoạt động bằng cách gọi điện thoại. Lại một lần truy cập để tìm kiếm số điện thoại. Gọi một vài chỗ, số điện thoại không còn hoạt động nữa. Điều đó làm tôi ngạc nhiên. Đối với tôi điện thoại làm ăn không nên đổi. Điện thoại ở Việt Nam đổi số hoài hoài. Tại sao? Truy cập “Quán internet chợ Hoà Hưng”, máy tôi ra danh sách một lô “cho thuê nhà trọ, phòng trọ tại đường Hoà Hưng, Quận 10”. Bấm vào những dòng nối để xem chi tiết, tôi không vào được chắc tại tường lửa giữa mạng việt nam và mạng nước ngoài. Coi sơ qua những thông tin vắn tắt trên danh sách thì giá ở trọ một phòng 25 mét vuông khoảng 3 triệu đồng một tháng. Mừng cho cô em ông bạn cũ của tôi mới xây xong nhà khang trang ba tầng với bao nhiêu là phòng. Truy mãi, tôi thất vọng, quay sang gọi điện thoại cho khách sạn trong vùng. Lễ tân cho các khách sạn rất rành rẽ và hết lòng phục vụ giúp khách trọ giải quyết mọi vấn đề. Tôi gọi đến, anh Lễ Tân chào hỏi, trả lời vui vẻ. Tôi hỏi anh ấy về dịch vụ café internet. Như người làm việc gương mẫu của khách sạn, anh khoe ngay là khách sạn có máy riêng cho khách dùng. Anh làm tôi không thể hỏi tới thêm được nữa. Tôi lại sực nhớ tới cô em họ nhà ở đâu đó, gần góc Sư Vạn Hạnh và Tô Hiến Thành, lại lên mạng mèo mỡ với cô em. Cô ấy khuyên chị nên tìm đến những khu vực gần trường học. Như vậy cũng hết đêm mà tôi không định được chính xác một quán nét tại thành phố Hồ Chí Minh, quận 10. Phải chăng công nghệ thông tin vẫn còn thô sơ, cô lập từng vùng và không phát triển rộng rãi như tôi nghĩ. Hay là tôi chưa biết các sử dụng máy tìm kiếm của Việt Nam? Tôi kết luận, bạn muốn tìm một quán nét ở Việt Nam, bạn cần phải dùng kỹ thuật cổ điển, không sử dụng máy vi tính, không dùng điện thoại thông minh, bạn phải đi lòng vòng, quan sát và tìm trong khu bạn ở hay la cà đến các trường học, nhất là xung quanh khu vực các trường đại học. Còn việc tìm quán nét cho ông bạn cũ của tôi thì tôi khuyên ông nên ở khách sạn vì các khách sạn bây giờ hiện đại có công nghệ mạng nhện nhanh chóng đi khắp mọi nơi. Ông sợ tốn tiền, ông ở nhà trọ, ông phải chịu sự kiểm tra và sử dụng nét khi nào chủ nhà mở – đó là chuyện của ông. Vân Anh |
Saturday, December 7, 2013
Trang Thơ Cũ: Thơ Dại
Thơ DạiThơ Yến Khanh |
Đặc San Xuân Nguyễn Bá Tòng, 1963
Em là em gái tuổi mười lăm, Trắng cả tâm tư, trắng cõi lòng. Thu về em ngắt cành hoa nhỏ, Trang điểm hồn trinh, chẳng nhớ mong. Em vẫn là em tóc xõa vai, Chưa từng biết chuyện Tháng Năm Dài. Thời gian ngây dại mềm đôi mắt, Dại cả hồn em. Dại bóng mây... Đừng bắt em buồn nhé Thu ơi! Để em bé dại đến muôn đời. Để em không thấy mùa Thu vỡ, Mà khóc trăng sao rụng cuối trời. Ngàn năm em viết Chuyện Thơ Ngây, Vòng tay ôm kín giấc mơ đầy, Đường vào Tu Viện nhiều hoa trắng, Em hái cho hồn em ngát say. Đệ Tam C9, Nguyễn Bá Tòng, 1963. Yến Khanh |