Người. bao năm rồi... quên em không? đón bước chân xưa có ngại ngần Có như em? hai giòng lệ ướt nhìn. Ngập ngừng. Rồi thôi, quay lưng. Em về chiều nay khi đông sang tháng mười hai mưa khóc muộn màng mưa gọi tên người. Hay phiên khúc của những ngày mưa xưa - lang thang... Em đã về sao người chưa vui sao cả trời xưa vẫn ngậm ngùi sao cả hồn xưa buồn câm nín khi bên trời mưa lác đác rơi? Em đứng một mình trong phố đêm gọi người. Mưa âm vọng buồn tênh đêm ơi, xin níu thời gian lại hồn xưa đâu hỡi, một trời quên? Mai em đi rồi. Thôi hãy vui dù mai kia góc bể chân trời Em – những chiều nhìn mưa vẫn nhớ Một nguời. Một thuở, rất xa xôi... Phương Anh |
Monday, March 31, 2014
Người Quên Em Chưa?
Saturday, March 29, 2014
Này Biển Hãy Mang Đi...
Thơ Phương AnhNày biển, hãy mang đi giùm em những sáng chiều mịt mùng gió cát gởi về người nụ hôn ngày ấm áp hay vòng tay xa ngậm ngùi lãng quên? Thì một đời vẫn cách biệt buồn tênh Vẫn dấu ấn ngậm ngùi con sóng vỗ Vẫn những chiều biển gào tên nhung nhớ Vẫn mắt đêm buồn hiu hắt đại dương... Vĩnh biệt người, chân hồ hải ngàn phương Em vẫn đợi... bao năm rồi vẫn đợi! Chiều bên ai sóng ru lời ân ái Vòng tay xa, lạnh buốt mắt đêm Vẫn những chiều, em - biển gọi tên nghe con sóng vỗ về cơn bão dữ Em-vô-vọng mắt đêm buồn dong ruổi vẫn mơ chân ai lạc bước quay về Trùng dương đêm mắt biển gọi hôn mê Vẫn héo hắt đèn khuya, chờ đợi... |
Friday, March 28, 2014
Salad Recipes
Tomato and Avocado Salad - Laura Vitale
To get this complete recipe with instructions and measurements, check out her website: http://www.LauraintheKitchen.com
Spicy Grilled Chicken Salad with Avocado - Laura Vitale
Caesar Salad Recipe - Laura Vitale
Ingredients:
1 tsp Dijon Mustard
2 Cloves of Garlic, minced
1 tsp of Anchovy Paste
1 Tbsp of Lemon Juice
1 Tsp of Worcestershire Sauce
½ cup of Freshly Grated Parmiggiano Reggiano
1/3 to ½ cup of Extra Virgin Olive Oil
Salt and Pepper, to taste
Grilled Chicken Caesar Salad Recipe - Laura Vitale
Wednesday, March 26, 2014
Chúa ơi ! Con Sắp Ngã Lòng...
Chúa ơi! Con đã yêu chàng, Nhưng con vẫn phải dối gian lòng mình. Bởi con có một cảm linh, Trong tình yêu đó có mầm ly tan. Yêu rồi sẽ gặp cấm ngăn Bởi con bên giáo, còn chàng bên lương. Hố chia cách thật tầm thường, Nhưng con cảm thấy khó lòng vượt qua. Con nào dám cãi mẹ cha, Áo kia ai mặc cho qua khỏi đầu. Công sinh, nghĩa dưỡng thâm sâu, Việc cha mẹ định lẽ nào bất tuân. Một điều con rất khổ tâm, Là chàng không hiểu nỗi lòng của con, Vẫn theo đưa đón ân cần, Chúa ơi! con sắp ngã lòng Chúa ơi! Con đang đứng giữa ngã đời, Bên tình, bên hiếu theo ai bây giờ. Không yêu thì tội người ta, Mà yêu thì chắc mẹ cha sẽ buồn. Lòng con trăm mối ngổn ngang, Chúa ơi! xin Chúa chỉ đường con đi. Hoa Lục Bình |
Tuesday, March 25, 2014
Những Ai Đây?
Hình #1: Đại Đội Hành Dinh Không Quân
Câu hỏi 1: Hình này chụp vào dịp nào?
Câu hỏi 2: Từ trái qua phải bạn biết những ai?
Hình #2: Sáu Con Bò Vàng
Câu hỏi 1: Hình này chụp vào dịp nào? Ở đâu?
Câu hỏi 2: Từ trái qua phải bạn biết những ai?
Hình #3: Đám Cưới... Trên Đường Quê
Câu hỏi 1: Hình này chụp vào dịp nào? Ở đâu?
Câu hỏi 2: Từ trái qua phải bạn biết những ai?
Hình #4: Năm Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ
Câu hỏi 1: Hình này chụp vào dịp nào? Ở đâu?
Câu hỏi 2: Từ trái qua phải bạn biết những ai?
Monday, March 24, 2014
Con Dốc Ngày Xanh Xưa
thơ Phương Anh
Chiều ai về ngang qua con dốc nắng nghiêng trên vai người vàng vạt nắng thu xưa... con đường ai cất giữ làm chi kỷ niệm cho lòng ray rứt mãi cơn đau tháng ngày xanh xưa áo trắng ai về ngang con dốc chiều mưa chiều thu xưa ấm mãi bờ vai thơm thương mãi nụ hôn đầu... con đường những ngày mưa hiu hắt mưa ướt vai ai mưa thấm tim người ai qua rồi làm rớt nụ hôn môi cho con dốc cứ dài thêm nhung nhớ! con đường hôm nay ai về ngậm ngùi thương một màu nắng cũ nhớ ai cười tay vàng khói thuốc những lần cúi xuống những nụ hôn... |
Saturday, March 22, 2014
Ai Đây?
Các bạn có thể nhận diện ra những ai trong mấy hình dưới đây không?
Hình #1:
Vũ Văn Dũng, Phương Anh, Mai (Chị Nguyễn Đăng Hưng), Nguyễn Đăng Hưng, Chị Sơn, anh Sơn Tù Trưởng, anh Nguyễn Văn Hiếu (cựu PĐT Phi Đoàn 219), Trương Hữu Trung.
Hinh #2:
NĐ Hưng, VV Dũng, TV Thanh, TH Trung, DD Khiết, người bạn, Phương Anh.
Hình #3:
Michael Châu, Đặng Quỳnh, Nguyễn Minh Hướng.
Hình #4:
Phan Minh Nhơn, Võ Đoàn Hồng, Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn Diệm.
Hình #5:
Theo chìều kim đồng hồ vòng tròn từ trái: Trần Văn Luật nhìn nghiêng, Nguyễn Bỉnh Trực (Ngựa), Nguyễn Mạnh Trinh (Thi Sĩ), Trần Văn Chính (Sẹo), Phú (Khí Tượng), TKS Đoàn Long, Trần Đình Quế (Xích Lô), Hưng Tabu.
Friday, March 21, 2014
Tôi Đã Làm Bạn Với Những Kẻ Cựu Thù
Tôi đã làm bạn với những kẻ cựu thù. Tiếc là họ chưa được hưởng các quyền tự do mà người Mỹ yêu quý. John McCain
Bốn mươi năm trước vào ngày 14 tháng 3, tôi và các bạn tù chiến tranh ở Bắc Việt – trong những bộ áo quần dân sự rẻ tiền, những thứ đã được cung cấp cho 108 lính không quân Mỹ trong dịp này – lên xe buýt đi ra sân bay Gia Lâm, ngoại ô Hà Nội. Một chiếc máy bay vận tải C-141 lớn Mỹ màu xanh lá cây đang chờ ở đó để đưa chúng tôi đến Căn cứ Không quân Clark ở Philippines. Tại sân bay, xếp hàng theo thứ tự ngày mình bị bắn rơi, chúng tôi đã cố gắng duy trì tác phong quân sự trong khi máy phim ảnh sè sè quay và rèn rẹt chụp trước một đám đông người Việt đang nhốn nháo quan sát chúng tôi. Sĩ quan Mỹ và Việt ngồi ở một bàn, mỗi bên giữ một danh sách các tù nhân. Đại diện của cả hai quân đội gọi tên tù nhân để anh ta bước ra. Họ gọi tên tôi, tôi cất vài bước về phía bàn và chào. Một sĩ quan hải quân Mỹ chào đáp lễ, mỉm cười và bắt tay tôi, rồi đưa tôi băng qua phi đạo, lên bục thang đưa vào máy bay. Tôi bay chuyến đó với hai người bạn sĩ quan Không quân thân nhất của tôi, Bud Day và Bob Craner, hai người trong hơn năm năm trời tù ngục đã nêu gương và động viên tôi. Một vài phút sau trong chuyến bay, phi công thông báo chúng tôi đã “chân ướt”, có nghĩa là hiện giờ hội chúng tôi đã bay trên Vịnh Bắc Bộ trong không phận quốc tế. Tất cả mọi người vỗ tay reo mừng. Tôi nghĩ rằng không ai trong đám chúng tôi mong đợi sẽ có ngày quay trở lại một đất nước mà chúng tôi đã mòn mỏi muốn rời xa trong một thời gian dài. Thật khó mà nói lời từ giả với nhau tại căn cứ Clark, và lời tạm biệt của chúng tôi đã đong đầy cảm xúc. Mọi người hứa sẽ giữ liên lạc thường xuyên, một chuyện mà chúng tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua, cho đến khi cái chết bắt đầu phân tán hàng ngũ của chúng tôi. Tuy nhiên, không có cảm xúc lẫn lộn khi bọn tôi rời Việt Nam, và không cai mong đợi sẽ thắt lại sợi giây liên hệ với Việt-Nam trong tương lai. Ấy thế mà tôi lại trở lại Việt Nam. Tôi đã đi nhiều lần như thế kể từ khi chiến tranh kết thúc. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, và người Việt là chủ nhà hiếu khách. Hầu hết các chuyến thăm viếng của tôi là những công du chính thức: kiểm điểm con số các tù nhân và người Mỹ bị mất tích trong chiến tranh, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia chúng tôi, và thúc đẩy một mối quan hệ trong tương lai sẽ phục vụ lợi ích cho cả hai nước. Tôi đã kết bạn với những người đã từng là kẻ thù của mình. Và trở nên quyến luyến một nơi tôi đã từng chán ghét. Tôi hài lòng rằng Mỹ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc xây dựng một mối bang giao tích cực, hữu ích cho cả hai bên, trên đống điêu tàn đổ nát của một cuộc chiến tranh mà hậu quả đã là một bi kịch đối với cả hai dân tộc chúng ta. Ngày nay, oán trách cũ được thay thế bằng niềm hy vọng mới. Số lượng dân Mỹ về thăm Việt Nam mỗi năm mỗi gia tăng – kể cả ba Tổng thống Hoa Kỳ trong lúc còn đương nhiệm – họ được thu hút bởi thiên nhiên tươi đẹp và con người thân thiện của đất nước này. Thương mại song phương đã tăng hơn 80 lần so với năm 1994, khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại của mình. Điều này đã làm lợi cho người dân của cả hai nước và giúp cho hàng triệu người Việt Nam tự nâng mình lên thoát khỏi cơn đói nghèo. Tương tự như vậy, mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã phát triển đến một mức độ mà chỉ trong một thập niên trước đây người ta cũng không thể tưởng tượng nổi. Quân đội của chúng ta cùng nhau diễn tập, và Vịnh Cam Ranh là một cảng của điểm hẹn cho Hải quân Hoa Kỳ. Trên thực tế, tàu sân bay USS John McCain, một tàu khu trục của Hải quân Hoa kỳ được mang tên cha và ông nội tôi, gần đây đã thực hiện một chuyến viếng thăm cảng Đà Nẵng, điều đó cho thấy rằng nếu bạn sống đủ lâu, bất cứ điều gì cũng có thể. Tuy nhiên, khi nói đến những giá trị mà người Mỹ yêu quý – tự do, nhân quyền và pháp quyền – hy vọng cao nhất của chúng tôi đối với Việt Nam phần lớn vẫn chỉ là hy vọng. Chính quyền Hà Nội vẫn giam cầm và ngược đãi những người bất đồng chính kiến ôn hòa, các nhà báo, các blogger, người dân tộc thiểu số và tôn giáo vì lý do chính trị. Họ vẫn duy trì một thứ pháp luật tổng quát, chẳng hạn như Điều 88, cấp cho nhà nước một quyền lực gần như không giới hạn đối với các công dân của mình. Chính phủ vẫn chưa có những hành động nhỏ nào có thể đưa Việt Nam dứt khoát về đúng phía của các quyền con người được quốc tế công nhận, chẳng hạn như phê chuẩn và thực hiện Công ước Chống tra tấn. Trong một bước tích cực gần đây, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu một cuộc đối thoại với Tổ chức Ân xá Quốc tế cùng với đề nghị rằng Việt Nam cuối cùng có thể cải cách hiến pháp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền dân sự và chính trị cho công dân họ. Tôi chân thành hy vọng như vậy – bởi khi các mối quan hệ tuyệt vời có thể được xây dựng trên cơ sở lợi ích chung, một quan hệ Mỹ-Việt Nam hiện đang có, thì các mối quan hệ đối tác tuyệt hảo và lâu dài nhất luôn luôn đặt căn bản trên một nền tảng chia sẻ những giá trị chung. Trong thử thách này, cũng như trong tất cả các thách thức khác mà hai nước đã cùng nhau vượt qua, tôi vẫn giữ ý định làm người bạn trung kiên của Việt Nam. Hai nước chúng ta có một quá khứ khó khăn và đau lòng. Nhưng chúng ta đã không ràng buộc mình với quá khứ đó, và bây giờ chúng ta đang đi một con đường từ hòa giải đến tình bạn chân thật. Viễn tượng đầy hứa hẹn này là một trong những bất ngờ lớn nhất và hài lòng nhất trong cuộc đời tôi, một điều mà tôi mong đợi sẽ mang lại cho tôi nhiều ngạc nhiên hơn nữa trong những năm tới.
Thái Anh dịch I've made friendships with former enemies. A regret is that they don't yet enjoy the freedoms Americans hold dear. Forty years ago on March 14, my fellow prisoners of war in North Vietnam and I, dressed in cheap civilian clothes that had been provided to the 108 of us for the occasion, boarded buses for Gia Lam airport on the outskirts of Hanoi. A big green American C-141 airlifter was waiting there to fly us to Clark Air Force Base in the Philippines. At the airport, we lined up in formation according to our shoot-down date, and we tried to maintain a military bearing as cameras whirred and clicked and a noisy crowd of Vietnamese observed us. American and Vietnamese officers sat at a table, each holding a list of prisoners. When it was time for a prisoner to step forward, representatives from both militaries called out his name. They called my name, and I took a few steps toward the table and saluted. A U.S. naval officer returned my salute, smiled and shook my hand, and escorted me across the tarmac and up the ramp into the plane.
John McCain leads a column of men released from a POW camp, March 14, 1973, in Hanoi, North Vietnam. Getty Images. I made the trip with two of my closest friends, Air Force officers Bud Day and Bob Craner, whose example and encouragement I had relied on for over five years. A few minutes into the flight, the pilot announced that we were "feet wet," which meant we were now flying over the Tonkin Gulf and were in international air space. Everyone cheered. I doubt that any of us expected we would ever return to the country we had yearned to leave for so long. It was hard to say goodbye to each other at Clark, and our farewells were very emotional. We made promises to stay in frequent contact, which we would do over the years, until death began to thin our ranks. There were no mixed emotions, however, as we took our leave of Vietnam, and no desire to renew the acquaintance in the future. As it turned out, I would return to Vietnam. I've been back many times since the end of the war. It's a beautiful country, and the Vietnamese are welcoming hosts. Most of my visits have been for official business: accounting for American POW/MIAs, helping to facilitate the normalization of relations between our countries, and promoting a future relationship that will serve both countries' interests. I've made friendships with people who were once my enemies. I've become fond of a place I once detested. I am pleased that America and Vietnam have made so much progress in building a productive, mutually beneficial relationship in the wreckage of a war that was a tragedy for both our peoples. Today, old grievances are being replaced by new hopes. Increasing numbers of Americans visit Vietnam every year—including three U.S. presidents while in office—drawn to the country's spectacular natural beauty and friendly people. Bilateral trade is more than 80 times greater than it was in 1994, when the U.S. lifted its trade embargo. This has benefited the people of both countries and enabled millions of Vietnamese to lift themselves out of poverty. Similarly, the two countries' defense relationship has evolved to an extent that was simply unimaginable even a decade ago. Our militaries exercise together, and Cam Ranh Bay is again a port of call for the U.S. Navy. Indeed, the USS John McCain, a Navy destroyer named after my father and grandfather, recently made a port visit into Danang, which shows that if you live long enough, anything is possible. And yet, when it comes to the values that Americans hold dear—freedom, human rights and the rule of law—our highest hopes for Vietnam still remain largely just hopes. The government in Hanoi still imprisons and mistreats peaceful dissidents, journalists, bloggers, and ethnic and religious minorities for political reasons. It still maintains sweeping laws, such as Article 88, that give the state nearly unlimited power over its citizens. The government still hasn't taken modest actions that could put Vietnam squarely on the right side of internationally recognized human rights, such as ratifying and implementing the Convention Against Torture. In a positive recent step, the Vietnamese government has begun a dialogue with Amnesty International and suggested that Vietnam may finally reform its constitution to better protect civil and political rights for it citizens. I sincerely hope so—for while great relationships can be built on the basis of common interests, as the U.S.-Vietnam one is now, the best and most enduring partnerships always rest on a foundation of shared values. In this challenge, as in every other challenge that the two countries have overcome together, I intend to remain Vietnam's dedicated friend. Our countries had a difficult and heartbreaking past. But they didn't bind themselves to that past, and they are now traveling the road from reconciliation to true friendship. This promising prospect is among the biggest and most satisfying surprises of my life, one that I expect will astonish me more in the years ahead. Mr. McCain is a U.S. senator from Arizona. Source: THE WALL STREET JOURNAL |
Tuesday, March 18, 2014
Về Một Điều Em Chưa Từng Nói
Thơ Phương Anh
Lần đầu tiên quen anh em yêu nhất là đôi bàn tay, những ngón tay thuôn dài đẹp nét thư sinh, có ngón tay chưa đeo nhẫn cưới. Có phải những người làm thơ chưa nói về bàn tay đẹp của người đàn ông? riêng em viết về bàn tay của anh bằng những lời thơ đẹp nhất bài thơ ca ngợi tình yêu... Em nhớ hoài buổi sáng hôm ấy Sài Gòn vào thu trời còn vương vương nắng em đứng với K. ở sân trường chờ đổi thẻ sinh viên khi anh đứng vào hàng làm quen bàn tay bối rối vuốt trên tóc bàn tay có những ngón thuôn dài không cần làm dáng em nghe thơ đang chạy trên tay anh và tim em, cũng ngân nga những nốt nhạc tuyệt vời... Lần đầu tiên đi chơi với anh mình vào quán nước em nhớ Givral hôm ấy bên ngoài cửa kính mưa bay lất phất anh gọi cho em ly kem em đã ngơ ngẩn nhìn bàn tay làm duyên với điếu thuốc bàn tay cầm lên chiếc muỗng bàn tay đẩy ly kem em nghĩ, số mệnh mình đã buộc vào đôi bàn tay đó! Lần đầu tiên đi xem ciné với anh ở Rex em nghĩ, anh vẫn chưa quên nhân vật phim Jane Eyre mà anh vẫn ngợi ca lòng chung thủy! trên vỉa hè Sài Gòn bao nhiêu góc đường bao nhiêu lần anh đã đứng lại hôn em khi anh đặt những ngón tay lên môi em em thấy hạnh phúc gói kín trong một không gian thật nhỏ mà thật đầy. Lần đầu tiên anh đến thăm ba má em trên chiếc ghế salon trong phòng khách anh ngồi tiếp chuyện với ba hai bàn tay đan nhau - trên gối em không nghe anh nói chỉ xúc động nhìn đôi bàn tay em nghĩ, đó là món quà cầu hôn mà em trân quý nhất. Những ngày mình sống bên nhau bao nhiêu lần nhìn bàn tay anh em vẫn thấy lòng bồi hồi xúc động dù chưa một lần em đã chia xẻ với anh về điều nầy bao nhiêu lần, những lúc anh lái xe em ngồi bên cạnh ngắm nhìn bàn tay anh trên volant thấy mình có tất cả những gì người ta gọi là hạnh phúc những lúc đó em thấy lại bàn tay bối rối ngượng ngập vuốt tóc trên sân trường Sài Gòn một ngày rất xưa... Những người làm thơ chưa viết về bàn tay của người đàn ông riêng em viết về bàn tay của anh để đóng khung bài thơ đẹp nhất của mình. Phương Anh |
Monday, March 17, 2014
Lắng Nghe Tiếng Sóng Thì Thầm
Thơ Châu Chi
Em hãy ngồi xuống đây Lặng yên trên cát ướt Nghe tiếng sóng thì thầm Trong không gian thinh lặng Em hãy ngồi xuống đây Lặng yên và lặng yên Nghe lời biển nhịp nhàng Êm êm như mẹ ru Em hãy ngồi xuống đây Nghe sóng vỗ rì rào Kể chuyện sóng lang thang Rong chơi trên bãi vắng Em hãy ngồi với ta Nhìn nắng vàng lướt sóng Theo dõi cánh chim âu Thả trôi đi phiền muộn Nghe trong từng nhịp thở Nhạc điệu của tâm yên Em hãy ngồi cùng ta Nghe sóng biển... thì thầm ! Châu Chi Sunset Beach Cali, Tháng Ba, 2014 |
Saturday, March 15, 2014
Một Ngày Hướng Đạo, Một Đời Hướng Đạo
Trưởng Nguyễn Trung Thoại - Ngựa Chịu KhóMột Ngày Hướng Đạo, Một Đời Hướng Đạo(Once A Scout, Always A Scout – Scout D’un Jour, Scout Toujours) |
Thân gửi đến các bạn đã từng là Hướng Đạo Sinh, dù chỉ một ngày; hoặc những ai có tấm lòng với Phong Trào Hướng Đạo. Xin được kính dâng lên hương hồn Trưởng Nguyễn Trung Thoại đã sống trọn vẹn với phong trào Hướng Đạo cho đến hơi thở cuối cùng.
Trần Đình Phước - Voi Chăm Chỉ Hiện nay Phong Trào Hướng Đạo đang hoạt động ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngoại trừ vài nước theo chế độ cộng sản thì chưa thấy hình thức sinh hoạt này. Đây là một phong trào giáo dục tốt, nhằm mục đích hướng dẫn thanh thiếu niên có cuộc sống lành mạnh và hữu ích cho xã hội. Khi đến với Hướng Đạo là xem như tham dự một cuộc chơi hoàn toàn tự nguyện. Tuy rằng đơn giản và hấp dẫn. Nhưng hiếm Hướng Đạo Sinh nào tham dự đến hết cuộc chơi. Hầu như đa số bỏ cuộc nửa chừng vì nhiều lý do khác nhau. Trưởng Hướng Đạo Nguyễn Trung Thoại - tên rừng Ngựa Chịu Khó là một trong ít Hướng Đạo Sinh đã có mặt ở cuộc chơi từ đầu cho đến cuối. Thấm thoát đã hơn tám năm Trưởng đã giã từ cuộc chơi Hướng Đạo. Sự ra đi bất ngờ đã để lại rất nhiều thương tiếc cho anh chị em Hướng Đạo Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Riêng đối với gia đình tôi, Trưởng Nguyễn Trung Thoại là một tấm gương sáng, là động cơ thúc đẩy chúng tôi vững tiến trên bước đường hướng đạo, mà có đôi lúc tưởng chừng như đầu hàng vì những cam go, khó khăn và hoàn cảnh phức tạp tình cờ đưa đến. Khi đọc bản tin trên Đặc San Liên Lạc số 55, phát hành vào tháng 9, năm 2005. Trên trang 3 “Lá Thư Mùa Hè”, phần cuối “Gác mái chèo” cất cao tiếng gọi đò, dù là trong đêm vắng, tự nhiên tôi linh cảm có một điều gì là lạ và bất thường. Nhưng tôi không thể nào diễn tả được. Tôi liền Email để hỏi Trưởng Thoại những thắc mắc của tôi về đoạn văn này. Có phải đây là số Đặc San Liên Lạc cuối cùng do Trưởng thực hiện hay không? Sau đó Đặc San sẽ được bàn giao lại cho một Trưởng khác phụ trách? Trong khi chờ được trả lời, thì tôi được điện thoại của trưởng Phạm Công Tâm, Làng Bách Hợp Hoa Thịnh Đốn gọi báo cho biết là Trưỏng Nguyễn Trung Thoại đã ra đi đột ngột lúc 3 giờ rưỡi chiều ngày Thứ Bảy 8 tháng 10, năm 2005, tại Montréal, Québec, Canada. Nghe xong, Tôi thấy bàng hoàng. Tại sao lại xảy ra cho một Trưởng HĐVN mà anh chị em thương quý? Bây giờ tôi mới hiểu đưọc những gì Trưởng viết trong bản tin Liên Lạc số 55. Được coi như một lời trăn trối đã được chuẩn bị trước cho một chuyến đi vào miền miên viễn. Tôi cũng không ngờ Trưởng đã từ giã cuôc chơi hướng đạo quá nhanh, không kịp “Lúc Thú Vui Này, Lòng Càng Quyến Luyến Anh Em Chúng Mình...” với anh chị em Hướng Đạo Việt Nam. Giữa Trưởng và gia đình tôi không hề quen biết truớc. Tất cả chỉ trao đổi qua lại Email và đôi khi điện thoại thăm hỏi nhau. Một hôm, Trưởng Email cho biết sắp sang California. Tôi đã vội vàng trả lời ngay “Khi nào Trưởng qua nhớ điện thoại cho gia đình em biết. Tụi em bằng mọi cách sẽ đến thăm. Đây cũng là một vinh hạnh mà Trưởng dành cho gia đình em." Khoảng đầu tháng 4, năm 2005, Trưởng Thoại báo tin đã đến Cali thăm gia đình người con trai út là Nguyễn Trung Tường đang ở Walnut Creek và hẹn với gia đình tôi cố gắng đến dùng bữa cơm trưa với anh chị nhé! Thú thật, bà xã tôi và tôi bân công ăn, việc làm. Còn con trai tôi thì đang học xa. Tuy nhiên, gia đình tôi cũng đã thu xếp để đến thăm Trưởng vì biết đến bao giờ mới có cơ hội gặp. Tôi nhớ hôm đó là Chúa Nhật, ngày 3 tháng 4, năm 2005. Sau gần hai tiếng lái xe từ San José đi Walnut Creek, gia đình tôi đã được Trưởng cùng gia đình tiếp đón trong tình huynh đệ hướng đạo thật đầm ấm. Bữa ăn trưa rất đơn giản gồm các món Huế do gia đình Trưởng nấu và một ít thức ăn, bánh trái do gia đình tôi mua từ San José mang lên. Trong khi vừa ăn vừa trao đổi nhiều câu chuyện. Trưởng nói về những năm tháng gian truân trong cuộc đời làm công chức. Tốt nghiệp Khoá I Học Viện Quốc Gia Hành Chánh vào năm 1956, cùng với cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn. Trưởng đã từng là Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị. Một tỉnh thuộc vùng địa đầu gìới tuyến từ năm 1968 đến năm 1970. Có lẽ Trưởng là một trong ít giới chức dân sự nắm giữ trọng trách đứng đầu một tỉnh? Thông thường những viên chức đứng đầu tỉnh hay quận đều do phía quân đội đảm trách. Chức vụ sau cùng là Phó Đổng Lý Văn Phòng Bộ Nội Vụ từ năm 1971-1975. Ngoài nhiều huy chương và bằng tưởng lục nhận được, Trưỏng còn được ân thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Một loại huy chương cao quý của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà trao tặng cho những cá nhân có công trạng lớn, đóng góp quan trọng cho đất nước. Có thể nói Trưởng là một trong số ít công chức được trao thưởng loại huy chương đặc biệt này. Trưởng tiếp tục kể qua về những sinh hoạt của Hưóng Đaọ Việt Nam trước năm 1975. Tình cảm, cách đối xử giữa anh chị em Hướng Đạo với nhau rất chân thành, thắm thiết. Đôi lúc có những bất đồng. Nhưng vì sự nghiêp chung đã dẹp bỏ những tị hiềm, dẹp bỏ đi tự ái cá nhân, bỏ qua những khác biệt để cùng nhau chung sức xây dựng phong trào mỗi ngày mỗi lớn mạnh hơn. Vào lúc đó Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam đuợc phát triển ở nhiều nơi. Hầu như khắp các tỉnh, thành phố đều có các đơn vị hướng đạo sinh hoạt vào cuối tuần. Những kỳ trại Đạo, Châu, Miền, Vùng toàn quốc được thường xuyên tổ chức đã nói lên sự lớn mạnh vững vàng của tương lai Hướng Đạo Việt Nam. Tuy nhiên sau ngày 30 tháng 4, năm 1975, trụ sở Hội HĐVN, số 18 đường Bùi Chu (nằm đối diện Nhà Thờ Huyện Sĩ) bị tịch thu. Hội HĐVN tự động giải tán. Mọi hoạt động coi như hoàn toàn chấm dứt. Trưởng rất quan tâm đến Hướng Đạo Trưởng Niên. Trưởng HĐVN kỳ cựu Mai Ngọc Liệu (năm nay 96 tuổi - sanh năm 1918) và Trưởng cùng biên soạn quy ước sinh hoạt Hướng Đạo Trưởng Niên, nhằm mục đích giúp các anh chị em hướng đạo, hay những người lớn tuổi vẫn còn yêu thích phong trào hướng đạo có cơ hội gần gũi với môi truờng sinh hoạt này. Ngoài ra, Trưởng đặc biệt nhấn mạnh là cần phải làm cách nào để phát triễn Phong Trào Nữ Hướng Đạo trong sinh hoạt Hướng Đạo Việt Nam ở hải ngoại, vì phong trào này ở các nơi có Hướng Đạo Việt Nam còn rất yếu và chưa được quan tâm lắm! Trưởng còn là một thành viên quan trọng trong Hội Nghị Costa Mesa vào đầu Tháng Bảy, năm 1983, nhằm tái hoạt động Hướng Đạo Việt Nam tại hải ngoại. Sau hội nghị này, một cơ chế được hình thành với danh xưng là Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam. Trưởng được mời giữ trách nhiệm Phó Chủ Tịch và Cố vấn HĐTƯ/HĐVN cho đến khi lìa rừng.
Ngày 1 tháng 7 năm 2002, nhân dịp khai mạc trại họp bạn Hướng Đạo Việt Nam Toàn Thế Giới - Thăng Tiến 7 - được tổ chức ở Houston, Texas. Trưởng Mai Ngọc Liệu, Cố Vấn, Đai Diện Ban Thường Vụ HĐTƯ/HĐVN đã trao tặng Bắc Đẩu Huân Chương cho Trưởng. Đây là phần thưởng danh dự nhất dành cho những Trưởng có công đóng góp và hy sinh cho sự xây dựng và phát triển Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam. Trưởng luôn luôn khuyên và nhắc nhở gia đình tôi hãy vững tâm mà đi trên con đường mình đã chọn. Trên sân chơi không phải lúc nào cũng êm ái, bằng phẳng. Thỉnh thoảng sẽ bắt gặp những hạt sạn, các viên đá nhỏ và gai góc. Điều quan trọng là mình phải tìm cách đi trên đó mà không bị đau chân. Mục đích chính là giúp và giáo dục thanh thiếu niên có hướng đi tốt, để sau này các em có cơ hội đóng góp, phục vụ cho cộng đồng và đất nước. Vừa nói, vừa cười, rồi hát “Hướng Đạo Việt Nam Khó Khăn vô cùng.” Các em ơi! Do đó hãy:
Vui ca lên, nào anh em ơi! Trưởng Nguyễn Trung Thoại đã an giấc nghìn thu tại Nghĩa Trang Le Repos St-Francois d’Assie 6893 Sherbrooke Est, Montréal, Québec, ngày 15 tháng 10 năm 2005. Hưởng thọ 76 tuổi. Ngoài hiền thê, các con cháu, thân nhân, bạn hữu ở Canada, còn có rất nhiều anh chị em hướng đạo các nơi đã tề tựu về đây để cùng hát bài ca “Vĩnh Biệt” một Trưởng đã hoạt động suốt cuộc đời cho Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam. Hôm nay ngồi viết những dòng chữ này, gia đình tôi thấy những lời khuyên bảo của Trường là bài học quý giá đã giúp chúng tôi tiến bước trên đường phục vụ cho thanh thiếu niên và đóng góp cho phong trào hướng đạo. Xin được cảm ơn Phong Trào Hướng Đạo đã giáo dục và trang bị cho tôi hành trang vào đời, để giúp tôi có đầy đủ bản lãnh vượt qua những hoàn cảnh nghiệt ngã, bi thảm trong cuộc sống, mà có lúc tưởng chừng như đầu hàng chấp nhận. Cảm ơn các anh chị Trưởng đã dạy cho tôi những kỹ năng chuyên môn Hướng Đạo. Dạy cho tôi biết sống làm sao cho đúng với Luật và Lời Hứa Hướng Đạo. Cũng như biết sống thế nào là tử tế và phải có tấm lòng tha nhân. Phải biết nghĩ đến những người chung quanh khốn khổ đang cần sự giúp đỡ. Quan trọng nhất là “Hãy luôn luôn vui tươi trước mọi sư khó khăn.” Điều luật số 8, mà bất cứ Hướng Đạo Sinh nào cũng thuộc nằm lòng. Làm sao tôi có thể quên ngày được trao khăn quàng? Ngày được tuyên hứa để chính thức trở thành một Hướng Đạo Sinh thực thụ trong phong trào Hướng Đạo? Hát những bài ca ngắn vui tươi, hồn nhiên cho tuổi thơ. Những lần đi cắm trại được hoà nhịp sống, tiếp xúc với thiên nhiên. Những khi ngồi tĩnh tâm cùng anh em Hướng Đạo bên ánh lửa bập bùng trong đêm vắng. Những khi tham gia làm công tác xã hội, như: cứu trợ nạn nạn nhân gặp thiên tai, thăm Viện Dưỡng Lão Thị Nghè giúp người già neo đơn, trình diễn văn nghệ ở Cô Nhi Viện An Lạc, trại Giáo Hoá Thủ Đức để giúp vui cho các trẻ em kém may mắn... Tất cả là những kỷ niệm đẹp không thể nào phai nhoà, dù đã trải qua bao năm tháng thăng trầm, trôi nổi gần hết một kiếp người. Giờ này đây chắc là Trưởng đã gặp Người sáng lập ra phong trào Hướng Đạo Thế Giới, Lord Robert Baden-Powell, và những Trưởng kỳ cựu khác, cũng như tất cả các Anh Chị Em Hướng Đạo Việt Nam đã hy sinh cho sự phát triển và phổ biến Phong Trào Hướng Đạo tại Việt Nam. Hiện nay tại Sài Gòn và một vài tỉnh đã thấy những sinh hoạt giống Hướng Đạo trước kia. Vào cuối tuần xuất hiện những bộ đồng phục Hướng Đạo ở Công Viên Tao Đàn, Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi cũ, Vườn Hoa trên đường đi vào Phi Trường Tân Sơn Nhất... Nhiều khoá huấn luyện về kỹ năng Hướng Đạo, nghề Trưởng, chuyên hiệu Rừng đã được mở ra. Những kỳ trại lớn tổ chức rất quy mô được nhiều anh chị em tham dự như: Trại Họp Bạn Bách Việt (Bách Việt Jamboree.) để kỷ niệm 80 năm thành lập Hướng Đạo Việt Nam (1930 - 2010). Hy vọng trong một tương lai không xa lắm Phong Trào Hướng Đạo tại Việt Nam sẽ được tái hoạt động. Áp dụng đúng theo nguyên lý và phương pháp hướng đạo. Lấy các lời hứa và luật hướng đạo là phương châm chính trong sinh hoạt để cho thanh thiếu niên có một sân chơi bình yên và trong sáng. Ngõ hầu các em sẽ trở thành những công dân hữu dụng cho đất nước. Biết phục vụ nhân quần, xã hội và đóng góp tài trí cho việc kiến thiết một nước Viêt Nam vững mạnh. Để từ đó, cùng sánh vai đi lên với các con Rồng Châu Á khác. Điều này những ai thương mến và có tâm huyết với Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam cũng đều mong muốn sớm được trở thành hiện thực. Mong lắm thay!
Trần Đình Phước - Voi Chăm Chỉ |
Wednesday, March 12, 2014
3 Chàng Phó Nhòm
Kỷ Niệm Một Buổi Đi Săn Ảnh
Models & Photographers:
Trịnh Ngọc Dũng, Michael Châu & Hoàng Khai NhanLocations:
Bolsa Chica Ecological Reserve & Huntington Beach Library ParkClick on Left/Right arrow to see previous/next photo!
Click on Left/Right arrow to see previous/next photo!
Click on Left/Right arrow to see previous/next photo!
Click here to see all photos!
Monday, March 10, 2014
Bài Dịch Còn Nợ Thầy
Thú tội với thầy Trần-Trung-Lương tức nhà văn Trà LũTùy bút Trần-Công Anh-Dũng ( Học sinh Chu Văn An 1959-1964 ) - Thầy tới tụi bây ơi! Cả lớp đang ồn ào bỗng tiu nghỉu và tắt lịm theo cách của một quả bóng thình lình bị xì hơi. Chúng tôi, học trò Nhị B6, Chu-Văn-An Saigon, trong tuần thứ hai của niên khoá 1962-1963, đang nhen nhúm hy vọng giáo sư Anh Văn hôm nay... bị ốm vì đã gần 10 phút qua, thầy vẫn chưa đến. Những đứa có đầu óc suy luận kiểu Sherlock Holmes cũng hy vọng thầy nghỉ nhưng đoán là thầy bị hư xe và mắng những đứa hy vọng thầy ốm là một bọn học trò vô ơn, dám trù ẻo thầy! Một đứa gốc Huế vừa từ Đà Lạt chuyển trường vào lớp tôi từ năm ngoái góp thêm hai chữ “đặc sệt” của đất... mè xửng: “Vô hậu!” Trường phái “Sherlock Holmes” kể ra cũng rất có lý, một người cao lớn uy nghi như thầy thật khó mà... bị ốm trừ khi thầy... muốn! (Ước gì thỉnh thoảng thầy... “muốn” như vậy nhỉ!) Thầy vào lớp vừa bước nhanh tới bàn giáo sư vừa phẩy tay cho học trò ngồi xuống và nói một điều hiển nhiên ai cũng biết rổi: “Hôm nay tôi đến muộn” Thầy không nói lý do và chúng tôi, sau hơn một năm sở hữu văn bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp lại thêm cuối năm nay thi Tú Tài I, cũng đủ khôn ngoan để không hỏi, dù miệng đứa nào cũng đều “ngứa” kịch liệt! - Các anh chép bài dịch. Chúng tôi lao xao giở vở, thầy ngồi xuống ghế rút trong cặp ra một quyển sách (nom có vẻ “cổ lỗ sĩ” như bí kíp võ công lâu nay nằm trong thạch động) bàn tay tả giữ gáy sách, tay hữu thầy vung ra một hư quyền vào không khí, đột nhiên quyền biến thành chưởng, chưởng biến thành trảo, trảo biến thành chỉ, chả biết thầy có làm dấu trước hay không mà ngón trỏ thầy ngoéo nghe “xọet” một tiếng quyển “bí kíp” được mở ra và thầy khởi sự đọc thao thao khiến tụi tôi viết lia lịa. Tựa bài: Học Trò Nhớ Ơn Thầy (chấm xuống giòng) Có tiếng xầm xì: Chết cha! Chắc Thầy biết tụi mình trù thầy ốm, thầy cho dịch một bài “morale” dài hai trang! Ông Carnot xưa là một ông quan to nước Pháp (phẩy) - Thưa thầy chữ Carnot viết làm sao ạ?” - Học đến đệ nhị rồi mà không biết viết chữ Carnot à! Xem người bên cạnh. Mạng sườn bên trái, bên phải của tôi cùng lúc bị hai cùi chõ ưu ái hích vào mời mọc; nghe thấy từ bên trái “đây này”, nghe từ bên phải “xem tao nè! Học thầy không tầy học bạn”, một đứa đàng trước... chõ mõm xuống “thế mà cũng hỏi”, đàng sau có tiếng rúc rích vọng lên “đồ ngốc”! Tôi vội vàng copy ngay chữ Carnot vừa lắng nghe xem có đứa nào mắng mình thêm không! May quá! Hết rồi! Như thế là cứ 5 đứa trong lớp tôi thì có một đứa không biết viết chữ Carnot tức là 20% dân số nằm trong category “đồ ngốc”. Tôi ở trong 20% đó, cũng còn đông chán! Không đến nỗi nằm trong “bottom ten” của lớp. Thầy đọc tiếp “một hôm nhân lúc rảnh việc về chơi quê nhà (chấm) Khi ông đi ngang qua trường học ở làng (phẩy) trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé (phẩy) bấy giờ đã đầu tóc bạc phơ đang ngồi trong lớp dạy học (chấm). (Ê tụi mày, bao giờ tóc thầy bạc phơ là tao thành quan lớn đấy nhé! – Dễ chỉ có mày mới thành quan lớn hả? – Tụi mày đừng tưởng bở, trông thầy như John Wayne thế kia, cầu cả trăm năm nữa tóc ổng mới bạc!) Thầy đọc đều đều: “Ông ghé vào thăm trường và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà rằng: “Tôi là Carnot, thầy còn nhớ tôi không?” (Sao học trò lại xưng “tôi” với thầy? Phải xưng “con” chứ – Tại ông ấy là quan lớn thì xưng tôi được rồi -– Hai thằng mày ngốc ngang ngửa với nhau đó! Tây nó không có chữ “con”) Thầy hắng giọng, “mấy anh ngồi gần cửa sao ồn thế?” “Thưa thầy, anh ấy hỏi con chữ Carnot này với chữ Carnot lúc nãy viết có giống nhau không ạ?” Cả lớp được dịp xả “van nín cười”, có đứa tận cuối lớp nhân dịp “đánh hôi”: “Xin thầy cho nó xuống Đệ Tam học lại ạ!” Thầy đọc tiếp, giọng cao hơn để vãn hồi trật tự, “Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng (hai chấm mở ngoặc kép) Ta bình sinh (phẩy) nhất là ơn cha mẹ (phẩy) sau là ơn thầy ta đây (phẩy) vì nhờ có thầy chịu khó dạy bảo ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay (chấm hết). Tôi mơ hồ nghĩ rằng phải đóng ngoặc kép trước khi chấm hết nữa mới phải, nhưng thấy hôm nay mình bị mắng... đủ rồi nên không dám mạo hiểm nhắc thầy nữa. Tụi tôi vừa viết vừa ngạc nhiên và thích thú vì câu chuyện trong đề bài ngắn ngủi nhưng súc tích; nội dung khác hẳn những bài khảo sát, dịch xuôi, dịch ngược đã từng có suốt năm Đệ Tam. Tuy thấy lý thú nhưng cũng có băn khoăn vì văn phong nhiều cổ hơn kim không biết tìm câu chữ tiếng Anh tương đương ra sao mà dịch. Trước khi sang bài học về văn phạm, thầy bảo thằng-luôn-mồm-mắng-tôi-“đồ ngốc” đọc lại cho cả lớp dò; thầy tín nhiệm nó vì trong tuần đầu nó đã có dịp trả lời một hai câu thầy hỏi... quá trình độ của chúng tôi! Làm sao báo động được cho thầy biết, nó là thằng “nghịch đồ” vì từ đây về sau nó sẽ ngày đêm “trù” cho thầy mau bạc tóc để nó sớm làm quan lớn. Bài dịch này tuần sau phải nộp cho thầy chấm điểm, nhưng vì là đứa chậm lụt (“đồ ngốc” có... marque déposée mà lỵ!) nên phải lo xa; giờ ra chơi tôi... lễ phép đến hỏi một thằng giỏi kinh khủng khác, thằng này không mắng tôi là “ngốc” ra miệng bao giờ, nhưng sau mỗi lần “giải đáp miễn phí”, nó mắng tôi bằng nụ cười tủm tỉm. Dẫu sao thì cũng đỡ khổ hơn; nghe chửi bằng visual only thì dễ chịu hơn là audio-visual! “Ông Carnot xưa” thì dịch làm sao? Lại còn “về chơi quê nhà” đâu thể dịch là về thăm quê nhà được, đúng không? Còn ba chữ này nữa: “Ta bình sinh...” làm sao dịch đây. Trước khi nhún vai, nó thọc hai tay vào túi quần cho có vẻ Tây rồi phụ đề Việt ngữ: “Ta bình sinh... chưa dịch Luân Lý Giáo Khoa Thư bao giờ!” Lần này nó không tủm tỉm cười mắng khéo tôi là ngốc; chắc hẳn nó cũng chưa biết dịch thế nào thật! Với... nhân duyên vi diệu, hơn 50 đứa chúng tôi từ nhiều... định mệnh khác nhau năm này cùng lọt vào một lớp lãnh chung “cộng nghiệp” phải dịch bài “Ông Carnot xưa...”! (Nhiều phần... bí bẩy còn ba, bí hai còn một... chắc là cũng bí luôn!!!) Nhưng thình lình, cứ như do kết qủa tốt từ những nhân lành chúng tôi rải rác gieo trồng từ kiếp trước, bài dịch này cả lớp tôi... “thoát” không phải nộp, vì tuần lễ sau đó có sự sắp xếp lại Thời Khoá Biểu, thầy qua dạy hai lớp bên cạnh (hiển nhiên vì hai lớp đó... kém Anh Văn hơn lớp tôi nhiều! Hi hi!) chúng tôi có giáo sư Anh Văn khác vị này “chuyên trị” các bài comprehension rất đắc dụng cho kỳ thi Tú Tài I của chúng tôi cuối niên khoá, nhưng xin để kể vào dịp khác. Thầy trong “episode” này là Giáo Sư Trần–Trung–Lương. Từ bấy đến giờ đã bao nhiêu năm trôi qua cùng với việc đời nương dâu bãi biển, Thầy không còn dạy học nữa mà lâu nay ung dung nhàn tản vẩy bút làm gió làm mưa một cõi Canada mênh mông và đem niềm vui đến cho Cộng Đồng Người Việt khắp cùng hải ngoại qua những hài văn... “vui không chịu được” trên các báo chí, websites Việt Ngữ cũng như qua các tuyển tập Truyên Ngắn, Truyện Cười đã xuất bản. Thầy tha thiết yêu mến quê hương, lấy tên làng Trà Lũ, tên sông Trà Lũ quê Thầy làm bút hiệu. Chuyện Thầy kể rạt rào tình cảm yêu mến đất đai con người quanh Thầy xưa cũng như nay; văn chương của Thầy như dòng sông chảy vừa vui nhộn vừa hiền hoà, miệt mài và bất tận. Cầu mong sức khỏe của Thầy cũng bền bỉ như giòng Trà Lũ. Thấy ảnh Thầy qua truyền thông hải ngoại, tóc Thầy đã bạc nhiều nhưng tôi chắc rằng chưa có đứa “Carnot Việt Nam” nào của lớp tôi đến trình thưa: “Thầy còn nhớ con không? Con là...” Chắc đứa nào cũng còn hãi, sợ Thầy nhớ ra bài “Translate into English: Học Trò Nhớ Ơn Thầy” chưa nộp. Trần-Công Anh-Dũng |
Videos Phụ Chú
Nhà văn Trà Lũ sẽ ra mắt hai tác phẩm mới "Đất Quê Hương II" và "600 Chuyện Cười".
Phóng viên Hà Giang Người-Việt TV phỏng vấn nhà văn Trà Lũ nhân dịp chương trình ra mắt sách của nhà văn Trà Lũ tại phòng sinh hoạt Nhật báo Người-Việt ngày 15 tháng 2 năm 2014.
Chương trình ra mắt sách của nhà văn Trà Lũ tại phòng sinh hoạt Nhật báo Người-Việt ngày 15 tháng 2 năm 2014. (Nhận thấy có bạn TCAD trong đám khán thính giả.) |
Sunday, March 9, 2014
Sợ Vợ
Nói ra các bác chớ cười, Thằng chồng sợ vợ nhất đời là tôi! Vợ chưa gọi đã dạ rồi, Vợ vừa liếc mắt là ngồi im ru. Nghe xong bác bảo tôi ngu, Thì tôi chỉ biết cười trừ mà thôi. Gây với vợ chỉ thiệt thòi, Con vợ nó giận thiếu người nấu ăn. Thiếu người săn sóc bữa cơm, Thiếu người rửa chén, giặt quần áo cho. Bây giờ các bác hiểu chưa, Sợ vợ một chút, vừa no, vừa nhàn! Hoa Lục Bình |
Saturday, March 8, 2014
Hoa Hậu Hình Ống
Xanh Thỵ Nhạn Trắng
Nàng có thân hình của một hoa hậu bị lỗi. Nghĩa là thay vì vòng 2 phải nhỏ hơn 2 vòng khác. Nhưng với nàng, cả 3 vòng đều ngang bằng nhau. Thế mới oách chứ. Cứ thử thắp đuốc để tìm xem, có hoa hậu nào đẫy đà và có vòng đo tuyệt hảo như nàng? Đã thế cái đầu tóc uốn quăn xù được nhuộm vàng của nàng, cứ thỉnh thoảng lắc lư theo từng cử động và đôi mắt cười có đuôi gọi mời của nàng, làm chàng thấy khoái mới ác chứ! Chàng yêu nàng quá, cứ muốn đỡ đần bao điều nặng nhọc. Bởi thế từ việc dọn nhà, giặt giũ, chàng đều dành để làm cho nàng. Dẫu gì thì nàng cũng là cành vàng lá ngọc của chàng. Đỡ đần âu cũng là một phương pháp bảo quản nhan sắc cho nàng chứ. Vả lại, nàng đâu có rảnh tay chân tí nào đâu. Bày việc là sở trường của nàng mà. Lúc nào cũng thấy nàng hí hoáy làm việc này, việc kia, đủ chuyện. Đó là chưa kể tới cái đầu óc rối rắm của nàng. Có thể nghĩ từ việc này nhảy sang việc kia, hay bay bổng với bao điều không tưởng. Chẳng qua do nàng quá nhạy cảm, luôn cảm nhận những cái đổi thay một cách tinh tế đó thôi. Chàng đóng đèn và cắm sào quá lâu trong đời nàng, nên chỉ cần một chút đổi thay trên nét mặt của nàng, chàng đã hiểu nàng đang nghĩ và muốn gì rồi. Thói quen của nàng cũng giản đơn, nên chẳng khó khăn chi mà không biết. Dẫu thức ăn ở nhà có ngập tràn, nàng cũng phải xách giỏ lướt một vòng chợ. Nàng mê đi chợ hằng ngày còn hơn đi mua sắm ở siêu thị, bởi lẽ ở chợ luôn có những hàng hóa đột biến và đa dạng. Vả lại tại đó, nàng được mời chào một cách nhiệt tình của nhóm người bán mua. Hầu như ai cũng biết nàng thì phải. Nàng có tài mua thức ăn vặt một cách thần kỳ. Đố ai có thể lè kè 2 quả mít 2 tay và vừa kẹp thêm cái giỏ đi chợ lè kè bên hông. Thế mà bên trong giỏ lại toàn ổi, mãng cầu xiêm, sắn luộc, chuối luộc và cả thanh trà, cùng bao thứ linh tinh khác... Nói chung, chàng luôn thấy nàng mua dập dồn trái cây mỗi lần đi chợ về. Cũng phải nói nàng có độc chiêu ăn cơm ít. Mỗi bữa mỗi bát lưng, còn bao nhiêu khoảng trống trong bụng, nàng bỏ những thức ăn vặt vào cái đường chuyền thẳng tắp trong người, xay nhuyễn và ép với tốc độ máy xay gió, không cần pin hay điện để khởi động. Vèo một cái, nhẵn nhụi, sạch boong. Nói cũng oan cho nàng, chứ thực tình, lắm lúc chàng luôn phát hiện ở thùng rác, những gói thức ăn không kịp tiêu thụ bị hỏng, bị nàng lén đổ đi... Thôi thì người ta đánh bạc hay shopping mới sạch nhà, sạch cửa, chứ có nhằm nhò gì vài ba chục quà vặt mỗi ngày. Không nở bề ngang cũng nở bề dọc! Chỉ tội cái tủ lạnh phình bụng, cứ căng kè mỗi ngày, muốn trúng thực mà thôi. Có lẽ cũng nhờ vậy, mà nàng coi bộ trẻ ra so với bạn bè trong lớp còn lại. Trông họ mới thảm não làm sao! Chẳng bì với nàng, với bộ vó ngon lành, với khuôn mặt dễ cảm, làm nhiều người để mắt. Cái cặp chân dài, săn cứng. Cái bàn mông ngoai ngoai... Ôi! cả thế giới chắc phải chết dãy vì nàng chứ đâu phải riêng chàng! Đó là chưa kể đến lúc nàng trổ tài gác nhẹ bộ vó lên người chàng. Không hiểu cái lão Tôn Ngộ Không ở Tây Du Ký có cảm giác thế nào khi bị núi đè? Chứ riêng chàng, cái cảm giác mới lạ lùng làm sao! Nặng nề nhưng mà thích thú, nhất là lúc cái bộ vó đó chuyển dịch như những con yêu nữ, quấn xoắn bên Đường Tam Tạng. Chàng đê mê và quên đi bao nỗi mệt nhọc vì nàng. Tóm lại: Nàng là một hoa hậu hình ống với nhiều thói hư chàng cố dấu. Thế nhưng chàng vẫn yêu nàng, thế mới lạ chứ! Hi hi... Xanh Thỵ Nhạn Trắng |
Friday, March 7, 2014
Phiếm Luận Về Cái Cười Của Dân Tộc Việt
Nguyễn GiangLời phi lộ: "Phiếm luận" là một từ khá xưa, ngày nay ít khi dùng so với từ "tản mạn," thời thượng hơn. Phiếm luận có nghĩa là nói chuyện phiếm, chuyện tàm xàm, chẳng có chủ ý gì, chẳng chờ đợi gì. Phiếm luận không phải là lý luận, biện luận, luận án, luận văn, luận về đời, về đạo... Người nói chuyện phiếm là người nói cho mình, không tìm cách tuyên truyền hay thuyết phục ai, không tìm cách chứng minh một điều gì. Ai thích nghe thì nghe, thích bàn thì bàn, tới khi nào chán nghe chán bàn chuyện tàm phào thì ta lại... phiếm luận chuyện khác...
Cụ Nguyễn Văn Vĩnh, người có công lớn trong nền văn chương Quốc Ngữ thời phôi thai, có viết một tiểu luận về cái cười của dân tộc Việt Nam, trong đó cụ cho rằng: "Người Việt Nam mình cái gì cũng cười, hay cũng hì, dở cũng hì!" Thời xưa, các cụ lúc nào cũng cố ra vẻ đạo mạo nên không mấy thích những kẻ hay cười. Mới có 40 tuổi đã làm Tứ Tuần Đại Khánh (lễ mừng thọ 40 tuổi). Thời ấy, càng già càng phải duy trì bộ mặt nghiêm trọng! Chả bù với bây giờ, 70 tuổi vẫn lắc Techno ào ào trên sàn nhẩy. Nếu các bạn thường đi khiêu vũ ở Orange County, chắc đã mục kích một cụ bà lưng đã còng gần thành một góc thước thợ với mặt đất nhưng bản nhạc nào cũng ra nhẩy, thật đáng phục! Hồi xưa, dù thua bà cả 20 tuổi nhưng các cụ đã mặc quần áo the thâm để đi chùa hay nhà thờ rồi. Dân mình, cũng như các dân tộc Á Châu khác, chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, thường đạo mạo hay cố làm ra vẻ đạo mạo. Ngài Khổng Tử đã trịnh trọng đưa Lễ vào Nhạc. Vì thế, ngay cả đến bây giờ trên xứ Cờ Hoa, dân Mít chúng ta vẫn thưởng thức âm nhạc theo kiểu bản nhạc nào cũng như là nhạc thính phòng cả. Hãy xem các buổi trình diễn của các ban nhạc Mỹ, khán thính giả đều lắc lư thoải mái theo tiết tấu bài nhạc. Thậm chí có kẻ còn ôm lấy nhau mà... khóc, dù bản nhạc rất vui và sôi nổi (xin xem các video của ban nhạc Beatles). Tôi thấy có sự trùng hợp về thái độ thưởng ngoạn âm nhạc của các dân tộc Âu Tây và các dân tộc bộ lạc chưa khai hóa, họ cũng nhẩy múa theo điệu nhạc rất say mê. Còn chúng mình? Hãy thử xem video Thúy Nga, dù trên sân khấu có trình diễn bản GIẾT EM ĐI RỒI CHIA LY theo thể điệu Techno, bà con ở dưới vẫn ngồi yên, lắm cụ còn phơi bầy một bộ mặt suy tư. Ối giời ơi, "riết" em đi thì có gì phải suy tư, không "riết" thì em lại chê là cả đẫn bây giờ! Ấy thế mà khi thắng giải đố-nhạc-có-thưởng-tiền thì lại nhẩy cỡn lên như điên cuồng vậy. Quan niệm nào cũng phải thay đổi theo thời gian và nơi chốn. Tư tưởng của các cụ, cách đây cả thế kỷ, có nên làm khuôn mẫu cho cách xử thế của chúng ta bây giờ? Trong các buổi đấu láo với bạn bè cùng khóa 7/68 KQ tại quán cà phê Lily sáng thứ Bẩy, tụi tôi thường bàn: "Bây giờ mới thấy các cụ sai lầm nhiều lắm!" Này nhé, câu nói: "Áo không mặc qua khỏi đầu" đã sai rồi. Ngày nay còn có áo mặc không qua khỏi... ngực nữa cưa mà! Câu nói: "Trứng mà đòi khôn hơn vịt" cũng sai bạo nữa. Tụi nhỏ bây giờ quá rành computer. Các cụ ú ớ về món này lắm! Cứ lẩn thẩn xin chúng nó "tư vấn" thì có ngày tức hộc máu ra mà chết. Này nhé, vào tuổi mình đâu có điều gì cũng nhớ nổi, cái gì cũng phải ghi ra giấy. Ấy thế mà hỏi đám trẻ về computer, chúng nó cứ bấm ào ào, nhẩy từ trang này qua trang khác, mình theo bở hơi tai mà không kịp. Rụt rè hỏi lại thì chúng nó cứ gắt như mắm tôm, thậm chí lại nhìn mình như một con Dinosaur từ thời tiền sử còn sót lại. Ấy thế mà dù mình có ghi chép đình huỳnh, đọc lại vẫn không hiểu mình đã viết cái kí gì. Thật là "Chán như con gián" vậy. Ấy là chưa kể là các cụ còn có vô vàn sai lầm, từ viêc cấm đạo đến bế quan tỏa cảng, mê say văn chương mà bỏ qua phần thực dụng, chèn ép người phụ nữ... (về vụ chèn ép này thì bây giờ chúng ta vưỡn còn, nhưng chỉ hạn chế trên... giường mà thôi). Bây giờ, người ta đã công nhận lợi ích vô số từ tiếng cười. "Một tiếng cười bằng mười thang thuốc", không ai có thể chối cãi được lợi ích của tinh thần lạc quan trong việc điều trị các chứng bệnh. Bên Nhật, bên Trung Hoa cũng đang mở những lớp dậy về cách tập cười trong việc giao tế. Người Thái Lan thường tự hào quốc gia họ là "Đất Nước Của Những Tiếng Cười". Ai bảo tiếng cười không quan trọng? Tiếng cười là một vũ khí của kẻ thấp cổ bé miệng với kẻ cường hào trọc phú, là một phản ứng chống đối của người dân bần cùng với đám lãnh đạo cường trị. Sau 1975, bao nhiêu câu vè chế diễu chế độ Cộng Sản xuất hiện. Và sau này, thơ Bút Tre cũng đã là những tiếng cười dưới hình thức thật thà ngây ngô để chế diễu chế độ. Cụ Vĩnh khá võ đoán khi chẳng dựa vào một thống kê nào cả mà lại kết tội cả một dân tộc Việt Nam là hay cười! Dựa vào một vài người mà kết tội cả một dân tộc, điều này nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo và thế quyền đều mắc phải! Ấy thế mà những anh dân ngu khu đen như mình lại không có cái vụ hồ đồ như thế. Thí dụ như kẻ hèn này đã mất đứa con đầu lòng vì hai anh Mễ, nhưng không vì thế mà thù ghét dân tộc Mễ Tây Cơ, bằng cớ là kẻ hèn này vẫn mặc đồ Mễ để hát nhạc Mễ như thường. Nếu cụ Nguyễn Văn Vĩnh sống đến bây giờ, chắc cụ sẽ... yêu mấy anh già ở Bắc Bộ Phủ lắm, vì mấy anh chóp bu của đảng Cộng Sản Việt Nam này mặt mũi khi nào cũng đăm đăm như bị táo bón, có bói cũng chẳng ra một nụ cười! Nghe nói cụ Vĩnh sau này cũng nhẩy xổ vào thương trường, nhưng có lẽ vì không biết dùng nụ cười làm vũ khí chiến lược nên thất bại nặng, đến nỗi cuối đời phải thất thểu sang tận xứ mắm ngóe để... đào vàng. Các cụ nhà ta luôn ghét tiếng cười! Cụ Vũ Tài Lục thì bảo: "Một trong những tính dâm của phụ nữ là chưa nói đã cười." Lạy thánh mớ bái, trong 100 tướng dâm của người phụ nữ mà cụ liệt kê, thì những người con gái tôi quen (kể cả vợ tôi) có đến 80% các tướng đó. 20% còn lại không có tướng dâm thì thuộc loại "em là gái trời bắt xấu" hoặc lẩn thẩn vô duyên không chịu được. Hồi tùng sự ở Pleiku, kẻ hèn này có quen với một cô gái. Dựa vào cuốn sách của cụ Vũ Tài Lục, tôi đoán em này chắc... "hot" ghê lắm, vì các tướng dâm lộ và dâm ẩn em đều có đủ. Này nhé, em đi thì uốn éo kiểu mình xà, má luôn hồng dù không đánh phấn (hồng diện đa dâm thủy), da lại hơi ngăm ngăm (nước da hồng quân cởi quần không kịp), giọng hơi trầm (sexy voice chăng?), mắt khi mô cũng ươn ướt, nhiều khi chưa nói đã cười, ngồi không yên chỗ, lúc nào cũng nhấp nhổm, đi đứng lại không mấy khoan thai... Ăn chắc quá rồi còn gì nữa, cụ Vũ Tài Lục ơi! Nhờ chịu khó nghiên cứu cuốn sách của cụ nên tôi mới vững tin như thế này! Tên quỷ Satan mới lú sừng là tôi bèn cho một anh lính ra nhà cô ta: "Mày cứ nói là Trung úy Giang đang ốm nặng mà cu ky mình ên, chẳng có ai săn sóc cả!" Khi em vào căn cứ để thăm tôi, dĩ nhiên Trung Úy cà lơ thất thểu nhà ta phải đầu bù tóc rối, đắp 2, 3 cái mền mà vẫn rên hừ hừ. Chàng bèn giở ngón nghề ra bằng cách ngồi ngay lên vạt áo dài của em, như thế em sẽ không dám di chuyển vì sợ bị bung áo dài thì "dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên" ngay. Xin cho kẻ hèn này được miễn tả chân những màn sau đó, bạn nào "bức xúc" có thể vào www.cõi thiên thai.com để cho đỡ vã. Chỉ biết rằng cuối cùng tôi đã bị em đạp tung xuống sàn gạch, gần gẫy cổ, dù miệng luôn hồi lảm nhảm: "Anh làm sế này vì quá yêu em!" Màn kịch Beauty and the Beast đến đây là hạ màn với một kết thúc chẳng có chi là có hậu! Ấy thế, cả trong những "tình huống" cực kỳ khẩn trương như trên, lúc nào trên môi nàng cũng nở một nụ cười. Nụ cười này là nụ-cười-khinh-bỉ hay là nụ-cười-tha-thứ hả các bạn? Sau đó, chúng tôi, cả hai đều ca bài "ta tôn thờ ta suốt đời", nghĩa là cùng đặt nhau lên bàn thờ mà ngắm, khỏi gặp nhau, khỏi đụng chạm đến nhau, coi nhau như người xa lạ. Từ đó, tôi căm hận cụ Vũ Tài Lục vô cùng. Mấy lần định đến nhà cụ để đập tráp. Nhưng khi nghĩ lại thì lại thôi, biết đâu cụ già rồi nên đổi tính, nhìn đâu cũng thấy dấu hiệu dâm dật? Tôi vẫn nghĩ những người đàn ông có vợ chỉ dâm với mình trong phòng ngủ mà thôi thì hạnh phúc vô cùng, chắc là kiếp trước đã tu tập cẩn thận lắm nên kiếp này mới thơ thới hân hoan như thế! Nhiều ông bạn tôi, chắc kiếp trước vụng tu hay chỉ tu ở chùa Bà Hom hay sao mà cứ gặp các bà vợ khó tính trong phòng ngủ. Thế thì có cái cười trong các quan hệ tình dục giữa vợ chồng với nhau hay chăng? Các bạn hãy nghe tâm sự vụn của một cụ trong khóa 7/68 KQ chúng tôi (xin miễn nêu tên vì đương sự rất ư là tự ti mặc cảm): "Đời sống tình dục của tôi mất mát vô số, kể từ khi lấy vợ, ông ạ! Ông nghĩ xem, cứ đụng đến là nó kêu mệt hoặc bận rộn việc bếp núc. Mà mình đòi hỏi có nhiều nhặn gì cho cam, mỗi năm có vài lần vào các dịp lễ hội thôi mà nó nỡ từ khước mình. Mẹ kiếp, nhiều lần chỉ muốn tự xử mà lại sợ bị chứng thần kinh tọa, ấy quên, chứng loạn thần kinh chứ. Nghe nói, làm cái vụ "chị Năm" ấy nhiều, có thể bị... mù mắt phải không ông?" Anh bạn tâm sự tiếp: "Gần nhau thì đương sự cứ nằm ườn ra như khúc gỗ, thỉnh thoảng lại nhếch mép cười. Mình thì vất vả sờ mó để cho đương sự hưng phấn (cả thích thú nữa, đúng không?), cứ như là nô lệ tình dục của hắn vậy. Nản bỏ mẹ!. Mình theo đúng sách vở của Dr. Masters & Johnson là Pre-coitus phải nửa tiếng hoặc hơn, tay mỏi dừ (nửa tiếng đồng hồ sờ cục thịt, dù có mầu mỡ đến đâu thì cũng trở thành sờ cục sắt mà thôi). Ấy thế mà đương sự vẫn chẳng tỏ dấu hiệu gì là hưng phấn cả, chán mớ đời! Trong phòng thì tắt đèn tối om om, làm mình cứ như thằng mù sờ voi, chẳng phân biệt được cái nào ra cái nào, sờ vào cái miệng thì lại ngỡ là cái í, thế mới chết chứ!... Nói ra thì quá tội, chứ đến bây giờ tôi vẫn không biết cái ấy nó mặt ngang mũi dọc ra thế nào ông ạ! Nghe nói nó hình quả trám như viên Viagara, phải không hả ông?" "Ông ạ, lâu lâu muốn kiểu cách một tí, bảo nó đứng xuống đất, người úp trên giường thì nó lại chê là mỏi chân! Bảo nó làm một màn oral sex cho mình thì nó lại chê là dơ. Ấy thế mà mình bú mớm nó thì nó lại không cho là dơ, mà lại nhắm mắt enjoy nữa chứ. Ông thấy có bất công không? Chưa kể, hai anh chị đốc tờ Masters và Johnson còn cẩn thận khuyên nhủ sau vụ đó còn phải tiếp diễn màn ”hậu chấn” (post-coitus) nữa. Nghĩa là phải vuốt ve người đàn bà thêm nửa tiếng nữa, chứ đừng có ngủ ngay, vì người đàn bà sẽ có mặc cảm mình chỉ là đồ chơi của đàn ông." Ối ối, nghe nói không đã thấy mỏi tay kịch liệt rồi! "Xong cuộc rồi, mình hỏi đương sự: Em thấy sế lào, thấy anh ra nàm thao?" thì nó cứ cười cười, đếch thèm trả lời mình, thế mới ức chứ. Đúng là: "Hay cũng hì, dở ẹc cũng hì". Sách vở về vụ này thì mình thuộc như cháo. Từ các yếu thuật Tây Phương như: Interrupted Intercourse, Blocking sperm, Changing position... Đến các yếu thuật Đông Phương như: - Dùng ngón út ngoáy vào lỗ tai. - Dùng ngón chân cái chân này gãi vào lòng bàn chân kia. - Chuyển ngay qua thế giao hợp vòng tròn khi "bức xúc" quá đỗi. - Nhấp 8 lần, thực thi 2 lần. - Hít vào, giữ trong phổi. Dùng ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt Tâm Thung cách đầu vú (vú của mình, nhớ đấy) 3 inches. - Bậm môi, cuốn lưỡi vào đốc hàm trên, trợn mắt rồi đảo vòng tròn. - Há mồm, dật tóc mai của mình. Ngón cái ấn vào huyệt Tôn Lò trên đỉnh đầu (cách huyệt Cô Tu 2 đốt ngón tay). - Cấu vào thằng bé thật mạnh, chỗ tiếp giáp với bụng. - Nghĩ đến tiếng động ồn ào, như tiếng xe lửa chạy, tiếng phi cơ phản lực vượt bức tường âm thanh... - Nghĩ đến một điều rất bực mình trong đời, như vợ bắt ăn cơm gạo lức với canh chua hoặc vợ tìm thấy chỗ dấu tiền trong xe... chẳng hạn. "Nhờ theo những bí kíp này, ông ạ, khi hành sự tôi cũng kéo dài được... cả phút, có thua thằng Tây nào đâu. Còn con vợ tôi nó cứ cười cười là có ý gì hả ông, bộ muốn khi dễ thằng này sao? Lạng quạng ông tẩn cho bỏ mẹ bây giờ! Thà cứ như con vợ cũ của tui, khi vào cuộc nó cứ cười khanh khách lên như ma ám còn đỡ tức, đằng này... Thế thế, cái cười của con vợ sau này của tôi có ý nghĩa ra răng hả bác?" "Nhiều lúc tôi nghĩ lăng quăng, hình như mình chỉ là đồ chơi của đàn bà, ông ạ. Các nhà văn sỡi, thi sỡi cứ lâm ly ca tụng các bà đã ban ân huệ cho mình, thậm chí có ông nhạc sĩ còn long trọng tuyên ngôn rằng thì là "anh nhớ ơn em, anh tôn thờ em suốt đời" nữa. Ối giời ơi mệt bở hơi tai ra mà cứ bị mang tiếng là nhận ân huệ của các bà". "Nhận được ân huệ gì mà lưng thì đau, mắt thì hoa, người mỏi mệt như vừa qua một trận đánh bốc với Mike Tyson. Đầu óc thì bần thần quên tới quên lui, ruồi đậu trên mép hổng thèm đuổi, thấy cái gì có hình tam giác thì giật mình hoảng hốt. Các bà sướng thật, đã enjoy tối đa, chẳng phải mần gì mà còn được mang tiếng là “cho” bọn này tặng phẩm trần gian!!!! Kiếp sau nhất định tôi phải làm đàn bà. Đàn bà lúc nào cũng có cái vốn trời cho, chẳng bao giờ sợ chết đói như tụi mình cả, ông nhỉ!" Có những nụ cười mà chúng ta không biết rằng đúng hay sai! Chẳng hạn nụ cười của bọn tù chúng tôi, khi hay tin quân Tầu tấn công đất nước mình năm 1979. Thật khó giải thích. Một bên là kẻ thù ở gần ngay trước mắt, đang thi thố những đòn thù là bọn Cộng Sản. Một bên là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Kẻ thù nào... đáng thù hơn? Trong tác phẩm The Importance Of Living, cụ Lâm Ngữ Đường, nhà văn "u mặc" (anh Tầu dịch từ chữ "humour") của Trung Hoa, có nêu 100 cái sướng khoái của cụ Kim Thánh Thán. Sướng khoái thì bảo đảm phải cười rồi, như vậy ta vẫn có thể tán phét mà không ra ngoài chủ đề của bài này, phải không các bạn? Một trong những cái sướng khoái của cụ Kim Thánh Thán đó là buổi sáng thức dậy, nghe tin một tên hung ác trong thành vừa "ngồi trên bàn thờ để ngắm gà khỏa thân". Cái sướng khoái này, xét về phương diện nhân bản, có hợp lý hay chăng? Một nụ cười mà tôi nghĩ chúng ta khó có thể quên được, đó là nụ cười của Johann Moritz trong tác phẩm Giờ Thứ 25 của Virgil Georghiu, đã được quay thành phim do tài tử Anthony Quinn đóng vai chính. Moritz là một nông dân Roumanie, có người vợ đẹp. Một viên Đại Úy Cảnh Sát mê vợ Moritz, tìm cách vu cáo hắn là người Do Thái. Vì thế, Moritz bị tống vào trại tập trung. Nhưng sau đó, Moritz lại được khám phá bởi các nhà nhân chủng học Đức Quốc Xã như là một dòng dõi hiếm quý của nòi giống Aryan (dòng dõi tinh tuyền của người Đức) còn sót lại. Được quý trọng và ưu đãi, Moritz được trở thành lính Đức ngay. Khi Đức Quốc Xã thua trận, Moritz lại bị giam cầm và hành hạ bởi quân đội Sô Viết. Được thả ra, gặp lại vợ với mấy đứa con nhiều dòng giống mà không biết cha là ai, khi được phóng viên hô cười để chụp hình, nụ cười của Moritz quả là không còn gì cay đắng hơn! Nhà văn Phan Nhật Nam trong tác phẩm Tù Binh Và Hòa Bình có viết: "Đi đâu tôi cũng thấy người Cộng Sản... cười. Người CS đã cười theo chỉ thị, theo công tác, theo tiêu chuẩn? Nếu không thì tại sao, đâu đâu, ai ai cũng có một cách cười chung chung như thế? Có thể Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng... cười hả hê vì là Tướng, là cán bộ cao cấp được điểm Bác và Đảng. Nhưng rồi sao những công nhân nhà máy dệt, đội làm cầu, cán bộ mậu dịch... những người gầy còm, mắt trắng, những kẻ tóc bạc mệt nhọc đầy như tóc rối, như nếp nhăn, những người này có gì để phải cười như Giáp, như Đồng?!!" Tôi cũng đã cảm nhận được cái cười của người Cộng Sản như thế, trong đêm Giáng Sinh 1979 tại trại tập trung Phước Long. Đêm hôm đó, vào khoảng nửa đêm về sáng, chúng tôi bị đánh thức dậy bởi những tiếng súng nổ, tiếng chân chạy rầm rập cùng tiếng hô hoán vọng rõ mồn một trong đêm: "Ra đầu thú đi, tao thấy mày rồi, ra đi tao tha!" Khoảng 1 tiếng sau, chúng tôi được lệnh tập trung ra sân để thấy 2 bạn tù của chúng tôi bị lôi xềnh xệch ngoài vòng rào, máu me đầy người, đang hứng chịu những cú đấm đá liên hồi của bọn vệ binh và quản giáo. Họ chỉ biết kêu lên ai oán: "Mẹ ơi, cứu con với!" "Em ơi, cứu anh với!". Trong những lúc khốn cùng như thế, lạ thay, không ai kêu cứu đến Chúa, đến Phật, mà chỉ kêu cứu những người thân thiết của mình, cơ hồ Chúa và Phật ở quá xa, không sao kêu tới? Tên Thượng úy Trưởng Trại mà chúng tôi gọi là Thằng Bia, vì có bộ mặt giống như tấm hình Việt Cộng trên tấm bia chúng tôi tập bắn ở xạ trường Thủ Đức, khệnh khạng bước lên bục. Hắn nở nụ cười và "hồ hởi" tuyên bố: "Báo tin mừng cho các anh vui chung, chúng tôi vừa chận đứng một âm mưu trốn trại. Tất cả 5 thằng trốn, ta bắt được 2, còn 2 thằng đã bị bắt rồi còn bỏ chạy, ta đành bắn chết thôi. Thấy không, chúng tôi chỉ bắn kẻ chạy đi, không bắn kẻ chạy lại bao giờ! Thằng còn lại ta sẽ bắt nay mai, nếu không bắt được thì cũng thành con vọc trong rừng mà thôi! Này này, mỗi đội cử 1, 2 người ra để xem bạn của các anh chết ra làm sao nhé!" Nói xong, hắn cười khoái trá. Cái màn cười vô nhân này, đến nay tôi vẫn chẳng quên được. Nó như nụ cười của con Hắc Tinh Tinh, vô cảm và man rợ! Khi bị cử đi xem, chúng tôi thấy những vệt máu trải dài từ hàng rào trại đến một nơi cách khoảng 200 mét. Một người bạn ta nằm chết úp xấp, trên lưng lỗ chỗ vết đạn. Một vệt máu nữa dẫn đến bờ suối. Băng qua con suối cạn, bên kia là bức vách đất cao hơn đầu người, dấu tay cào thành từng vệt dài, chứng tỏ có người đã cố trèo lên mà không được. Cách đó dăm bước, bạn ta nằm ngửa, ống chân đầy máu, một bên thái dương có lỗ thủng của vết đạn còn vết khói súng chung quanh. Chắc chắn bạn ta bị bắn vào chân, cố lết đến đây qua dòng suối, nhưng không leo lên bức tường đất được, một phần vì bị thương, một phần vì mang ba lô đựng đồ nặng quá. Và bạn ta đã chết vì 1 coup de grace của bọn CS khốn nạn. Sau này, khi 2 người bạn ta được thả ra, chúng tôi mới được biết diễn tiến của cuộc trốn trại như sau: Các bạn ta đã sửa soạn cuộc vượt trại trước đó cả tháng. Một số dây gầu kéo nước của anh em được trưng dụng để nối lại đi trong rừng cho khỏi lạc, và cũng để phòng nếu phải vượt sông Mê Kông. Đồ ăn thì có khoai mì nghiền trộn đường, chiên lên làm thành bánh. Hôm trước đêm Giáng Sinh, cả toán ra nhổ vòng rào bằng tre lồ ô để tạo một lỗ chui. Có lẽ tiếng động đã khiến tụi vệ binh canh gác nghi ngờ, nên bọn chúng bèn tăng cường tối đa đèn pha ở nơi đó. Hôm sau, vào khoảng nửa đêm, khi cả toán vừa chui qua lỗ trống thì dàn đèn pha cực mạnh bật sáng, các bạn ta trở thành những tấm bia cho bọn vệ binh nhắm bắn. Cả toán chỉ có 1 cái địa bàn, nằm trong tay anh bạn bị giết ở bờ suối. Anh bạn vượt thoát được chắc sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc tìm phương hướng. Cụ Nguyễn văn Vĩnh ơi! Giá cụ có sống lại, qua Mỹ hoặc Nhật, thấy các cô bán hàng lúc nào cũng cười tươi như hoa để moi tiền cụ. Dù cụ có mắng họ là thiếu nghiêm trang, họ vẫn cứ tươi cười. Thế thì cụ chắc ứa gan lắm lắm thể nào mà cụ không lẩm bẩm: “Mẹ kiếp, hay cũng hì, dở cũng hì, nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết cả nghiêm trang“. Chán cụ quá! Hì hì!..
Nguyễn Giang
|
Wednesday, March 5, 2014
Phượng Ơi... Ngày Tháng Cũ
Phượng ơi, sao phượng cứ đỏ hoài một màu nhức nhối Cứ rưng rưng một màu nắng phôi phai Khi lòng ta năm tháng đã nguôi quên Đã xếp lại trang thơ. Dù nuối tiếc Phượng oi, đừng níu kéo nữa khi thời gian cách biệt Khi bài thơ đã bôi xóa chữ sau cùng Khi ta mất rồi những ngày tháng nhớ mong Ngôi trường cũ. Dấu yêu xưa. Kỷ niệm Phượng ơi, sao cứ nở?.. Lòng ta cơn mưa tím Mưa tháng năm rưng rức cánh ve buồn Con đường xưa sao đầy ắp nhớ nhung Khi nhìn cánh phượng bên lề đường. Ướt đẫm Phượng ơi, ta vẫn tiếc những tháng ngày đó lắm Hè chưa sang mà phượng đã rưng rưng Cô học trò thoáng một chút bâng khuâng Mơ trên giấy, trên thơ, hồn mực tím Những dòng mực ướt hoài trong kỷ niệm Ngôi trường xưa. Một ngày đó... Rất xưa Thầy cô. Bạn bè. Sáng nắng. Chiều mưa Ngây thơ quá đường đời chưa vướng bận Thôi phượng nhé, đừng đỏ màu vương vấn Cả một khoảng đời đã gởi lại sau lưng Hạt lệ này. Lau hết. Chẳng bâng khuâng Ngày tháng cũ đã xa rồi, đó phượng! |
"Cô học trò thoáng một chút bâng khuâng Mơ trên giấy, trên thơ, hồn mực tím" Phương Anh |
Đêm Ngà
Thơ Vũ KhanhCon thuyền nhỏ bồng bềnh trên sóng nước Mái chèo xuôi rừng đước ngút ngàn xa Nương áng mây lẩn tránh bóng trăng ngà Tìm bến đỗ bên nhà sàn vách lá Em đến thăm giữa khung trời hoang dã Bờ vai gầy lạnh giá đẫm sương đêm Lệ rưng rưng hoen ướt cánh môi mềm Như hoa dại sau thềm đang hé nụ Trong mắt em ánh sao trời mơ ngủ Sa xuống trần quyến rũ nỗi đam mê Cho tay vui theo dòng suối tóc thề “Anh vò rối em về ai gỡ được” Tóc thề rối đôi tay này thay lược Chải mươi lần tóc cũng mượt mây trôi Câu thề kia nay vừa ngọt đầu môi Niềm thương mến trọn đời gieo vương vấn Sông Năm Căn gió đồng pha muối mặn Đưa hương tràm về quấn quít đôi ta Sàn cây thưa lùa mát lạnh làn da Anh say giấc mơ ngà xưa dang dở Đàn cò trắng nghiêng mình nghe sóng vỗ Lũ chim rừng bỡ ngỡ phút ly bôi Con thuyền tách bến trùng khơi Ngàn lau sậy rũ ngậm ngùi xót thương Dáng em khuất nẻo mù sương Anh về láng trại sầu vương chuỗi ngày Long đong thân phận lưu đày Yêu đương nhắn gởi trời mây trao về Mắt nhung xin gói tóc thề Chờ đôi tay dại si mê thuở nào Có yêu khéo giặt yếm đào Kẻo phai mộng thắm trăng sao đêm ngà Vũ Khanh |
Mẹ Con
photo by Hoàng Khai Nhan
Tuesday, March 4, 2014
Có Chi Trong Nắng Mà Em Nhớ
Có chi trong nắng mà em nhớ Một ánh mắt hay một nụ cười? Một nụ hôn hay vòng tay ấm? Một người. Một thuở. Rất xa xôi... Có chi trong nắng mà em nhớ Những hàng me xanh, trời rất trong? Những sợi tóc bay mềm trong gió? Những bước chân, cuống quít tuổi hồng. Có chi trong nắng mà em nhớ những phố xưa rực rỡ hoa đèn? Những xôn xao nhớ nhung hò hẹn? Những ân cần một thuở mới quen? Có chi trong nắng mà em nhớ Chiều một mình bến cũ lạ xa Giọt nắng rưng rưng lần tiễn biệt Phố nhớ hoài những bước chân qua... Có chi trong nắng mà em khóc Đời đã qua đi rất lạnh lùng Nắng xưa ngỡ chết theo năm tháng Sao chiều nay mấy giọt rưng rưng!.. |
Monday, March 3, 2014
Vì Chàng Lội Lụt
Xanh Thỵ Nhạn Trắng
Mưa lớn... Nước như đổ dồn về đây... Hôm ni là 23 tháng 10 âm lịch. Cái ngày mà ngày trước ông bà mình vẫn nói “Ông tha mà bà chả tha, sinh ra cái lụt 23 tháng 10” đó mà. Thế nhưng mình vẫn đi chợ dẫu đã có thức ăn sẵn ở nhà... Vì hai lý do: - Ngắm nước, lội lụt. - Mua cá sông cho Lương theo yêu cầu của chàng. Khà khà, sao cu cậu lại mê cá sông thế không biết. Mình thì chả thèm vì... không ăn được! Dân kén mà (Nói cho đỡ ốt dột, chứ từ nhỏ tới chừ, mình vốn không ăn được nhiều thứ mà mọi người đều khen ngon đó mà! Thế mới dốt!) Mưa to dã man! Lội vào chợ, rồi ra ngã bờ sông, vẫn không có cá sông như ý. Đành lội người lên dốc Bến Ngự. Sao mình thấy mình phi thường và oai phong chi lạ. Vì "người đẹp" mà phải băng qua đường rầy xe lửa, vượt cái dốc cao như núi Thái Sơn để tìm mua cá tươi cho chồng... (Mình đã tưởng tượng và thêm mắm muối cho có vẻ lãng mạn và thi vị đó mà). Vì chàng em phải lội suối, băng đèo... ghê chưa? Để suýt nữa bị nước đẩy bổ nhào, văng tưng. Nước từ các nhà ở dốc Bến Ngự tràn xuống, chảy xiết lắm đó nghe, chứ không nói dỡn đâu. Trong một phút giây nào đó, mình thấy mình có cái điên, giống cái điên của Đông Ki Hô Tê, khi chém cái cối xay gió quá... Chắc có bà con mất. Mua được một dúm cá Giếc và cá Rô đang nhảy tưng tưng đòi vượt rào, mình hùng dũng quay về nhà. Mưa lớn hơn... Thách đó, thế càng có dịp để trổ tài... Khà khà, cái váy ngủ bận bên trong cái áo mưa tiện lợi, chừ cũng đã ướt sũng! Đệch sợ nhé... Ta đã có cách để thư giãn. Thế là mình tìm lại cái cảm giác ngày xưa, bằng cách vừa đi vừa tè thoải mái! Những dòng nước ấm chảy dọc theo chân, khoái lạ lùng! Sau bao năm rồi, thử lại, vẫn cái cảm giác lạ lùng, thích thú! Có ai có được cái cảm giác lạ lùng, thú vị như mình không nhỉ?! Về nhà, thấy Lương ngồi chơi game ở máy tính, mình khoe đùm cá với khuôn mặt... "hồ hởi", tươi rói. Lương cười. Chắc cu cậu đã biết mình... "tranh thủ" đái dầm trong quần rồi cũng nên! Hi hi... Xanh Thỵ Nhạn Trắng |
Chờ Một Kiếp Mai
Sunday, March 2, 2014
Mừng Sinh Nhật Tháng Ba
March Birthdays
March 2, 2014
Mừng Sinh Nhật Tháng Ba
Click on the video above to watch!
Happy Birthday Lê Như Dân & Trần Đình Hùng
Click on Left/Right arrow on the photo above to see previous/next photos!
Happy March Birthdays!
Click on Left/Right arrow on the photo above to see previous/next photos!
Happy March Birthdays!
Click on Left/Right arrow on the photo above to see previous/next photos!
Happy March Birthdays!
Click on Left/Right arrow on the photo above to see previous/next photos!
Happy March Birthdays!
Click on Left/Right arrow on the photo above to see previous/next photos!
Happy March Birthdays!
Click on Left/Right arrow on the photo above to see previous/next photos!
Click here to see all photos
Mừng Sinh Nhật Tháng Ba
by HLTT, T.Đ. Hùng, Michael Châu