Tuesday, May 28, 2013

Mùa Phượng Tím

Ảnh Nhạc Giao Duyên


Hoa Tím Ngày Xưa

Nhạc: Hữu Xuân
Thơ: Cao Vũ Huy Miên
Tiếng hát: Thu Phương



Phượng Tím ( ảnh Hoàng Khai Nhan )

( Click on the photo to see a larger version! )
Camera: Apple iPhone 5
Taken on 2013/05/28 14:00:25
Exposure: 0.001s (1/1000)
Focal Length: 4.13mm
F/Stop: f/2.400
ISO Speed: ISO50



Con Đường Có Hàng Phượng Tím

Nhạc & lời: Thanh Trang



Hàng Phượng Tím

( Click on the photo to see a larger version! )
Camera: Apple iPhone 5
Taken on 2013/05/28 13:54:46
Exposure: 0.001s (1/1000)
Focal Length: 4.13mm
F/Stop: f/2.400
ISO Speed: ISO50



Hoa Tím Ngày Xưa

Nhạc: Hữu Xuân
Tiếng hát: Lam Trường



Đường Phượng Tím

( Click on the photo to see a larger version! )
Camera: Apple iPhone 5
Taken on 2013/05/28 13:48:28
Exposure: 0.001s (1/1000)
Focal Length: 4.13mm
F/Stop: f/2.400
ISO Speed: ISO64



LK Nỗi Buồn Hoa Phượng & Lưu Bút Ngày Xanh

Nhạc & Lời: Thanh Sơn
Tiếng hát: Hoàng Oanh, Hương Lan, Như Quỳnh



Hè Sang Phượng Tím Nở Đầy Sân

( Click on the photo to see a larger version! )
Camera: Apple iPhone 5
Taken on 2013/05/28 13:50:32
Exposure: 0.001s (1/1050)
Focal Length: 4.13mm
F/Stop: f/2.400
ISO Speed: ISO50



Nỗi Buồn Hoa Phượng

Nhạc & Lời: Thanh Sơn
Giọng hát cô gái Quảng Nam Ánh Tuyết


Sunday, May 26, 2013

Hoàng Khai Nhan's Photography



Meditation from Thaïs - Jules Massenet

Mời các bạn click vào video trên
để nghe Janine Jansen biểu diễn Meditation from Thaïs trong khi xem ảnh





Hoàng Khai Nhan's Photography

-- Phong Cảnh --

( Scenery )



Dấu Chân Trên Cát Ướt

Huntington Beach Pier at Sunset
Camera: Canon EOS 5D
Exposure: 0.025s (1/40)
Focal Length: 24.00mm
F/Stop: f/2.828
ISO Speed: ISO400
Exposure Bias: 0.33 EV
No flash



Đường Vào Công Viên Quốc Gia Zion

Zion National Park, Utah, USA
Taken on 2011/09/25 09:41:58
Camera: Canon EOS 7D
Exposure: 0.013s (1/80)
Focal Length: 35.00mm
F/Stop: f/22.000
ISO Speed: ISO200
Exposure Bias: 0.00 EV
No flash



Cầu Treo Đêm Sinh Nhật Thứ 75

The Golden Gate Bridge 75th Anniversary Night
Taken on 2012/05/27 21:03:36
Camera: Canon EOS 5D Mark II
Exposure: 10.000s
Focal Length: 85.00mm
F/Stop: f/16.000
ISO Speed: ISO800
Exposure Bias: 0.00 EV
No flash



Mount Rushmore National Memorial

Taken on 2011/10/03 10:22:02
Camera: Canon EOS 7D
Exposure: 0.008s (1/125)
Focal Length: 35.00mm
F/Stop: f/18.000
ISO Speed: ISO200
Exposure Bias: 0.00 EV
No flash



Soi Bóng Nước

Cầu Thê Húc - Hồ Gươm Hà Nội - Việt Nam
Taken on 2004/10/29 16:04:47
Camera: Canon EOS DIGITAL REBEL
Exposure: 0.001s (1/800)
Focal Length: 85.00mm
F/Stop: f/2.800
ISO Speed: ISO200
Exposure Bias: 0.00 EV
No flash



Nước Chảy Đá Mòn

Vịnh Hạ Long - Việt Nam
Camera: Canon EOS DIGITAL REBEL
Lens: Canon EF 70-200mm f/2.8L USM



-- Vào Thu --

( Autumn )



Thu Cô Liêu

Fall Foliage
Taken on 2011/10/05 13:50:34
Camera: Canon EOS 7D
Exposure: 0.008s (1/125)
Focal Length: 16.00mm
F/Stop: f/11.000
ISO Speed: ISO200
Exposure Bias: 0.00 EV
No flash



Màu Thu

Fall Foliage
Taken on 2011/10/05 13:57:58
Camera: Canon EOS 7D
Exposure: 0.008s (1/125)
Focal Length: 16.00mm
F/Stop: f/7.100
ISO Speed: ISO200
Exposure Bias: 0.00 EV
No flash



Ao Thu

Mũi Né - Phan Thiết - Việt Nam
Camera: Canon EOS 5D Mark II
Lens: Canon EF 14mm f/2.8L II USM Ultra-Wide Angle Lens
Exposure: 0.067s (1/15)
Focal Length: 14.00mm
F/Stop: f/22.000
ISO Speed: ISO100
Exposure Bias: 0.33 EV
No flash


-- Chân Dung --

( Portrait )



Viền Nắng

Taken on 2008/09/27 18:03:32
Camera: Canon EOS 5D
Exposure: 0.006s (1/160)
Focal Length: 148.00mm
F/Stop: f/5.600
ISO Speed: ISO100
Exposure Bias: 0.00 EV
No flash



Sleeping Beauty in Angkor Wat

Angkor Wat - Siem Reap Cambodia
Camera: Canon EOS 5D
Lens: Canon EF 24-70mm f/2.8L USM




Có Có Không Không

Camera: Canon EOS 5D
Lens: Canon EF 85mm f1.2L USM
No flash


-- Dã Điểu --

( Wildlife )



Wildlife Photographers

Camera: Canon EOS 5D
Exposure: 0.008s (1/125)
Focal Length: 105.00mm
F/Stop: f/2.828
ISO Speed: ISO100
Exposure Bias: -0.33 EV
Click on the photo or click here to see more Wildlife photos!



Uyên Ương!

Camera: Canon EOS 5D
Lens: Canon EF 70-200mm f/2.8L USM
Click on the photo or click here to see more Wildlife photos!



Love at Wetlands

Camera: Canon EOS 5D
Lens: Canon EF 70-200mm f/2.8L USM
Click on the photo or click here to see more Wildlife photos!



Hoàng Khai Nhan's Music & Photography
Click on this banner
to visit hknhan.blogspot.com for more!..



Have a Good Day!




Mùa Thu Cho Em & Mộng Dưới Hoa




Bằng Kiều & Trần Thu Hà







Saturday, May 25, 2013

Thơ Tặng 2 Bác Hoàng Đình Khôi

Thấy chị Khôi đã đăng ký văn nghệ RU em có bài thơ... bút tre để gởi tặng.

Hoan hô bác gái Hoàng Đình
Khôi đã khởi động tinh thần chị em
Rờ u văn nghệ ghi tên
Có ngay một bản tình ca cho chàng
Nay dù đã quá ba mươi
Năm mà tình vẫn mới như ngày nào
vẫn là em gái Pờ lê
Ku dù nay ở Ét con đi đồ.

Dzuyên Hà

Wednesday, May 22, 2013

Buồn Nào Như Lá Bay

Buồn Nào Như Lá Bay

Nhạc & Lời: Hoàng Khai Nhan





Tiếng hát: Minh Châu
Đệm đàn: Đinh Sinh Long


Tiếng hát: Lâm Dung
Đệm đàn: Lâm Dung


Tiếng hát: Hồng Ngọc
Hoà âm & phối khí: Bảo Phúc



Click vào đây
để download bài nhạc Buồn Nào Như Lá Bay (dạng PDF)



Hoà Âm & Phối Khí: Bảo Phúc
Trình Bày: Hồng Ngọc
Karaoke: Hải Sơn Video

Monday, May 20, 2013

Nghe Lệ Quyên Hát Nhạc Vàng



Nghe Lệ Quyên hát

Những Khúc Tình Xưa





Nghe Lệ Quyên hát

Trả Lại Thời Gian






Ca sĩ Lệ Quyên


Sunday, May 19, 2013

Anh Trở Lại

Thơ Hoa Lục Bình



Anh trở lại tìm con đường ngập nắng,
Của một thời lặng ngắm dáng em qua.
Nón tiểu thư, guốc mộc, áo đôi tà,
Anh đã để hồn thơ theo gót nhỏ.

Anh trở lại tìm công viên ghế đá,
Nơi hẹn hò hai đứa lúc yêu nhau.
Cũng nơi đây trong một lần gặp gỡ,
Nụ hôn đầu bẽn lẽn vội vàng trao.

Anh trở lại, chiếc cầu bên dòng sông nhỏ,
Nơi em thường soi bóng ngắm dung nhan.
Anh trở lại sẽ nhờ dòng sông đó,
Mang em về cho vơi bớt nhớ nhung.

Anh trở lại để xóa tan dấu vết,
Cuộc ra đi thật vô nghĩa, vội vàng
Anh trở lại, lau khô dòng nước mắt,
Của người yêu thầm khóc đã bao năm.

Hoa Lục Bình

Thursday, May 16, 2013

Sơn Tù Trưởng (phần kết)

Phần Sáu
Giai Đoạn Sau Tháng Tư 1975


Di Tản

Sau Tết Ất Mão 1975, Sơn tiếp tục lao vào các cuộc hành quân chiến thuật lẫn biệt phái tại các tiểu khu. Lúc này, mặc dù cường độ giao tranh đôi bên vẫn diễn ra ác liệt, nhưng Sơn nhận thấy phía bạn có phần sút giảm trầm trọng về hoả lực so với trước kia vì ngoại viện quân sự đã bị cắt giảm nhiều trong khi quân Bắc Việt càng lúc càng được quân viện tối đa.

Giữa tháng 4, Sơn thực hiện lần cuối phi vụ bốc toán quá tải khi chở mấy chục chiến sĩ thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù ra khỏi rừng Phước Long đang bị Cộng quân tràn ngập.

Chiều 27 tháng 4, phi đoàn Sơn di tản về phi trường Tân Sơn Nhất, và Sơn vẫn tiếp tục phi vụ yểm trợ Sư Đoàn 18 BB giao tranh với Cộng quân tại Long Bình. Sau đợt pháo kích của Cộng quân vô phi trường Tân Sơn Nhất, Sơn bay xuống Nhà Bè.

Xế trưa ngày 29, Sơn xuống Long Xuyên đón vợ con nhưng không gặp đành bay rà theo dòng người di tản, có lúc đáp hẳn chiếc UH1-H xuống ven lộ, mắt dáo dác tìm thê tử một cách tuyệt vọng. Lúc này, ngoài phi hành đoàn bốn người ra, trên tàu còn có thêm 6 hành khách. Tất cả thảy đều dõi mắt tìm kiếm vợ con phụ Sơn nhưng chỉ hoài công. Thất vọng, đồng thời không thể chần chờ thêm nữa, đúng 5 giờ rưỡi chiều Sơn liên lạc với Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ qua tần số guard. Trực chỉ biển Đông trong tâm trạng rối bời, Sơn nhủ lòng mình chỉ tạm thời di tản mà thôi, sau đó sẽ trở lại đón vợ con.

Tuy nhiên, ngay sau khi đáp xuống một chiếc hộ tống hạm và mọi người cùng Sơn vừa an lành bước xuống boong tàu thì chiếc UH1-H đã bị bốn binh sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ sáp lại lật càng xô xuống biển để nhường chỗ cho các máy bay đáp khẩn cấp khác khiến Sơn bàng hoàng tiêu tan hi vọng vì phương tiện quay trở về đất liền không còn nữa...

Xế trưa ngày 30 tháng 4, ngay sau khi nghe tin Tổng Thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng và đoàn quân Bắc Việt mà Sơn luôn gọi là lũ xâm lược miền Nam đang tràn ngập Thủ Đô Sài Gòn, một ý tưởng kình chống bạo lực xen lẫn mối âu lo cho sự an nguy của vợ con lập tức bùng phát càng lúc càng xoáy ngự tâm não khiến Sơn nhất quyết bằng mọi giá phải trở về … Vài ngày sau, Sơn và đoàn người di tản được chuyển từ hộ tống hạm sang một tàu buôn. Tàu buôn này ghé cảng Subic neo đậu mấy bữa, sau đó Sơn và mọi người lại được chuyển sang một tàu buôn khác trực chỉ đạo Guam.

Trở Về Việt Nam Bằng Tàu Việt Nam Thương Tín

Vài tháng sau, tất cả thành viên đi cùng chuyến bay UH1-H với Sơn và mấy chục ngàn người khác đã lần lượt rời đảo Guam để qua định cư tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Còn Sơn mặc dù liên lạc được với gia đình ông bà Paul và La Verne Justice ở Texas sẵn sàng bảo trợ nhưng Sơn ngày đêm chỉ mong mỏi gặp lại vợ con mà thôi. Chính vì vậy, Sơn đã cùng với một số người có thân nhân còn kẹt lại ở Việt Nam tới văn phòng Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc xin được hồi hương. Vì vấn đề này đòi hỏi phải trải qua nhiều thủ tục liên quan đến công pháp quốc tế nhất là đối với tình hình phức tạp tại Việt Nam lúc bấy giờ, văn phòng Cao Uỷ LHQ thận trọng nghiên cứu giải quyết từng bước.

Quá sốt ruột hay vì một động cơ thúc đẩy nào khác, một vài người quá khích đã xách động bà con tụ tập biểu tình đòi hồi hương ngay lập tức bằng chiếc tàu Việt Nam Thương Tín đang neo đậu tại đảo khiến Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc buộc phải mở văn phòng ghi danh những ai có nhu cầu, và sau đó tiến hành việc chọn thuyền trưởng lẫn việc bảo hiểm cho chiếc tàu Việt Nam Thương Tín và hành khách. Hợp đồng bảo hiểm này đã được hãng bảo hiểm hàng hải quốc tế Đan Mạch đứng ra nhận lãnh khi biết viên thuyền trưởng xung phong điều khiển con tàu chính là Trung Tá Hải Quân Trần đình Trụ, người trước kia đã từng có kinh nghiệm sang đảo Guam lãnh tàu. Trước khi tàu rời đảo, đại dìện Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế và viên chức đại diện chính phủ Mỹ mời riêng từng người vào một phòng tách biệt để phỏng vấn lần chót xem họ có thật sự tự ý dứt khoát muốn quay trở về nước hay không.

Cuối cùng, chiếc tàu Việt Nam Thương Tín do Trung Tá Trụ điều khiển đã rời đảo Guam trực chỉ Việt Nam mang theo hơn một ngàn sáu trăm hành khách trong đó có Sơn lòng đầy thấp thỏm lo âu không biết vợ con mệnh hệ thế nào.

Vượt Trại Tù Lần Thứ Nhất

Cuối tháng 9, tàu Việt Nam Thương Tín về tới Vũng Tàu nhưng lập tức bị áp giải ra Nha Trang.

Tại Nha Trang, sau thủ tục kiểm dịch nhập nội, mọi người quay trở về đều bị tạm giam tại một địa điểm gần cổng phi trường để công an Cục Bảo Vệ Chính Trị tiến hành điều tra phân loại đối tượng về nước. Tại đây, Sơn tìm cách liên lạc với Thiếu Tá Hạm Trưởng khoá 16 Hải quân Nguyễn văn Phước, một chiến sĩ đàn anh thật bản lĩnh, với ý định cùng nhau thoát thân một khi tình hình biến chuyển không thuận lợi. Tuy nhiên, ngay sau đó cả hai cùng một tốp đông người trong nhóm hồi hương đã bị tống lên xe bít bùng chở tới trại giam A-20 thuộc huyện Đồng Xuân, Tuy Hoà, Phú Khánh.

Tại trại A-20, trong quá trình tiếp tục chuẩn bị việc trốn trại ngoài dự kiến ban đầu chỉ có hai người, Sơn kết nạp thêm Đại Uý phi công AC-47 Nguyễn văn Hoá. Sau khi vượt trại được bốn ngày, bộ ba bị du kích phát hiện. Hoá bị bắt, còn Sơn và Phước tiếp tục băng rừng vượt núi trực chỉ hướng ngã ba biên giới. Ba bốn bữa sau vào lúc nhá nhem tối, Sơn và Phước bị Thượng cộng phát hiện bắt gò trói lại đạp nằm dưói đất rồi tập trung buôn làng tới hành tội. Lúc đầu, có hai tên Thượng cộng nói rành tiếng Việt nhào tới vừa chửi bới, đấm, đá, đạp Phước, Sơn túi bụi vừa hô hào mọi người xung quanh tiếp tay liệng đá giáng đòn, nhưng riết rồi thấy dân làng chẳng ai hưởng ứng cả nên hai tên này đành phải nhốt Phước và Sơn lại chờ áp giải về trại giam A-20.

Sau khi bị bắt trở về biệt giam tại trại A-20, cả Sơn, Phước lẫn Hoá đều bị chuyển về khám Chí Hoà. Tại đây, Sơn chính thức bị kết án tù kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1976, sau đó chuyển ra miền Bắc giam tại trại Vĩnh Quang thuộc tỉnh Vĩnh Phú trên cùng chuyến tàu với Đức Cha Nguyễn văn Thuận vào tháng 12 năm 1976. Tại trại Vĩnh Quang, tuy bị tách mỗi người một đội khác biệt, nhưng Sơn và Phước vẫn tìm cách thường xuyên liên lạc thăm hỏi động viên lẫn nhau. Vài năm sau, Thiếu tá Phước vượt trại nhưng bị bắt lại đày lên trại Cổng Trời thuộc tỉnh Hà Tuyên.

Vượt Trại Tù Lần Thứ Hai

Khoảng một tháng sau đợt học tập chính trị gọi là “học tập đào sâu suy nghĩ nhận rõ tội lỗi của bản thân” vào năm 1979 tại Vĩnh Quang, Sơn trốn trại. Rất tiếc, sự việc không thành. Lúc Sơn bị bắt lại, viên quản giáo đã giơ cao khẩu K-54 trở ngược báng giáng mạnh vào đầu Sơn, nhưng chính trị viên đứng gần bên đã kịp thời vừa đỡ gạt văng khẩu súng qua một bên vừa hét to:

-Xin đồng chí ngưng tay!

Sau lần trốn trại không thành ấy, Sơn bị cùm biệt giam khoảng bảy tháng trong một căn phòng ẩm thấp nhỏ hẹp; bên cạnh cùm có một thùng gỗ nhỏ để đại tiện và một ống nứa để tiểu tiện. Cứ cách khoảng ba bốn ngày Sơn mới được cai ngục mở cửa cho Sơn xách đồ phóng uế đem đi đổ một lần. Đây là một hình thức phạt mà các cán bộ trại gọi là nhằm tạo điều kiện để Sơn “tự phản tỉnh”. Trong mấy tuần lễ biệt giam đầu tiên, ngoài những khoảnh khắc phải tự kềm hãm những cơn vật vã vì đói khát đau nhức trong môi trường chật hẹp hôi thối nóng lạnh thất thường ra, Sơn ngày đêm chỉ sống với tư tưởng đào thoát vì bản thân không hề chịu khuất phục. Mặc cho đối phương gán tội hành xác, Sơn càng khẳng định lập trường của bản thân chống lại Cộng Sản, một chủ thuyết mà Sơn cho là ngoại lai du nhập vào Việt Nam với tiền tích đấu tranh đẫm máu bằng bạo lực.

Thế rồi, sau những tuần lể đầu tiên để bản thân tự “phản tỉnh” ấy, nửa năm biệt giam còn lại Sơn cảm thấy mình như đang chịu sự thử thách của Bề Trên nên đã dốc lòng cầu nguyện với niềm tin mãnh liệt vào sự hiện hữu màu nhiệm của Thiên Chúa Toàn Năng…

Xuất Trại Về Trình Diện Địa Phương

Năm 1982, Sơn được chuyển trở về miền Nam giam tại trại Z-30A thuộc địa phận Gia Ray, Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Năm 1987, ngày 11 tháng 9, Sơn được phóng thích, kết thúc thời gian tù đày gần tròn một con giáp kể từ lúc bị tạm giam vào cuối tháng 9 năm 1975 để trả giá cho sự hồi hương mong gặp lại vợ con của mình.

Sau khi xuống xe tại khám Chí Hoà, các bạn đồng tù chia tay nhau. Lúc đó trời đã xế chiều, Sơn theo Trung Tá Hùng thuộc Phi đoàn khu trục Biên Hoà về nhà bà chị ở Khánh Hội.

Hôm sau, Sơn ghé Phú Lâm thăm một bạn đồng tù đuợc thả về đợt trước, rồi đón xe đò xuống thăm bé Thi đang sống với bà ngoại ở Mỹ Tho. Phút chia tay để về trình diện chịu thêm 12 tháng quản chế tại địa phương, Sơn buồn rười rượi vì người vợ sống chung thứ hai tên Nguyễn thị Bé đã mất vì mìn bẫy ngày 30 tháng 5 năm 1975 tại khu vườn nhà thuộc vùng Việt Cộng chiếm đóng để lại bé Thi lúc ấy mới có hai tuổi lớn dần trong môi trường đào tạo với hệ tư tưởng khác biệt với bố; đồng thời người vợ sống chung ban đầu tên Hằng đã cùng bé Hương qua Pháp theo diện con lai và đã lập gia đình bên đó lúc Sơn còn đang ở trại tù Vĩnh Quang...

Trên đường rời Mỹ Tho về lại mái nhà xưa tại thị xã Tây Ninh sau mười mấy năm xa cách, mặc dù tâm sự ngổn ngang nhưng Sơn vẫn không sao nén được cảm giác nôn nao như thuở học trò ngày xưa thường đi xe đò từ Sài Gòn về Tây Ninh thăm má vào những ngày cuối tuần tại khu đất thần tiên và ngôi nhà ắp đầy kỷ niệm nơi sinh trưởng. Nhưng niềm háo hức ấy chợt vụt tắt hoá thành nỗi bàng hoàng chết lặng vì khi về tới nơi vào lúc bốn giờ chiều Sơn chỉ nhìn thấy cảnh nắng chiếu rọi xiên trên vách ba dãy phòng ốc hai tầng xa lạ vây quanh nền sân gạch rộng thênh thang.

Than ôi! Ngôi nhà cổ kính với những tàn cây phủ bóng mát quanh năm do ba má dày công tạo dựng đã không còn nữa !!!. Khu đất và căn nhà ngói ba gian một chái này của gia đình Sơn đã bị chính quyền địa phương tịch thu, phá huỷ biến thành Trường Mầm Non Một Tháng Sáu toạ lạc trên đường đổi tên từ Phan thanh Giản sang Cách Mạng Tháng Tám. Toàn bộ di tích khu nhà nay chỉ còn lại cây me chua, cụm dừa ba má trồng phía trước, và giếng nước ngọt trong sân được đào từ thuở Sơn chưa chào đời. Sau phút bàng hoàng, Sơn vô gặp cô hiệu trưởng để tìm hiểu ngọn ngành, sau đó đi vòng quanh sân, tới giếng múc nước uống, rồi thẫn thờ bước trở ra. Thế là hết, cả đến chút kỷ niệm thuở ấu thơ, niềm an ủi cuối cùng của Sơn cũng không còn nữa! Bất giác, bao nỗi chua xót đắng cay xen lẫn uất ức chợt ùa ập tâm tư khơi trào suối lệ khiến Sơn cứ ôm chặt lấy thân cây me đã từng một thời làm bạn với mình mà khóc ròng. Cuối cùng, không còn chỗ trú thân, Sơn phải sang một nhà quen ở lối xóm để ngủ nhờ...

Vài ngày sau Sơn đành phải tới văn phòng Công An tỉnh Tây Ninh xin giấy phép chuyển về Sài Gòn cư trú tại nhà ông anh, sau đó cầm giấy phép này trở lại trại tù Z-30A Xuân Lộc để điều chỉnh địa chỉ cư trú. Căn cứ vào giấy phép của Công An tỉnh Tây Ninh, giám thị trại Xuân Lộc bèn đánh máy dập xoá địa chỉ “B22/4 đường Phan thanh Giản, thị xã Tây Ninh” trên Giấy Ra Trại để thay vào bằng địa chỉ mới số 211/27 Bis, đường Minh Phụng, Phường 9, Quận 6, T.P. HCM.

Trở Lại Sài Gòn

Về địa chỉ mới, Sơn bán vé số dạo, ngày ngày lang thang trên nhiều con đường vương đầy kỷ niệm thân quen nhưng mang tên xa lạ giữa lòng thành phố Sài Gòn cũng bị đổi danh. Các đường phố chính vẫn đông đảo khách bộ hành, xe đạp, xích lô, gắn máy qua lại, duy chỉ khác xưa là có thêm nhiều bộ đội, công an mặc sắc phục lẫn dân ở miền Bắc vào, còn xe cộ có thêm xe hơi “cơ quan”, vô số xe đạp và xe gắn máy hiệu Trung Quốc xen lẫn xe Honda, Suzuki, Yamaha v..v. thời trước 75 hoặc được tuồn từ nghĩa địa xe ở biên giới Căm Pu Chia qua.

Đi dọc theo những căn phố cũ, lòng Sơn quặn thắt vì một số nhà quen đã bị đổi chủ, vắng bóng người xưa. Trong suốt thời gian Sơn bị tù, thành phố Sài Gòn đã trải qua nhiều đợt đổi tiền, kiểm kê của cải tư sản, khuyến dụ lẫn áp lực đưa dân đi vùng Kinh Tế Mới khiến nhiều gia đình thuộc chế độ cũ tiếp tục vưọt biên bất chấp mọi hiểm nguy trên biển cả. Ngoài ra, một số gia đình bạn bè thân quen có con em đi vưọt biên mà Sơn gặp lại sau khi về địa chỉ mới đã thổ lộ rằng chính họ đã phải tìm đủ mọi cách chỉ để lo cho con mình tới được một xứ sở tự do nơi mà chúng sẽ không còn bị liệt vào thành phần gia đình tư sản phản động bởi chế độ xét duyệt lý lịch của chính quyền Cộng Sản.

Hiện tại trước mắt Sơn, một thực thể xã hội mới đang được hình thành xuất phát từ giai cấp gia đình đảng viên được hưởng đặc quyền đặc lợi nắm giữ chức vụ quyền thế. Chẳng mấy chốc, giai cấp này sẽ trở nên giàu có vượt tách hẳn tầng lớp bình dân lao động.

Chương Trình ODP

Bắt đầu từ cuối năm 1989, Sơn cảm thấy bầu không khí tại các khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn, Tân Bình, Gia Định trở nên sinh động hẳn lên vì Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự gọi tắt là ODP (Orderly Departure Program) ký kết giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính quyền Hà Nội bắt đầu được thực hiện. Hàng vạn gia đình ùn ùn nộp đơn theo diện đoàn tụ, và hàng vạn gia đình cựu tù cải tạo hội đủ điều kiện tiêu chuẩn nộp đơn theo diện HO (Humanitarian Operation). Sơn cũng đã ghi danh và đang chờ đợi giấy mời phỏng vấn. Cảm giác mong đợi này thật tuyệt diệu. Sơn cảm thấy lòng mình xao động trước hình ành các nhóm bạn cựu tù ngày ngày bắt đầu tụ tập ở tất cả mọi nẻo đường, từ vỉa hè quán cóc cho đến những nơi tôn nghiêm như khuôn viên Phật tự, Thánh đường để hàn huyên tâm sự lẫn bàn về mọi vấn đề xoay quanh Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự. Hơn bao giờ hết, Sơn hoà nhập cùng nhóm bạn để nghe chính lòng mình đồng cảm với niềm khát vọng tự do của từng chiến hữu đã cùng nhau trải qua nhiều năm tháng tù đày mà bản thân chỉ thực sự tìm thấy niềm vui chắp cánh của rìêng mình nếu may mắn được chìm vào giai mộng khi thiếp đi sau một ngày khổ sai lao động.

Trải qua bao thử thách, Sơn hiểu được bản thân mình vẫn giữ vững lập trường cố hữu thuở phơi phới ra trường vai mang cấp bậc Chuẩn Uý giã từ Quân Trường với bầu nhiệt huyết trào dâng và tín niệm Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.

Hết

Phú Nhuận, ngày 20 tháng 7, năm 1991

Phạm văn Phú



Wednesday, May 15, 2013

Em Về

Thơ Châu Chi



Em về theo gió lao xao
Đong đưa phím nhạc vang cao tình mềm
Em về lối cũ gập ghềnh
Hỏi em có nhớ bồng bềnh tóc xưa

Em về chiều bỗng dưng vui
Mang theo cơn gió nguôi ngoai tình sầu
Đưa tay đón giọt mưa cầu
Lòng vui như thuở, ngày chờ ngày trông...

Em về đời bỗng thênh thang
Theo chân em bước dịu dàng lá rơi
Cho tình sâu thắm chơi vơi
Chào em ngày mới ngọt mời chiêm bao

Phiếm dương cầm, nốt đợi chờ
Tấu lên nhạc khúc chiều mơ tình trầm.

Châu Chi


Tuesday, May 14, 2013

FINAL SKYRAIDER UNITS

BYRON E HUKEE




ACKNOWLEDGEMENTS

I owe special thanks to Wayne Mutza, Warren Thompson and Robert F Dorr for allowing me access to their extensive image collections. A special thank you to William Reeder who shared his story of experiences as a POW in Vietnam. Special thanks to Chris Hobson, author of Vietnam Air Losses, for making his work available to the A-1 Skyraider Association in its entirety. Also thanks to the following individuals who shared images and/or Skyraider stories with me – Jake Ludwig, Bill Stevens, Tom Bigelow, Herb Tidwell, Rob Cole, Richard Keogh, Don Wilkerson, Peter Bird, Andy Renshaw, Mike Roberts and William H Mogan. USAF Skyraider pilots who shared stories and images were Don Emigholz, Joe Saueressig, Herb Meyr, Dick Foreman, Ed Homan, Jim Partington, Don Engebretsen, Charlie Holder, Randy Scott, Gary Koldyke, Larry Haight, Jim Madden, John Larrison, Win DePoorter, Tom Dwelle, Dick Allen, John Lackey (via Roy Lackey), Mike Maloney, Alan Young, Davis Glass, Shelley Hilliard, Bill Prescott, ‘Jink’ Bender and Ron Smith.

I am indebted to the following VNAF Skyraider pilots who shared images and stories – Nguyen Quoc Dat, Pham Minh Xuan, Ho Van Hien, Nguyen Tranh Trung, Duong Thieu Chi, Nguyen Dinh Xuan, Nguyen Chuyen, Nguyen Quoc Thanh, Hoi B Tran, Thai Ngoc Truong Van, Nguyen Lanh and Son Bach. I sincerely apologise to those who assisted me but are not listed here. Your help was greatly appreciated.

FINAL SKYRAIDER UNITS

Although the arrival of A-37s in South Vietnam in increasing numbers from late 1968 allowed the VNAF to convert three of its A-1 units to the Cessna attack aircraft, the Skyraider continued to play a key role in supporting the ARVN through to the communist invasion of April 1975. USAF A-1s also remained active in the SAR role until they were finally withdrawn in late 1972, the few surviving examples being passed on to the VNAF.


Two 530th FS A-1Hs, both transfers from the USAF, await clearance for takeoff at Pleiku. Still wearing their USAF-style tail markings (minus the two letter Air Force code), these Skyraiders formed the core of the 530th fleet. A-1H 139779 and A-1J 142014 were lost on 27 May 1972 and 30 September 1971, respectively (Peter Bird)

Although the Dragonfly was seen as the future light attack platform for the South Vietnamese, proof that there was still a role for the venerable A-1 in-theatre came in 1970 when the 530th FS became the last Skyraider squadron to form within the VNAF. Based at Pleiku, the nucleus of the unit was provided by an A-1 detachment from the 524th FS that had operated from the base until the squadron had converted to the A-37 in early 1969. The Skyraider’s presence at Pleiku had been further reduced in November of that year when the USAF’s 6th SOS, which had flown from the base since early 1968, was inactivated. The ARVN was anxious to keep a strong CAS presence in Military Region II, however, so the 530th FS was formed in 1970 with surplus A-1s following the conversion of two units to the A-37.

Although the squadron boasted a highly experienced leadership cadre (CO, vice commander and operations officer), most of its pilots were young aviators who had been trained at Hurlburt Field within the previous year. The number of experienced A-1 pilots in the VNAF had been significantly reduced following their conversion onto the A-37 at Da Nang, Nha Trang and Binh Thuy.

As with other VNAF Skyraider squadrons, the normal duty cycle within the 530th FS was two days on, one day off. That is to say pilots would fly for two days and perform other squadron duties every third day. Missions were flown mostly during daylight hours and rarely at night. Although the addition of the BOBS (beacon-only bombing system) allowed bombs to be dropped in either bad weather and/or at night, still the vast majority of A-1 sorties were performed during the day.


1Lt Pham Minh Xuan poses on the wing of his A-1 prior to flying a mission in 1971. Note the close detail of the 'production’ ‘Daisy Cutter’ fuse extenders. The nose fuse at the end of the extender gave this weapon dual fuse redundancy. Clearly visible is the fuse arming wire that went through the fuse ‘propeller’ to be held by a fahnestock clip. When the bomb left the aircraft, the wire (retained by the aircraft) pulled out of the fuse propeller, allowing the latter to spin until it armed the weapon (Pham Xuan)

One such mission saw the 530th called on to support a fire support base (FSB) that was being overrun by the enemy. ‘Jupiter 11’, a flight of two Skyraiders flown by Maj Thanh and his wingman, 1Lt Pham Minh Xuan, were scrambled from Pleiku after the call had come in from FSB ‘Charlie’ that it needed help fast. The famed Red Berets of the ARVN’s 11th Airborne Battalion were just holding on in the face of stiff opposition from a larger enemy force. ‘We were airborne within ten minutes of the scramble notice being received’, Pham recalled. ‘My leader, Maj Thanh, was flying an A-1E loaded with six Mk 82s, and I had six cans of 500-lb napalm on my A-1H. We each had a full load of 20 mm ammunition’.

The target was less than 100 nautical miles north of Pleiku, so ‘Jupiter 11’ was soon over the FSB. The FAC was orbiting nearby, and he briefed the ‘Jupiters’ on the situation. They were instructed to monitor FM radio channel 47.0 for possible information from the Red Berets on the ground. The plan was for ‘Jupiter 11’ to drop his bombs first, followed by ‘Jupiter 12’ with his napalm. After Thanh was finished with his attack, the ground team came on the radio. Pham described what happened next;

‘As soon as the FAC gave me my instructions, I heard the Red Berets say that they were being overrun by the enemy – they were coming in human-wave attacks across the perimeter of FSB “Charlie”. The enemy was coming up the hill from the south, so I was instructed to drop my napalm no closer than the perimeter of the FSB. My first pass was a little long, so I manoeuvred for my second run. This was much better than the first one, and the Red Berets were yelling for more of the same. My last pass was a repeat of this heading, which turned out to be a big mistake. I felt and heard enemy fire hit the front of my A-1 as I pulled off target.’

Pham climbed as hard as he could for altitude, checking his engine instruments at the same time while starting a turn toward Dak To airfield, which was only a short distance away; ‘I noticed that the CHT [cylinder head temperature] was in the red and the engine was running rough, so I pulled the throttle back a bit. I was at about 3000 ft above the ground, and I could no longer maintain altitude, so I pushed the throttle up again. I was able to level off, but I could now see smoke and smelled hydraulic fluid.

‘There were two helicopters on the runway at Dak To, so Thanh buzzed them with his gear and flaps down and they got the message and cleared the area. I slid back the canopy to get rid of the smoke, and that helped a lot. The gear would not come down, so I prepared for a gear up landing. I held the aircraft at 90 knots until I flared for landing, and came down with a thud. I was surprised at how quickly the aircraft stopped. I jumped out of the A-1 as fast as I could just in case it caught fire. Later, I had a good look at the aircraft, and discovered several holes in the front of the engine that had been made by 12.7 mm AAA. I had had a lucky escape, as had the Red Berets at FSB Charlie.’

VALOUR BEYOND THE COCKPIT

Many flying stories begin when the pilot takes off, en route to some dangerous target far behind enemy lines. This one commenced when two men were shot down in the midst of the enemy. Neither knew the other, but they were soon to become united in a struggle for survival. Capt Bill Reeder was a US Army AH-1G Cobra pilot supporting the ARVN Ranger outpost at Ben when he was downed by enemy fire on 9 May 1972. His co-pilot/gunner, Lt Tim Conry, died from his injuries shortly after the helicopter had crashed. Earlier, he and Reeder had witnessed the downing of an A-1 Skyraider near Polei Klang, but they had been denied permission to attempt to rescue the pilot. The latter, Lt Nguyen Dinh Xanh of the 530th FS, had been supporting ARVN forces at Polei Klang, an outpost west of Kontum near the Cambodian border, when his A-1 was hit by AAA.


Four pilots from the 530th FS at Pleiku show their individuality by wearing four different flight suits. As for me, I definitely would not want to be wearing orange in a combat zone! (Pham Xuan)

‘I had a badly broken back, burns on the back of my neck, a piece of shell fragment sticking out of my ankle and superficial wounds on my head and face’, Reeder recalled. ‘I was in the midst of many hundreds of attacking enemy soldiers’.

After evading the enemy for three days, Reeder was captured and herded to a prison camp carved out of the jungle just inside Cambodia. ‘There were South Vietnamese military [prisoners], there were indigenous mountain people referred to as Montagnards who had allied with US Special Forces and there were two Americans, myself and another helicopter pilot, Wayne Finch, captured a month earlier’, Reeder explained. ‘There were at least 200 prisoners altogether’.

Xanh had also been captured following his shoot down on 9 April 1972. He too had been force-marched through the jungle to this very same camp. Reeder described his meeting with Xanh on 2 July 1972, nearly three months after he had been captured.

‘My weight went from around 190 pounds to somewhere around 120 in just a few weeks. I was skin hanging on bone, with a beard that grew very long over time. I did not shave for more than five months. I received no medical attention at all, and no one fared any better than me. One day I was taken outside my cage and lined up with a group of prisoners. There were about 25 South Vietnamese, as well as Wayne and myself. I would soon learn that one of our group was a pilot who had been shot down on the same day as me in an A-1 Skyraider at Polei Klang – the very same Vietnamese pilot I had been denied the chance of rescuing. His name was Lt Xanh.’

The group was told by one of their guards that they would be taken to an improved camp where they would receive medical treatment. ‘You all should try hard to make it’, the guard told them. ‘It should only take about 11 days’. Reeder described his mindset as they set off down the trail; ‘If you did not continue to march, you would die. In normal life you have to take some overt action in order to die. You have to kill yourself. As a prisoner of war, under these circumstances, that truth is reversed. You have to reach deep within yourself and struggle each day to stay alive. Dying is easy. Just relax, give up and peacefully surrender, and you will die. Many did. They died in that first jungle prison camp, and they died along the trail. Some would complete a day’s journey and then lie down to die. Others collapsed on the trail and could not continue.’

The journey to the next camp lasted three months, the march covering several hundred miles until it finally ended in Hanoi. ‘It was a nightmare, a horrid soul wrenching nightmare’, Reeder remembered. ‘Every step, every day wracked my body with pain. My infections became worse and disease settled in me. I was near death. The pain kept my face contorted and a cry shrieking within every corner of my consciousness, pain that was burning a blackened scar deep into the centre of my very being. And there was Lt Xanh, suffering badly himself, but always encouraging me, always helping as he could’.

Lt Xanh became a part of Reeder’s life at this moment. ‘On the worst day of my life I fought so very hard. I faltered. I dug deeper. I staggered on. I faltered again, and I struggled more, and I reached deeper yet, and I prayed for more strength. And I collapsed, and I got up and moved along, and I collapsed again, and again. I fought, fought with all I had in my body, my heart and my soul. And I collapsed, and I could not get up. I could not will myself up. I was at the end of my life. And the enemy came.

‘The guard looked down on me. He ordered me up. He yelled at me. I could not. I was done. And then there was Xanh, looking worried, bending toward me, the guard yelling to discourage his effort. He persisted in moving to help me. The guard yelled louder. Xanh’s face was set with determination, and in spite of whatever threats the guard was screaming, he pulled me up onto his frail, weak back, pulled my arms around his neck and clasped my wrists together. He then pulled me along with my feet dragging on the ground behind him. Xanh dragged me along for the rest of that day. Occasionally, he was briefly relieved by another prisoner, but it was Xanh who carried the burden that day. It was Xanh who lifted me from death, at great risk to his own life, and carried me, and cared for me, until we completed that long day’s journey’.

The following morning Reeder’s ordeal was not over. Despite the glimmer of hope provided by the previous day’s miracle, he fell from a log and lay in a shallow river. This time Xanh was forbidden to help him, he and the other prisoners being marched away at gunpoint. ‘They were marched away with the rest of our prisoner group. I never saw Xanh again’, Reeder explained.

However, for some reason his captors decided to give Reeder penicillin injections to treat his massive infections and, after a time, he was able to stand, and even walk again. ‘I was put back on the trail, this time travelling with groups of North Vietnamese soldiers moving north, and accompanied by my own personal guard. It continued to be an agonising trip, but the worst was behind me’.

Reeder eventually reached Hanoi and ended up in the infamous ‘Hanoi Hilton’ POW camp. He survived against all odds to be released at the end of the war. Later, having made contact with ex-VNAF personnel who had made it to the USA, he enquired about Xanh. Initially, Reeder struggled to locate him until he finally found a website that served as a gathering forum for former VNAF A-1 pilots. Eventually, through this site, he was reunited with Xanh; ‘At our first encounter, I looked upon an older man, but instantly I saw the soul of my beloved friend in his eyes. I’d not seen him since I’d watched him forced across that log and marched away, knowing that I owed him

my life, or what there was left of it. But there in the jungle I made a promise to myself and to Xanh. Since he’d worked so hard to help me live through those two toughest days of my life, I felt like I owed him my very best to try to do my part to make his efforts worthwhile – to survive the rest of my journey and somehow get home at the end of it. What he’d done for me saved my life, and Xanh’s selfless actions gave me even more determination to overcome everything between me and the freedom that waited at the end of my captivity.

‘Nguyen Dinh Xanh has always been a great man, and now he is a great American. I am so thankful he was my friend when I needed him, and I am grateful I have found my friend again.’ Xanh’s A-1 was one of 23 Skyraiders lost by the 530th FS between 1970 and mid-1973 – data does not extend beyond the latter date, so its losses were almost certainly higher. The unit also had six pilots killed or listed as missing in action.

In October 1974, with shortages of fuel, ordnance and spare parts, the 530th FS was ordered to cease operations. Pleiku AB was evacuated by the VNAF on 17 March 1975. Left behind were 21 A-1s and 18 other VNAF aircraft, all of which were in flyable condition.

Source:

USAF AND VNAF
A-1 SKYRAIDER UNITS
OF THE VIETNAM WAR
BYRON E HUKEE
© Osprey Publishing

Courtesy of Pham Minh Xuan


Monday, May 13, 2013

Khi Tôi Về

Thơ Nguyễn Giang



Khi tôi về, mùa Thu chừng đã ngự
Luống cải vàng còn ngái ngủ ngoài sân
Bầy sẻ già trú ngụ gác chuông xưa
Cũng đứng lặng, mắt nhìn tôi bỡ ngỡ.

Tôi vẫn thế, như ngày nào một thuở
Đài trán cao cùng gió lộng trong hồn
Trí tưởng tôi vốn lạc lõng cô đơn
Bỗng thoáng chốc ngập tình yêu quá khứ.

Em có còn không, những chiều hong tóc?
Vạt áo xanh có lả những đêm trường?
Trăng huyền xưa chờ đợi tiếng nguyệt cầm
Cung phím ấy bao năm còn chan chứa?

Tôi sẽ về, cây cao, con đường cũ
Nắng hôm nay có phải nắng ngày xưa?
Sóng trong tim lờ lững những âm thừa
Tình hội ngộ luyến lưu tình cổ điển.

Tôi sẽ về cùng em khơi bếp lửa
Mắt u hoài kể lể chuyện tháng năm
Mưa đêm nay rơi đọng mái hiên nằm
Hạnh phúc cũ dường như không đổi khác.

Khi tôi về cùng em soi gương nhỏ
Tìm cho anh sợi tóc bạc ngày xưa
Ôi, lòng em như những sợi tơ mưa
Che phủ nhé xác thân anh quấn quýt.

Đời sống ấy anh chẳng hề hay biết
Những khúc quanh ngã rẽ rất nghi ngờ
Anh đã về đây, thật chẳng tình cờ
Lòng phiêu bạt theo phiến đời lặng lẽ.

Tôi vẫn lang thang trong cuộc đời quá rộng
(dù bước nhanh chẳng thể đến nơi tìm)
Sáu năm qua cơn mộng dữ vừa xong
Ngày tháng tới bấp bênh, niềm hy vọng?

Hãy cất hộ tôi bao buồn phiền đeo đẳng
Một tuổi thanh xuân tàn tạ bóng hình
Cho tôi quên những kẻ tham sinh
Bỏ thuộc cấp long đong trong nguy khốn.

Hãy giữ giùm tôi những chiều gió lộng
Những tinh sương giầy trận gõ trên đường.

Làm ở trong tù năm 1981

Nguyễn Giang



Tháng Tư Về Tâm Sự Cùng Con

Tháng Tư về tâm sự cùng con
Mười tám năm trôi hận vẫn còn
Dĩ vãng không phai theo mái tóc
Niềm đau chất chứa tựa thành non

Nếu lỡ một mai nhòa trí nhớ
Xin con giữ hộ xót xa này
Mong con về nói cùng ngôn ngữ
Để rõ nguồn cơn tự bấy nay

Con có hiểu cho nỗi khổ đau
Không thua mà chạy bởi vì đâu
Tuyến đầu thọ địch đâu ngờ bạn
Đã chém sau lưng một nhát sâu

Con có hiểu cho nỗi đắng cay
Hùng binh mấy vạn phải buông tay
Cắn răng liệng súng chim lìa bạn
Nước biển nào lau hết nhục này

Năm tháng quặn đau nỗi nhớ quê
Thâm tâm thầm nhủ sẽ quay về
Nhớ khi muối biển pha thành lệ
Chẳng muốn lên thuyền vẫn phải đi

Ngăn cách muôn trùng thương kẻ ở
Xa xăm ngàn dặm xót người đi
Tim ta như có ai cầm giữ
Chẳng tháng Tư về vẫn tái tê!

Duyên Hưng 93
( Thân phụ chị Dzuyên Hà - chị T.N. Nguyên )

Sunday, May 12, 2013

Yêu Muộn

Thơ Hoa Lục Bình




Anh vẫn biết anh là người đến muộn,
Nên ân tình em đã sớm trao ai.
Lặng nhìn em đi bên cạnh một người,
Anh cảm thấy lòng anh cô lẻ quá.

Anh cũng biết yêu là sầu, là khổ,
Yêu muộn màng thương nhớ sẽ đơn phương.
Nhưng làm sao anh bắt buộc con tim,
Không thổn thức mỗi khi em hiện diện.

Lúc ngồi bên nhau, chúng mình trò chuyện,
Em vô tình kể dự tính tương lai.
Đau trong lòng, nhưng anh vẫn cố vui,
Để em nghĩ, em là người hạnh phúc.

Em đâu biết đêm về anh thao thức,
Quyết nhủ lòng mình sẽ cố quên em.
Nhưng con tim thắng ý chí yếu mềm,
Nên anh vẫn yêu em dù yêu muộn.

Hoa Lục Bình

Saturday, May 11, 2013

Nghe Bạn Mình Hát: Bông Hồng Cài Áo

Nhạc: Phạm Thế Mỹ
Ý thơ: Thiền sư Nhất Hạnh
Tiếng hát: Trần Đình Phước




Thân gửi đến các bạn nhân ngày Lễ Mẹ 2013.
Xin được chúc mừng và chung vui với những ai còn Mẹ.


Bong Hong Cai Ao from DucHa on Vimeo.



Friday, May 10, 2013

Chiều Khúc

Nhạc & Lời: Hoàng Khai Nhan





Hoà âm & Phối khí: Phạm Duy Cường
Trình bày: Bích Liên


Hoà âm & Phối khí: Quốc Dũng
Trình bày: Bảo Yến



Wednesday, May 8, 2013

Các Chị

Chuyện Tản Mạn

Hoàng Anh

Sau vài lần do dự, thoái thác, cuối cùng tôi cũng theo chồng về Little Saigon một cuối tuần đẹp trời, đến nhà người bạn, để gặp mặt "những người bạn thân thiết nhất" của anh.

Đến nơi, tôi đã thấy vài người đàn ông có mái tóc highlight, đang nói cười rôm rả trên lối đi vào nhà. Thấy chồng tôi, họ ùa cả lại, người vỗ vai, kẻ bắt tay, quàng lưng, mày mày tao tao mừng rỡ.

Phải mất vài phút sau khi nói chuyện hăng say, chồng tôi mới chợt nhớ ra mình có cái "rờ mọt" đang đứng tần ngần, xớ rớ sau lưng. Anh giới thiệu tôi với các bạn, mỗi người đều có một nick name theo sau tên thật, mà thoạt đầu tôi không hiểu vì sao? Anh gọi một anh là "DŨNG ĐIẾM" (tên chi mà dễ sợ rứa?). một anh khác: NGUYÊN BI VUÔNG (ủa, đã bi răng lại vuông hè?).

Nhưng các anh là chuyện của chồng. Còn tôi, tôi đang băn khoăn, ngại ngùng, như tâm trạng cô dâu mới, về thăm gia đình chồng đông người, mà không biết mình sẽ được welcome ở mức độ nào? Thì đây, trong bếp đang có vài chị, vừa nấu ăn, vừa bày bàn, vừa nói chuyện rôm rả chẳng kém gì các anh. Thấy tôi, các chị dừng tay vồn vã hỏi thăm, giới thiệu từng người. Một chị nói giọng Nam, bưng rổ rau đầy rủ tôi: "Tui với bà ngồi đây lặt rau". Thôi thì khỏi nói, tôi mừng rỡ chộp lấy cơ hội thoát ra khỏi tình trạng lóng ngóng, thừa thãi. Thế là tay làm miệng nói, chị bạn mới đã vô tình giúp tôi sớm qua được "phút ban đầu."

Trên đường về, tôi hỏi chồng về "chị người Nam", chồng tôi À như đinh đóng cột: "vợ TẠ KỲ LINH." Sau này quen thân, tôi biết tên chị rất hay "HUYỀN KHANH", tính tình bộc trực của người Nam bộ. Tôi còn được nghe chuyện chị đã giúp chồng thoát khỏi tù cải tạo thế nào. Thật đúng là tình yêu mãnh liệt của người vợ, với sự hy sinh vô bờ. Những lần RU sau này, khi anh LINH ngồi đàn trên sân khấu, tôi luôn nhìn thấy ánh mắt đầy yêu thương của chị ngưỡng mộ nhìn chồng.

Khi tôi hỏi chồng về một chị khác: "Anh có biết cái chị mặt hơi tròn, hay cười, chị hay kể chuyên vui vui về kinh nghiệm buôn bán, em biết chị quen biết nhiều trên thương trường, mà ảnh cũng hay cười điềm đạm với mọi người?" Chồng tôi cười rất ư là lemon question: "Bạn anh đứa nào cũng vui vẻ, dễ thương, nên cười là chuyện thường, anh biết em muốn hỏi ai? Thôi, tôi cũng đành cười trừ! Những lần họp mặt tiếp theo, tôi còn biết chị có tài nấu nướng, chẳng những nấu ngon mà còn nấu nhiều. Chị có tên HIỀN, còn anh là NHAN, NHAN GIÀ!!! Chồng tôi còn phụ chú đặc biệt: Già mà có nụ cười rất trẻ thơ. Hay vì chị "hiền", nên anh còn giữ được nụ cười trẻ thơ?

Một lần chị LINH nói với tôi, nhóm mình có vợ anh DŨNG đi dạy. Tôi suýt phì cười vì nhớ cái nick name rất kêu, mà có vẻ chẳng ăn nhậu gì tới con người anh. Người bạn đời của anh làm tôi cho mình nghĩ đúng, chị ít nói, lúc nào cũng trầm tĩnh nhưng rất chân tình. Một người đàn bà như thế, lại mang tên HẠNH, làm sao có thể hòa hợp với... "Dũng Điếm" suốt mấy chục năm để có một gia đình như ngày nay? (Anh chị có muốn xôi gà đổi tên không?) Đúng là chỉ có các anh mới tinh nghịch dễ thương như thế!

Chị HẠNH và một chị khác là hai người mà tôi chưa nghe cười lớn tiếng bao giờ. Tôi không hiểu sao, ở xứ Mỹ vật chất trần trụi bây giờ, lại có người đàn bà còn giữ được sự e ấp, kín đáo, của đàn bà Việt Nam xưa như chị YẾN. Những lần họp mặt, khi các anh có chỗ riêng của các anh, thì cánh đàn bà chúng tôi cũng có không gian riêng. Từ khi có sự góp mặt của chị BIÊN, phụ nữ chúng tôi cũng được nghe những chuyên soft tiếu lâm. Phải ngồi nghe như thế, bao giờ chị Yến cũng đỏ mặt, lắc đầu không dám cuời thánh tiếng. Khi bị hỏi ý kiến, chị tìm cách lánh mặt để khỏi trả lời. Chị dịu dàng như chim én nhỏ nhắn, thầm lặng mang mùa xuân ngồi bên cạnh mọi người. Đúng chị là cánh én của anh VŨ VĂN KHANH.

Cuối cùng trong đẳng cấp CHỊ mà tôi đã biết được sau một thời gian họp mặt, tôi còn một chị đặc biệt. Người Bắc, nói tiếng Bắc, nhưng tính tình đặc sệt Nam. Hết sức mộc mạc, thật thà, chị luôn chia sẻ vui buồn với mọi người. Với chị, mọi việc có xảy ra, đều như một giòng sông được bình yên hóa có tên rất đẹp: THANH THỦY. Mỗi lần họp mặt, mọi người được thưởng thức món xôi bắp, thạch do chị làm rất... number one. Chẳng có gì lạ vì phu quân chị là anh HOA NUMBER ONE (người luôn luôn có mặt khi bạn bè cần đến).

Lucky me! Tôi đã phải thốt lên điều đó, vì những người chị mà tôi vừa nói trên, mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười, đã cho tôi những bài học về chia xẻ, hòa đồng. Tôi học được cách nấu nhiều món ăn ngon, và kinh nghiệm sống của mỗi người.

Đã hết đâu, tôi còn có bạn, nhiều bạn, vì đa số chúng tôi trạc tuổi nhau. Người bạn cho tôi nhiều sự đồng cảm văn nghệ, cũng có tên của một giòng sông, giòng sông duyên dáng. Sinh ra trong một gia đình có máu văn nghệ, DUYÊN HÀ có giọng hát thanh nhã, êm đềm như tên, lại có đầu óc tổ chức nên thường là đầu tàu cho văn nghệ phái nữ. Đây là phu nhân của người có nick name tếu: anh NGUYÊN BI VUÔNG.

Sau vài lần RU, tôi nghiệm ra rằng, các nàng dâu 7-68 có tinh thần văn nghệ đầy mình. Ngoài Duyên Hà, tôi còn có một người bạn đồng hương xứ "trọ trẹ" của tôi, nhỏ bé nhưng bé hạt tiêu. Nếu tên chồng làm người ta liên tưởng đến những nhân vật đầy màu sắc, oai quyền trong những bộ phim Tàu: CHÂU CÔNG CÔNG, thì người vợ lại có cái tên hết sức dịu dàng của Huế: THANH CHI. Người Huế hay noái: người răng thì vác săng nấy. Thanh Chi lúc nào cũng Huế vô cùng tận: bao nhiêu năm ở Mỹ, nàng vẫn giữ được vẻ dịu dàng, luôn nặng lòng vì việc chung của bạn bè.

Tôi còn có THÚY ANH, một giong ca không thể thiếu trong những lần họp mặt, cùng với phu quân là anh NGUỄN QUANG TẦM như bóng với hình. THỦY, phu nhân anh ĐẶNG TRẦN SAN (SAN BABY), người đang tìm được hướng đi mới cho mình ở những lớp Thiền Đạo, mà tôi cũng mong có ngày... THANH của anh NGUYỂN GIANG, tuy tất bật với công việc nhưng sẵn sàng có mặt khi bạn bè cần. Anh chị NGUYỄN MINH HƯỚNG với tâm hồn yêu nhạc cũng rất mãnh liệt. Tôi còn người bạn luôn tự xưng là "tiếng hát đầu hàng", chị HOA, phu nhân anh TRIẾT ĐỊA. Đặc biệt dạo sau này, chúng tôi có sự tham gia của chị BÍCH LIÊN, phu nhân của anh THÂN ĐẠI KHÍ, một đại ca sĩ trong những chương trình nhạc giá trị. Mỗi lần nhìn chị twist, tôi cảm thấy như mọi người đang tạm quên tuổi già sau lưng.

Từng ấy bạn, mà không nhắc đến nàng dâu mới rời bỏ tiểu bang lạnh lẽo, để theo chồng về đoàn tụ với bạn bè ở CALI nắng ấm thì thật là thiếu sót. Đó là đôi uyên ương NGUYỄN BIÊN - VINH. Sự hồn nhiên, liến thoắng, hay đùa giỡn của VINH đã làm cho chúng tôi ít nhiều cũng bị cuốn hút theo. Chúng tôi đã tham gia vào những mẩu chuyện tếu, cũng cười lăn, ồn ào lúc nào không hay. Tài nấu ăn của VINH cũng không kém gì các chị HIỀN, chị HOA. Cứ sau mỗi lần họp mặt ở nhà anh chị, chúng tôi biết phải "diet" vài tuần vì VINH làm bánh, nấu xôi rất ngon, rất lẹ; không ăn là cả sự thiệt thòi vô cùng lớn lao!!!

Cuối cùng, một người bạn ở xa, nhưng nói về văn nghệ thì tôi cảm thấy rất gần, đó là chị THẢO. Thiệt tình, biết anh chị bao lâu rồi mà chỉ biết chị qua tên anh: TRƯƠNG TẤN THẢO. đây là cặp song ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết của 7-68 Nam Cali.

Chỉ sau một lần tìm về, tôi đã có bao nhiêu bạn, mà bạn ăn theo chồng mới là quí chứ! Cảm ơn hết các CHỊ, các BẠN, đã cho tôi những niềm vui. Nhưng trước hết phải cảm ơn CHỒNG đã cho tôi biết thế nào là một tình bạn đúng nghĩa. Nhờ vậy mà chị em chúng tôi mới có sự gắn bó. Mong sao, sự gắn bó này luôn là động lực thúc đẩy, gìn giữ tình bạn của các anh.

Viết để HAPPY MOTHER'S DAY các chị

Hoàng Anh


(chụp hình Nguyễn Thế Long)

Vững Một Niềm Tin

Thơ Vũ Khanh

Mượn dòng nhạc Mưa Chiều Kỷ Niệm
để viết về bạn bè trong trại tù tập trung.


Nhớ ngày nào tan giấc binh đao,
Bao bi hùng trút nếp chinh bào,
Quên sau lưng niềm nhớ nghẹn ngào,
Đành lòng cam dấn bước,
Theo lúc nước non sầu đau.

Kiếp nhục hình nung vóc thân trai,
Cơm lao tù uốn chí anh tài,
Chung tâm tư xây giấc mơ dài
Ngày quê hương chiến thắng,
Giặc thù thôi vãng lai.

Long Giao bao nguy nàn,
Năm Căn mấy gian nan.
Non cao tôi cơ hàn,
Rừng già anh lạnh giá.

Thê lương muôn khung trời,
Dập vùi ngàn cuộc đời,
Người người cùng một lời:
Sắt son lòng nào phai.

Có một người em gái trung trinh,
Luôn mong cầu đất nước thanh bình,
Cho duyên thơ tròn nét ân tình
Lời thề xưa thắm thiết,
Mơ ước lứa đôi đẹp xinh.

Chốn đọa đày năm tháng phong ba,
Ai âm thầm góp ánh trăng tà,
Đan trao ai từng giấc mơ ngà,
Ngày quê hương chiến thắng,
Mộng Đầu Xuân gấm hoa.

Vũ Khanh


(chụp hình Nguyễn Thế Long)

Tuesday, May 7, 2013

Tình Si

Thơ Châu Chi



Chiều ni không thấy O đi ngang
Để tui ngơ ngẩn chiều mêng mang
Bên sông có tiếng ai hò vẳng
Anh nớ răng chưa quảng gánh sang?

Tui vẫn thường dõi bước O đi
Áo thẫm nón vành che tình si
Bài thơ tui viết tuy vụng dại
Lóng ngóng chờ trao thư bên tê

Ngày lại ngày qua tình chưa tỏ
Nhứt định chiều ni khi gặp O
Sẽ không ngần ngại như chiều nớ
Để thấy mình răng vẫn khù khờ

...Chiều ni không thấy O đi ngang
Sóng vỗ bên sông lòng mang mang
Tình tui theo khói chiều vương vấn
Thơ tui theo tiếng sầu lâng lâng...

Châu Chi


Monday, May 6, 2013

Sơn Tù Trưởng (phần năm)

Sơn Tù Trưởng

Phạm Văn Phú

Phần Năm


Phi Vụ Đầu Tiên Tại Sư Đoàn 3 Không Quân

Sau thời gian tăng phái Pleiku, Sơn được thuyên chuyển về phục vụ tại phi đoàn Lôi Điểu 223 thuộc Không Đoàn 43 Chiến Thuật / Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hoà do Trung Tá Trần văn Luân làm Phi Đoàn Trưởng. Trong phi vụ đầu tiên tại đơn vị mới, Sơn được Trưởng Phòng Hành Quân Trần gia Bảo cắt công tác tại tiểu khu quê nhà. Khi chiếc UH1-H bắt đầu vô tới địa phận Tây Ninh, Sơn được Đại Uý Trưởng Phi Cơ Nguyễn dương Hinh trao cần lái điều khiền con tàu bay lượn nhiều vòng thả khói màu chào kính trên vùng trời Thánh địa, khu vực làng Thái Bình xã Thái Hiệp Thạnh nơi ba má Sơn ở lúc sinh tiền, và trên nóc ngôi nhà nơi Sơn sinh trưởng trước khi cùng phi hành đoàn tiếp tục phi trình công tác... Kể từ đây, cuộc đời binh nghiệp của Sơn chuyển sang một bước ngoặt thật quan trọng với quyết tâm thực hiện bằng được lời thệ quyết vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm xưa của mình.

Gắn Bó Cùng Phi Đoàn Lôi Điểu 223

Cũng như tại Phi Đoàn Thần Tượng 215, nơi đầu tiên Sơn được dịp sống cùng các chiến hữu trong tinh thần không bỏ anh em không bỏ bạn bè, tại Phi Đoàn Lôi Điểu 223 tinh thần ấy cũng chan hoà trong tất cả mọi người khiến bản thân Sơn sống với tình cảm thật gắn bó với đơn vị.

Sơn nhớ từng âm giọng, hình ảnh, cử chỉ, dáng điệu của nhiều chiến hữu trong đơn vị mà Sơn có dịp học hỏi rút tỉa kinh nghiệm từ tác phong đạo đức lẫn kỹ thuật tác chiến. Tùy mức độ gây ấn tượng nhạt nhoà hay sâu đậm qua từng nét đặc thù của họ, tất cả thảy đều chiếm một địa vị quan trọng trong lòng Sơn.

Trong số các chiến hữu ấy Sơn luôn nhớ mãi nét trầm tĩnh của Thiếu Uý Nguyễn thế Hùng, người co-pilot từng cứu Sơn và toàn bộ phi hành đoàn tại đồn Bố Lá thuộc quận Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Lúc ấy khoảng 4 giờ chiều, Sơn đang mải mê cho con tàu bay rà thật thấp cùng Trung Tá Quận Trưởng Phan văn Hiệp khoá 17 Đà Lạt theo dõi từng lằn đạn đại liên của xạ thủ phi hành bắn hạ đám địch vây đồn văng khỏi hố cá nhân và giao thông hào thì những cụm mây nimbus đen ngòm thình lình kéo tới khiến Sơn buộc lòng phải bay lên sa vào mây nên bị vertigo nhất thời không định được phương hướng và độ cao thấp của con tàu. Trong giây phút thập phần nguy hiểm ấy, Hùng chụp cần lái bình tĩnh đưa con tàu ra khỏi hiểm trạng mây mù, sau đó đáp an toàn tại Bến Cát.

Chiến hữu có nét trẩm tĩnh thứ hai là 70-40-B3 Lạc văn Nở, nhân vật đã từng cùng Sơn bắt sống địch quân, một hành động đã được khá nhiều hoa tiêu ngành trực thăng thực hiện bằng nhiều dạng khác nhau.

Gương Sáng Của Đàn Anh Trong Phi Đoàn Lôi Điểu 223

Ngoài sự gắn bó với các chiến hữu đồng cấp chức trở xuống, đối với cấp chỉ huy, những vị đã từng hiển hách chiến công từ thuở Sơn vừa dứt bậc tiểu học, Sơn không hề quên những kỷ niệm bản thân thuở ban đầu bỡ ngỡ đã được các đàn anh tận tình dìu dắt hướng dẫn từng bước những kỹ thuật tác chiến chưa từng được cập nhật trong binh pháp mà Sơn đã được học.

Trong số các đàn anh ấy, Sơn luôn khắc tâm gương sáng của Trưởng Phòng Hành Quân Trần gia Bảo qua cung cách cư xử thật nhẹ nhàng uyển chuyển đối với đàn em. Không những vậy, trong các cuộc hành quân lớn nhỏ, Thiếu Tá Bảo đều tiên phong không hề chịu để đàn em lâm vòng nguy khổn. Những hành động ấy của Thiếu tá Bảo đã được thể hiện điển hình trong các phi vụ thường xuyên tản thương tiếp tế cho căn cứ Tống Lê Chân toạ lạc tại biên giới giữa hai tỉnh Bình Long và Tây Ninh do Thiếu Tá Lê văn Ngôn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân biên phòng chỉ huy, trấn giữ và tử thủ trước sự vây hãm bởi hàng sư đoàn cộng quân kể từ tháng 5/1972.

Thế rồi, vào một ngày trung tuần tháng 8 năm 1973, trong một phi vụ do Trung Uý Lâm Quẩn và Thiếu Uý Trần hồng Minh thực hiện, chiếc UH1-H của họ bị trúng đạn phòng không, Quẩn bị thương và toàn bộ phi hành đoàn bị kẹt lại tại căn cứ. Tức tốc, toàn bộ thành viên các cấp trong phi đoàn Lôi Điểu 223 được triệu tập để bàn đối sách trước thực trạng căn cứ Tống Lê Chân đang bị địch thắt chặt vòng vây và đan lưới lửa phòng không. Tinh thần xung phong lúc bấy giờ của mọi người dâng rất cao; tuy nhiên, Trung Tá Phi Đoàn Trưởng Trần văn Luân đã hết sức đắn đo trong việc chọn nhân tuyển thích hợp vì lẽ công tác này đòi hỏi đối tượng xung phong cần hội đủ một số điều kỉện tối thiểu như độc thân, dũng cảm, lái giỏi, giàu kinh nghiệm nghi binh trong tác chiến, thành công nhiều lần trong việc giải cứu đồng đội, và dày kinh nghiệm đáp tại căn cứ Tống Lê Chân.

Đang lúc việc ưu tiên đề cử nhân tuyển trong số các Phi Đội Trưởng và Phi Đội Phó hội đủ điều kiện còn chưa ngã ngũ thì Thiếu Tá Bảo nhất quyết tình nguyện xung phong với lý do ngoài việc giải cứu đàn em, công tác này còn nhằm mục đích khích lệ tinh thần và nâng cao sĩ khí của mấy trăm chiến sĩ Biệt Động Quân Biên Phòng đang tử thủ tại căn cứ Tống Lê Chân dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Lê văn Ngôn, người bạn cùng khoá 21 Đà Lạt với mình. Sau buổi họp, ngay khuya hôm ấy, rời BCH hợp đoàn ứng chiến tại An Lộc, Thiếu tá Bảo cùng Co-pilot Thái ngọc Thành và cơ phi xạ thủ đã lên đường xuyên đột vòng vây địch với kết quả thành công mỹ mãn trong công tác tiếp tế quân y dược, bốc tản thương bệnh binh cùng phi hành đoàn Minh-Quẩn, đồng thời đích thân trao cặp lon vinh thăng Trung Tá đặc cách mặt trận vừa mới nhận được từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cho Tiểu Đoàn Trưởng Lê văn Ngôn. Hình ảnh và sự kiện đôi bạn anh hùng gặp nhau nơi chiến địa, một bên mang nặng tinh thần không bỏ anh em không bỏ bạn bè của binh chủng không quân và một bên nêu cao tinh thần quyết chiến vì uy tín và danh dự chung của toàn binh chủng mũ nâu Biệt Động Quân, từ đó trở đi đã trở thành giai thoại truyền tụng rộng rãi trong toàn quân binh chủng...

Những Cuộc Hội Ngộ Kỳ Thú

Cuối năm 1972, sau khi hoàn tất khoá huấn luyện Trưởng Phi Cơ, Sơn hăng say lao vào các cuộc hành quân yểm trợ Sư Đoàn 5, 18, 25 Bộ Binh, và các công tác biệt phái tại tiểu khu Phước Tuy, Bình Tuy, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa, Hậu Nghĩa, Biên Hoà, Gia Định v.v. nên có dịp gặp lại nhiều bạn bè thân thiết thuở học trò đang phục vụ tại các binh chủng bạn.

Ngoài ra, Sơn cũng gặp lại một số cán bộ quân trường chuyển sang tác chiến, trong đó thú vị nhất là việc tương ngộ cùng hai vị niên trưởng hằng gây ấn tượng đẹp thuở đầu đời quân ngũ của mình. Vị niên trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Tham Mưu Phó Hành Quân Liên Đoàn Phòng Vệ Trần thế Phong, nguyên Đại Đội Trưởng khoá sinh thuộc Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ, mà Sơn có cơ hội thường xuyên sinh hoạt thắt chặt tình anh em sau những chuyến bay thị sát bảo vệ khu vực phi trường và vòng đai tiểu khu Biên Hoà.

Vị thứ hai là niên trưởng Trần văn Hiến, nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Khoá Sinh Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ mà Sơn tình cờ gặp lại trên đường công tác biệt phái tại tiểu khu Gia Định. Bữa đó khi bay ngang khu Rạch Cát, Sơn phát hiện dấu vết địch quân bên dưới bèn liên lạc xin gặp bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 382 Địa Phương Quân trú đóng ở gần cầu Ông Thìn nên được biết vị Trung Tá Tiều Đoàn Trưởng chính là niên trưởng Hiến. Sau phút tay bắt mặt mừng cho cuộc tương ngộ kỳ thú đầy kỷ niệm thuở quân trường, niên trưởng Hiến tức tốc xách khẩu M79 cùng Đại Uý Trưởng Ban 3 và Sơn lên tàu bay thị sát việc triển khai lục soát hiện trường nghi điểm với kết quả phát hiện được một vài địa điểm ẩn nấp, một bè nổi vượt sông làm bằng can nhựa loại 20 lít, một khẩu AK và một số tài liệu quan trọng của địch. Việc tương ngộ hôm ấy tuy chỉ vỏn vẹn một lần ngắn ngủi nhưng mãi lưu lại trong Sơn nét uy dũng của vị niên trưởng mà một thời gian sau đó đã lên giữ chức vụ Liên Đoàn Truởng sau chiến dịch hành quân vào mật khu Lý văn Mạnh. Không những thế, vùng trời Rạch Cát nơi cùng niên trưởng Hiến bay thị sát cũng trở thành một ấn tích khó quên bởi lẽ chỉ hai tháng sau cũng tại địa điểm này vào ngày 23 tháng 3, Sơn và phi hành đoàn đã phát hiện bắt sống được một cán bộ Việt Cộng từ phía xóm Củi qua.

Tóm Lược Quá Trình Phục Vụ Tại Sư Đoàn 3 Không Quân

Đối với Sơn, trong suốt thời gian phục vụ tại Sư Đoàn 3 Không Quân, ngoài những điều đã học từ binh pháp, đa số những vụ phát hiện dấu vết địch dọc phi trình hành quân Sơn đều dựa vào kinh nghiệm một phần do các đàn anh trong đơn vị truyền thụ, một phần nhờ từng chiến hữu trong phi hành đoàn, và một phần đã học được từ Đại Tá Lê văn Năm, Tỉnh Trưởng Long An.

Dựa vào những kinh nghiệm này, Sơn có thể phân biệt được những đối tượng Việt Cộng nào giả dạng dân làm ruộng rẫy qua cử chỉ, dáng điệu, cách trang phục với nếp nhăn gấp hoặc màu sắc đậm nhạt tươi bóng xỉn ố khác nhau; đồng thời nhận biết chính xác những dấu hiệu khả nghi trên mặt ruộng, kênh rạch, và trên khu rừng tràm hoặc vùng dừa nước rậm rạp tạo thành đám lá tối trời. Mỗi khi phát hiện, tiêu diệt hoặc bắt sống được địch quân, Sơn thật vui và an dạ vì đã góp phần tạo an toàn cho đơn vị mình và bạn, nhất là khi được biết những đối tượng địch đó lại là thành phần đặc công ám sát nguy hiểm hoặc cấp cao.

Với những kinh nghiệm chiến đấu nơi vùng biển bao la và đồi núi chập chùng kết hợp cùng những điều mới học hỏi từ chiến hữu các cấp trong và ngoài binh chủng trên vùng đồng ruộng rừng chồi dừa nước lau sậy rậm rạp kênh lạch sông ngòi chằng chịt, Sơn lập nhiều chiến công trong công tác yểm trợ các đơn vị bạn, đồng thời bản thân luôn rèn luyện với tinh thần tự thắng để chỉ huy không hề vi phạm quân phong quân kỷ. Từ tháng 8/72 đến cuối 1973, Sơn nhận lãnh 11 Anh Dũng Bội Tinh với kết quả được thăng cấp Đại Uý đặc cách mặt trận vào năm 1974.

Trở Về Tâm Bão

Trong những đoạn hồi tưởng về chiến trường xưa với những trận đánh ngoạn mục, có đôi lúc màn ảnh ký ức đang sống động ào ạt như phong ba bão tố bỗng trở về tâm bão phẳng lặng như tờ vì Sơn cảm thấy có một điều gì đó khiến lòng mình se thắt.

Tâm trạng này được thể hiện rõ nét nhất trong thời gian Sơn công tác biệt phái tại Tiểu khu Long An. Thông thường, sau khi chiến trường được thu dọn, Đại Tá Tỉnh Trưởng Lê văn Năm luôn ra lệnh tập trung phân loại xác địch rồi đưa về trụ sở các xã sở tại để báo cho thân nhân của họ tới nhận lãnh đưa về chôn cất. Trường hợp nếu xác địch vô thừa nhận, Đại Tá Năm cũng lệnh cho các xã địa phương trích ngân quỹ thuê người an táng. Có đôi lần Sơn đưa Đại Tá Năm về một số trụ sở xã địa phương nên đã chứng kiến cảnh các thân nhân mắt đầy ngấn lệ khi tới nhận xác chồng con theo Việt Cộng. Lúc ấy, dù trong tâm luôn thề sống mái, một mất một còn với Cộng quân, nhưng trước cảnh các thân nhân mắt đỏ hoe ôm xác con em theo Việt Cộng đa số tuổi chưa đầy 18, Sơn cảm thấy lòng mình bất nhẫn.

Càng bất nhẫn chi tâm, những hình ảnh tương phản lại càng hiển hiện ngập tràn trong lòng Sơn với những tiếng khóc và những vòng khăn tang của các gia đình có thân nhân theo phe Quốc Gia bị Việt Cộng đang đêm gõ cửa dẫn đi thủ tiêu mà Sơn thực tế đã từng nhiều lần ghi nhận qua những chuyến công tác biệt phái tại các tỉnh vùng 3.

Mỗi khi nghĩ đến những hình ảnh ấy, Sơn luôn liên tưởng đến những điều ba của Sơn kể hồi Sơn còn nhỏ. Thời ba còn niên thiếu, vì không thể chấp nhận những hành động phi nhân của nhóm Việt Minh, ba của Sơn đã phải thoát chạy khỏi vùng ảnh hưởng của Việt Minh tại làng quê Thanh Điền, nơi ba vẫn luôn vương vấn rất nhiều kỷ niệm cùng bà con họ hàng thân thích, đặng sang lập nghiệp tại làng Thái Bình, xã Thái Hiệp Thạnh, tỉnh Tây Ninh. Chính vì vậy, sau những phút se lòng trong tâm bão, Sơn càng dứt khoát một lòng thề quyết chiến bảo vệ miền Nam.


Còn tiếp, phần sáu (phần chót)